Cho mình hỏi về hộp tốc độ!

Mình xin đưa lại vài ý kiến để tham khảo thêm:
- Hộp số thì có nhiều loại, nhiều kiểu, cũng như đa dạng về kết cấu, cũng như về khối lượng của cái hộp số ( cái nầy thì mấy anh em chắc biết ). Khỏi bàn tiếp.
- Đây là đồ án ( cho cụ thể chứ làm kỹ sư thiết kế thì chắc bàn và cãi tới Tết thế kỷ 22 chưa xong ??? ) thì hầu như SV cũng biết trình tự làm rồi ( và cái đồ án có thể mang ra áp dụng vô sản xuất thực tế đó ). Thế thì bạn hãy xem lại một chút những vấn đề mà chúng ta đang thảo luận mấy hôm nay nghen:
- Thứ nhất: chế tạo phôi
bạn phải có bản vẽ chi tiết, YCKT, CCX..... để bạn tính lượng dư khi đúc mà, phải không? cái nầy là nhằm trả lời câu hỏi của bạn nào đó hỏi về làm sao xác định lượng dư gia công ( mình quên nick rùi ) ;D . Với lỗ bulong từ M14 trở xuống thì họ không cần đúc sẵn mà chỉ áp dụng khoan, taro cùng lúc.
- Thứ 2: QTCN
bạn phải biết CCX nào thì được gia công bằng phương pháp gia công nào ( tiện, phay, bào ). Cái nầy thì bạn phải tính toán sao cho QT hợp lý để đạt được bề mặt lắp ghép 2 nửa cho okie chứ.
VietLinh48 viết:
người ta đã làm thế nào,dùng con dao gì để gia công.
- Thứ 3: Tính chế độ cắt
bạn phải lấy thông số từ những máy bạn biết ( nếu là KS làm thiệt tại nhà máy thì bạn phải lấy thông số máy móc của nhà máy để bạn tính toán chứ ). cái nầy nhằm trả lời thắc mắc
ngocanhctm5_k48 viết:
Anh KS thiết kế làm sao rõ điều kiện công nghệ của xưởng được.
nếu KS nầy không biết thì khỏi bàn àh ;)
- Thứ 4: Đồ gá
bạn phải chế đồ gá cho từng nguyên công nà ( còn trong thực tế nhà máy thì bạn cũng thiết kế đồ gá và chỉ cần ghi mã số đồ gá là bộ phận kỹ thuật sẽ lấy cho anh CN sx ). Cái nầy là nhằm giải đáp cho câu hỏi ghép lại khi gia công lỗ bulong và chốt
Riêng đối với lỗ trục thì phải coi lại khối lượng của hộp số nè và kết cấu hộp số nè ( loại lỗ trục 2 nữa, loại lỗ trục suốt nằm hẳn trên 1 nửa hộp số.
Nếu hộp số có khối lượng lớn, phải dùng balance nâng thì đừng mong mà ghép 2 nửa lại rồi gia công ( từ lỗ bulong ghép, chốt và lỗ trục ). Còn hộp số có khối lượng nhỏ, nhẹ thì ghép đôi để gia công.
Tui có ý kiến nhiu đó thui, có thể tạm kết được chưa nhỉ. Chủ đề nầy có nhiu mà nhiều ý kiến ý cò quá, dễ lan man và lạc hướng lắm đó.
Có sai thì mong lượng thứ !
Với riêng
ngocanhctm5_k48 viết:
Bác Phúc Linh ơi không biết bác đi làm thực tế chưa
thì tui đang thất nghiệp, đang làm nhà báo gia đình ( báo vợ, báo con ) :( . Tui TN được gần 7 năm rồi, kinh qua 3 nhà máy ( làm chief cũng có, culy cũng có, lính lác cũng có và manager cũng có..... ;D ), bây giờ thì đang làm Cha của con tui. Vài dòng để Linh kia hiểu Linh nầy ! :-[
 
M

matt

Mấy bác cho em hỏi , Có cách nào khoan 2 lỗ sát nhau ko ? Cảm ơn em muốn khoan 2 lỗ vô hộp giảm tốc , 1 lỗ châm nhớt , 1 lỗ xã nhớt . Mà thích nó sát nhau cho nó thêm phần thú vị ấy mà . :D
 
@matt :chả biết hai cái lỗ của bác fi bao nhiêu ,khoảng cách tâm thế nào mà khó khăn trong việc khoan thế ?
Liệu bác có thể dùng bạc thay nhanh mà không dùng bạc lót được không ?Nếu khó khăn quá mình nghĩ cách này vẫn có thể áp dụng được đấy chứ
 
