Cho mình hỏi về hộp tốc độ!

Author
Các bác có ai trả lời giùm em với: Trong gia công thực tế 1 cái hộp số,người ta cần lắp ghép 2 nửa trên và dưới của vỏ hộp. Vậy các lỗ lắp ghép được gia công trên từng nửa vỏ hộp một rồi sau đó tiến hành lắp ghép, hay người ta gia công lỗ định vị trước rồi sau đó tiến hành ghép 2 nửa hộp và gia công các lỗ lắp ghép??? Xin trả lời hộ mình với!
 
khoan lỗ cắm chốt định vị trc ..khi khoan các lỗ khác thì thường cố định 2 nửa bằng chốt định vị rùi moi gia công .cái này để đảm bảo vị trí tương quan giữa các lỗ trên 2 nửa hộp .
 
S

sunray

bạn haumik nói chuẩn đó, vì nếu gia công riêng rẽ, theo mình bít bề mặt trong và ngoài vỏ hộp đều rất thô => ko thể lấy gì đảm bảo để sau khi gia công các lỗ lắp ghép trên 2 vỏ hộp có trùng nhau được => ghép chúng nó với nhau rồi thịt thôi:D
 
A

abc

Đây là lắp giữa 2 nửa hộp giảm tốc.
Vậy thì cho mình hỏi? Khi gia công các lỗ ren để lắp nắp ổ và thân, có cần phải chồng nắp lên thân rồi gia công đồng thời. Hay gia công riêng rẻ?
 
không ai làm như các bạn tưởng đâu, đó là chỉ công nghệ và qui trình thủ công sửa chữa mà thôi. Còn QTCN trong công nghiệp mà làm thế thì bao giờ mới xong hả ? ???
Thế họ làm như thế nào, và làm ra sao. Lập qui trình công nghệ sẽ ra ngay nhé !
Họ sẽ có những chuẩn, khuôn,hay dưỡng hoặc căn chép hình sẵn. Chỉ việc đưa một nữa vỏ hộp số vào đúng vị trí, rồi thì áp căn, hay chuẩn, hay dưỡng dẫn hướng gì đó và bắt đầu cho việc khoan, taro một lần chứ không phải khoan xong rồi taro tay đâu ! Một ngày làm ra 20 cái hộp số , taro tay chắc gãy tay quá. Rồi còn gì mà chính với xác , chắc còn 8 xác quá.
Vậy được chưa nhỉ ? ;D
Không cần úp ( ghép ) 2 cái lại với nhau như em khoan mấy cái lỗ mặt bích lắp ghép đường ống dẫn dầu hay nước đâu.
Vài dòng mong rằng mình giải đáp trúng ý các bạn !
 
Author
Việc lắp 2 nửa hộp lại thì tui chọn phương án là dùng lỗ trơn thôi nên không cần taro đâu các bác ơi,còn việc đảm bảo vị trí tương quan giữa 2 nửa vỏ hộp này thì em giao cho 2 cài chốt định vị được gia công riêng với độ chính xác cao rùi.Không bít là như vậy đã ổn chưa hở các bác?
Ngoài ra còn 1 vấn đề nữa như sau: nếu muốn gia công các lỗ chính để đạt độ chính xác như mong muốn.Em chọn phương án là ghép 2 nửa hộp lại rùi gia công. Nhưng do trong quá trình tạo phôi mà 2 đường kính của 2 nửa sẽ có sự chênh lệch.Như vậy khi gia công phải gọt hết chúng nó.Nhưng nếu lượng chênh lệch này lớn quá thì điều gì sẽ xảy ra? Rõ ràng là gây nên va đập khi gia công rồi.Vì ở đây em dùng con dao doa dạng dao tiện.Nếu dùng con dao hình trụ thì có thể khắc phục được,nhưng đươgf kính có thể lớn quá, không biết là có tốn tiền không.
Vậy các bác cho em cao kiến để khắc phục tình trạng này với !
 