Chào matt, lâu lắm mới thấy bài đó !
Vì sao có ý tưởng design 2 cái lỗ gần nhau dữ vậy ? Bộ lấy ý tưởng người thật, lỗ thật sao ? ;)
Nói vui thôi, trở lại vấn đề của matt nè:
Nếu lỗ xả dầu nhờn ( nhớt ) của hộp số có loại sẽ nằm ở dưới đáy hộp số ( bên dưới và bên hông ). Giả dụ ta chọn lỗ xả dầu nhờn theo thiết kế thông thường ( bên hông ) thì cũng không thể cho thêm bên cạnh cái lỗ châm dầu nhờn. Vì sao hả ? cái nầy thí nghiệm thì biết liền tại sao rót dầu ( hay nước ) không vào hà ;D, đúng không ? Vì lẽ đó nên không ai design kiểu 2 lỗ nằm cạnh nhau ( trừ thượng đế :-[ )
Riêng ý tưởng khoan 2 lỗ cạnh nhau, dù đường kính lỗ bao nhiêu không quan tâm, miễn sao khoảng cách tâm giaữ 2 lỗ không nhỏ hơn hoặc bằng bán kính lỗ cần khoan ( điều kiện 2 lỗ có cùng đường kính ) thì khoan vô tư ( điều kiện có đồ gá nghen ) hoặc chơi thủ công: lấy thước đo, point cho nó cái dấu thiệt sâu, và khoan.
Mong rằng ý tưởng của matt chỉ là nói vui chứ làm thiệt có nước lấy đồ bít lại 1 lỗ thôi (hoặc là xả dầu bằng 2 lỗ đó luôn ). ;D
 
Em thì ý kiến với anh Phúc Linh chút nhé
Sao lại không thể bố trí lỗ thăm dầu và lỗ thoát dầu ở cùng vị trí bên hông hộp nhỉ ?em chưa rõ anh lắm,anh giải thích cho em nhé
Khoan Hai lỗ gần nhau mà bán kính khác nhau có đồ gá vẫn khoan được đấy chứ ,ta khoan xong lỗ này thì rút bạc thay nhanh ra và lắp bạc thay nhanh khác vào lỗ kế tiếp trên tấm dẫn hướng thì okie ngay chứ
Đối với hộp giảm tốc ,đây là chi tiết sản xuất hàng loạt thì không thể dùng phương pháp lấy thước đo và vạch dấu được
và một điều nữa là thường thì lỗ tháo dầu và lỗ thăm dầu hay chéo nhau ,nên ý tưởng đơn giản nhất là tách ra hai nguyên công
 
Anh nói vui mà tryagainf5 tưởng thiệt àh. Gia công hàng loạt mà ngồi đo với chấm dấu ( point ), rồi khoan... nói chung là thủ công mà em cũng ..... tin àh. anh chọc matt ấy mà ;D
Còn cái chuyện
tryagainf5 viết:
Sao lại không thể bố trí lỗ thăm dầu và lỗ thoát dầu ở cùng vị trí bên hông hộp nhỉ ?

cái đường màu đỏ anh xem như là mực dầu max em sẽ châm, thế thì khi lỗ châm dầu nằm bên dưới mực đó ( như kiểu của matt chọn ) thì điều gì sẽ xảy ra, vậy mà em chưa biết nữa hỉ :D. Nơi có mực dầu cao sẽ chảy về nơi thấp, cái nầy gọi là gì nhỉ.... ;D, thế thì làm sao mà châm đây ?
Nói thế không có nghĩa là không châm được, thực tế cũng có trường hợp ví trị lỗ châm không thuận tiện do vị trí hộp số sau khi lắp đặt bị khuất trong góc, nên mới thiết kế thêm cái lỗ nầy ( chắc có dân cơ khí Vietnam thôi ), đó là chọn kiểu của matt, sau đó người ta sẽ lắp thêm vào một ống dẫn sao cho ống nầy cao hơn mực dầu sẽ châm ( tạo thành qui tắc bình thông nhau đó )
Về khoan lỗ:

Xin nóilại, 2 cáilỗ nầy cứ khoan đồ gá bình thường, 1 bước khoan 2 lỗ 1 phát với máy nhiều mũi khoan, sử dụng bạc dẫn hướng. Nếu máy 1 bầu thì xài khoan cần, nấu không có khoan cần thì xài bàn trượt du xích quay đi một đoạn đã xác định ---> đồ gá hết đó. Với phương án 2 lỗ giống hình anh minh họa ( 2 lỗ nằm ngang hay trên dưới đều được hết .
Vì sao anh nói là :
Phúc Linh viết:
miễn sao khoảng cách tâm giữa 2 lỗ không nhỏ hơn hoặc bằng bán kính lỗ cần khoan ( điều kiện 2 lỗ có cùng đường kính ) thì khoan vô tư ( điều kiện có đồ gá nghen )
thì em ngẫm thử sẽ ra mà. :D
 
Last edited by a moderator:
em cứ nghĩ ý anh matt là bố trí hai lỗ thăm dầu và tháo dầu gần nhau theo kiểu hình thứ hai của anh .Về máy khoan nhiều mũi khoan thì em không có kinh nghiệm thực tế lắm ,nhiều phương án gia công mà không biết trọn máy nào cả
Ở hình thứ hai nếu sử dụng đồ gá thì vẫn có thể gia công hai lỗ khác đường kính và trên một nguyên công đấy chứ nhỉ
 
Author
Như hình vẽ bên trên của các bác thì em thấy cái lỗ thăm dầu cũng khả thi đó chứ. Người ta sẽ lắp vào đó 1 cái ồng trong suốt, chịu được nhiệt .Như vậy theo nguyên tắc bình thông nhau, ta có thể nhìn thấy mực dầu qua cái ống trong suốt đó. Rõ ràng là không mất thời gian dừng máy để tháo ra coi mức dầu là bao nhiêu.
 
Top