N

ngocanhctm5_k48

Linh máy 5 hả?
nên dùng dao tiện hay hơn. không tránh khỏi va đập đâu nhưng điều chỉnh lượng ăn dao nhỏ thôi thì vẫn ổn. dùng dao phay trụ chi phí cao hơn nhiều, đường kính gia công không thay đổi được. dao tiện vừa tiên thôi vừa tiện tinh luôn
 
D

D_Than`nh

Mình cũng đang đi thực tập ở nhà máy~ ko biết các bạn đang làm hộp giảm tốc về chủ đề nào? nếu bạn đang làm theo sản xuất hàng loạt thì mình nghĩ ko cần gia công như vậy đâu .vì nếu sx hàng loạt thì lúc đúc cái vỏ hộp người ta đã đúc luôn cái lỗ bắt vít rùi
còn nếu bạn đag làm đồ án thì có thể gia công trước viền của hai cái lắp hộp trước ~ rùi gia công cái lắp trên để dấn hướng gia công lỗ trên mặt bích dưới . Nếu ko gia công trên máy phay được thì thử khoan xem được ko..
 
ngocanhctm5_k48 viết:
nên dùng dao tiện hay hơn. không tránh khỏi va đập đâu nhưng điều chỉnh lượng ăn dao nhỏ thôi thì vẫn ổn. dùng dao phay trụ chi phí cao hơn nhiều, đường kính gia công không thay đổi được. dao tiện vừa tiên thôi vừa tiện tinh luôn
Đúng rồi ý kiến bạn ngocanhctm5-k48 là okie rồi (tiện thô thì làm sao tránh khỏi va đập được),tớ bổ xung thêm là trước khi gia công các lỗ chính này sẽ có một nguyên công làm hai lỗ định vị .
thế là okie rồi đó
 
V

Vo HuyThanh

VietLinh48 viết:
Các bác có ai trả lời giùm em với: Trong gia công thực tế 1 cái hộp số,người ta cần lắp ghép 2 nửa trên và dưới của vỏ hộp. Vậy các lỗ lắp ghép được gia công trên từng nửa vỏ hộp một rồi sau đó tiến hành lắp ghép, hay người ta gia công lỗ định vị trước rồi sau đó tiến hành ghép 2 nửa hộp và gia công các lỗ lắp ghép??? Xin trả lời hộ mình với!
Không có ai ghép 2 nửa hộp rồi gia công lỗ lắp ghép cả. Khi thiết kế thì người thiết kế phải cho người thợ gia công biết dung sai hình học và dung sai kích thước chính xác để người thợ gia công. Người ta sẽ gia công từng nửa riêng rồi ghép lại. Em nên tìm đọc tài liệu về Dung sai hình học, Dung sai kích thướcDung sai lắp ghép. Phân biệt và hiểu cho kỹ được 3 loại dung sai này thì vấn đề của em sẽ dễ dàng trả lời thôi.
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Có thể có nhiều quy trình gia công khác nhau, nhưng tôi thấy nhiều nơi họ làm thế này:

1. Gia công các mặt phẳng trên máy doa hoặc phay: đế hộp dưới và mặt bích ghép giữa các nửa hộp.
2. Kẹp chặt cả hai nửa hộp lại với nhau rồi gia công các lỗ bắt bu-lông mặt bích và lỗ lắp chốt định vị bằng máy khoan cần hoặc chuyên dụng.
3. Lắp chốt định vị và bắt chặt các bu-lông mặt bích để cố định hai nửa hộp rồi gia công các lỗ lắp bi trên máy doa ngang, làm luôn cả việc khỏa phẳng mặt đầu.
4. Bích của gối đỡ có thể gia công các lỗ bu-lông cùng thân hộp hoặc làm độc lập.
 
N

ngocanhctm5_k48

"Không có ai ghép 2 nửa hộp rồi gia công lỗ lắp ghép cả. Khi thiết kế thì người thiết kế phải cho người thợ gia công biết dung sai hình học và dung sai kích thước chính xác để người thợ gia công. Người ta sẽ gia công từng nửa riêng rồi ghép lại. "
anh huythanh oi chắc anh toàn dùng trên máy CNC thôi. Vấn đề là khống chế dung sai như thế nào? có thực hiện được không?. Nếu sử dụng các máy thông thường thì gia công từng nửa kiểu gì để đạt ĐCX như vậy?. Chưa nói về phương pháp gia công em chỉ đưa ra khía cạnh nhỏ thôi nhé: gia công một nửa thì lượng dư gia công một phía thôi rung động máy rất lớn thì chính xác sao được ạ.
 
D_Than`nh viết:
vì nếu sx hàng loạt thì lúc đúc cái vỏ hộp người ta đã đúc luôn cái lỗ bắt vít rùi
Bạn đang thực tập ở nhà máy nào vậy bạn ? ???
Với lỗ bắt vít trên hộp số là bao lớn mà đúc sẵn hả, chưa nói sau khi đúc là đem bỏ ngoài sân mấy tháng mới làm chứ không phải bánh in đâu mà đúc xong cho vào gia công, mấy cái lỗ đó sẽ sai số ( do co rút, biến dạng vật liệu ) khủng khiếp mệt xỉu nhá !
Đúng như chú DCL nói
DCL viết:
Có thể có nhiều quy trình gia công khác nhau
Nhưng sản xuất loạt lớn thì chỉ cần cung cấp bản vẽ nguyên công, QT là người công nhân tự lo. Cái chính là anh KS khi design phải xem kỹ kết cấu, dung sai.... như chú huythanh nói. Ít ai làm ghép 2 nữa lại rùi làm mấy cái chuyện khoan, taro đâu, hay như D_Than`h nói vậy !
Sản xuất theo Công nghiệp, sx loạt lớn thì luôn xài kết cấu đồ gá, nhanh, gọn, chính xác, còn ghép 2 nữa là thủ công trong sửa chữa - đơn chiếc ( nhắc lại ).
Nếu làm đồ án thì nên xem kỹ lại mấy quyển của chú huythanh đã nhắc bạn sẽ ra thôi !
Vài ý trao đổi cùng bạn
Thân !
Nếu có thể bạn xin trường cho đi tham quan nhà máy Vikyno mà xem, họ làm đầy ở đó.
 
to ngocanhctm5_k48 :
Không cần máy CNC đâu bạn, chỉ là máy cơ thông thường, độ rung động, độ rơ thì phải mức cho phép sai số chứ rung hay rơ vượt mức cho phép thì cho nó ra nghĩa địa mà hưu non.
Những vấn đề nầy buộc lòng anh KS phải lường trước, máy móc luôn được check hàng ngày và báo cáo ở mỗi cuối ca.
Còn chuyện khống chế dung sai thì áp theo bản vẽ từ phòng SX do anh KS thiết kế gửi xuống, anh CN sx làm sai thì ôm cặp táp về nhà
ngocanhctm5_k48 viết:
Nếu sử dụng các máy thông thường thì gia công từng nửa kiểu gì để đạt ĐCX như vậy?.
Tiện thô, tiện bán tinh, tiện tinh đạt CCX mấy ?
Phay thô, phay tinh đạt CCX mấy ?
Bào thô, bào tinh đạt CCX mấy vậy ngocanhctm5_k48 ?
Với yêu cầu bề mặt lắp ghép của hộp số thì yêu cầu CCX, Ra, Rz mấy ?
Bạn trả lời được mấy câu hỏi nhỏ đó bạn sẽ ra được gia công bằng máy gì đạt CCX nào thôi ! ;D
Được chưa nào ? ;)
 
N

ngocanhctm5_k48

Bác Phúc Linh ơi không biết bác đi làm thực tế chưa nhưng em thấy quy trình làm việc của bác không ổn rồi.Bản vẽ thiết kế được chuyển cho KS công nghệ xuất ra bản vẽ chế tạo và đưa ra quy trình công nghệ tối ưu nhất để đạt được yêu cầu mà người thiết kế đặt ra. Người KS công nghệ thay đổi hoặc trao đổi với KS thiết kế để thay đổi kết cấu (hoặc các YCKT) của chi tiết cho phù hợp với khả năng công nghệ của xưởng nếu các kết cấu ấy (hoặc YCKT) vượt quá khả năng chế tạo. Anh KS thiết kế làm sao rõ điều kiện công nghệ của xưởng được. Người công nhân chỉ việc thi hành thôi. Như bác nói thì KS công nghệ CTM vứt đi hết à? và nếu người thiết kế thiết kế sai thì đổ hết lên đầu mấy bác công nhân à? Em cũng nói thêm rằng không ai dùng bản vẽ thiết kế để đưa cho công nhân gia công. Bản vẽ thiết kế và bản vẽ chế tạo khác nhau hoàn toàn đấy.
Còn việc có ghép hay không gép em se tìm hiểu thêm đã nhé.
 
Author
Chào Ngọc Anh! Hăng hái đây,Nhưng mà không phải cứ đưa cho công nhân bảo họ làm nguyên xi là xong đâu nhé.Các bác thợ bậc cao và lão làng tài lắm đấy,bạn chỉ cần hỏi ý kiến họ vd như chỗ này hay chỗ kia muốn lắp lỏng hay chặt...vv la các bác ý làm được hết.Tất nhiên là không phải trong trường hợp gia công bằng CNC.Còn như anh KS đã thiết kế sai về kết cấu rùi thì thôi ,không đổ cho ai được đâu!
 
Author
Giả sử như gia công từng nửa hộp một,nghĩa là đã kiểm soát được các loại sai số,và đảm bảo được các yêu cầu kỹ thuật đi. Bác nào có thể mô tả hộ em là người ta đã làm thế nào,dùng con dao gì để gia công.Em không có điều kiện đi thăm quan các nhà máy ý nên rất muốn biết họ đã làm thế nào? Các bác giúp em nha!
 
Các bạn các anh đang bàn về chế tạo vỏ hộp tốc độ, mình xin có ngu ý như sau:
-- trong sản xuất với quy mô lớn thường dùng phương pháp đúc để chế tạo 2 nữa thân trên và thân dưới hộp giảm tốc, với phương pháp đúc này vẫn đảm bảo độ nhám bề mặt những nơi không làm việc, những nơi làm việc thì dùng phương pháp gia công khác để tăng chất lượng bề mặt.

-- lắp 2 nữa thân hộp tốc độ lại người ta không dùng mối ghép ren mà bắt bulong, với cách làm này rất thuận tiện, đối với những lỗ có pi >= 15 thì có thể đúc luôn cũng được, còn nhỏ hơn thỉ phải khoang lỗ.

-- khi sản xuất lớn đòi hỏi cần có bản vẽ nguyên công rõ ràng, đối với lỗ bắt bulong thì sai số 3 dem (0.3mm) là chấp nhận được.
 
N

ngocanhctm5_k48

Vietlinh48 nói chí phải. Mình cũng phat biểu trong trường hợp người KS công nghệ lão làng không kém thôi và đấy là quy trình làm việc. KS mới ra trường mà múa rìu thì cẩn thận đấy.
còn về ý kiến của koolpixels thì không ai cãi được vì hiển nhiên quá. Đấy là cố định 2 nửa hộp với nhau thôi còn quan trọng là xác định vị trí tương đối giữa 2 nửa.
Mình cũng có ý kiến thêm là nếu chế tạo riêng từng nửa thì xảy ra trường hợp 2 nửa có bán kính khác nhau đặc biệt là một Min một Max thì lắp ghép lại giả sử có được 2 tâm trùng nhau(nếu 2 tâm không trùng nhau thì còn nhiều vấn đề lắm) sẽ xuất hiện gờ tại bề mặt tiếp xúc. Em xin hỏi các bác là gia công lại hay bỏ sản phẩm vậy?
 
G

giaphoang

em đọc thấy có nhiều ý kiến quá, vậy cuối cùng ở các xưởng sản xuất, họ ghép 2 nửa rồi gia công lỗ hay gia công riêng biệt ạ??? vì dù đây là cái đồ án hay thiết kế thật thì cũng cần đưa vào sản xuất mà
 
Top