Có cần học thêm gì không?

Author
Em đang học năm thứ 2 ở trường BK HCM, chuyên ngành Cơ Điện Tử.
Ông thầy chủ nhiệm của em bảo sv CDT học rất nhiều thứ, có thể làm việc ở nhiều lĩnh vực, tuy nhiên mỗi sv phải tự chọn cho mình một hướng đi làm mũi nhọn. Em muốn đi theo hướng chế tạo các bộ vi xử lý, xin các đàn anh đi trước cho ý kiến, em nên học thêm những gì, học ở đâu và nhất là sang năm thứ 3 em có thể thực hành, thực tập ở đâu (hay đơn giản là phải làm những gì để có thể nâng cao kiến thức của em về chuyên môn này). Em muốn biết rõ ngay từ bây giờ, chứ đến năm 3, 4 thì sợ là quá muộn.
Đây là chương trình học của em ở trường (em có thể thay đổi được, vì học theo quy chế Tín chỉ mà). Hình hơi nhỏ, thông cảm!

 

worm

Well-Known Member
Moderator
Nếu tư vấn chuyên sâu thì có lẽ, tớ chẳng có gì tư vấn cho bạn cả vì lệch chuyên ngành. Nhưng với kinh nghiệm của một kẻ đi trước, vài ý kiến sau hy vọng có thể giúp bạn tham khảo:

  1. Ngoại ngữ: trong thời buổi hội nhập hiện nay, cùng với sự phát triển mạnh của internet, việc sử dụng thành thạo một hay nhiều ngoại ngữ sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều. Nó có thể giúp bạn nâng cao kiến thức thông qua việc nghiên cứu các tài liệu chuyên ngành bằng ngôn ngữ gốc của tác giả, trao đổi và giao lưu với nhiều người khác để phối hợp.
  2. Toán: một yếu tố bắt buộc nếu bạn muốn đi sâu vào lĩnh vực vi xử lý. Những kiến thức chắc chắn trong lĩnh vực toán học giúp bạn dễ dàng tìm hiểu và nắm vững các thuật toán, các phương pháp tính toán để lập trình cho chip.
  3. Điện tử: cái này thì đương nhiên khi lựa chọn của bạn là chuyên ngành này. Nếu chỉ lớt phớt và hiểu biết sơ sài thì chẳng khác nào một bác thợ rèn biết mỗi việc đập búa, một đầu bếp biết mỗi việc ăn tươi nuốt sống ...
  4. Cơ khí: cái này thì mức ưu tiên thấp hơn một chút. Những môn bạn cần là: Vẽ kỹ thuật, CAD/CAM/CNC (để biết nguyên tắc biểu diễn các thiết kế cũng như gia công mạch chính xác), và các môn liên quan khác. Nếu như bạn muốn thiết kế các chip cho việc tự động hóa các loại máy móc cơ khí (cơ điện tử) thì cũng cần có hiểu biết tốt về các cơ chế vận hành cơ khí.
  5. Căn cứ theo nội dung học của bạn, có thể thấy rằng, các môn tự chọn để học theo tín chỉ chỉ nằm trong phần A. Vì vậy, các nội dung tham khảo trên chỉ giúp bạn phần nào xác định được phương hướng tập trung chuyên sâu. Đối với lĩnh vực về vi xử lý, trong số các môn tự chọn, có lẽ với 8 tín chỉ, sẽ lựa chọn 4 nội dung sau: kỹ thuật giao tiếp, điều khiển hệ thống, trí tuệ nhân tạo, máy và hệ thống thông minh.
  6. Một vấn đề quan trọng, xếp loại khi ra trường. Bạn có thể giỏi chuyên ngành, bạn có thể xuất sắc trong những môn chuyên sâu, nhưng nếu chỉ đơn thuần học và xin việc theo con đường chính quy thì việc quan tâm để các môn học khác một cách hợp lý sẽ giúp ích khá nhiều để có một bằng cấp tử tế. Trừ trường hợp bạn thật sự xuất sắc trong lĩnh vực đã chọn, tính năng động của bạn rất cao ... để được mời gọi ngay từ khi chưa tốt nghiệp thì khác. Còn thông thường, xếp hạng bằng cấp khi ra trường đa phần được quan tâm trước tiên vì ... họ đâu có biết bạn là ai.
  7. Cuối cùng, ngoài các kỹ năng cứng ở trên, bạn còn phải biết cách rèn luyện các kỹ năng mềm như khả năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tìm kiếm thông tin ... Tất cả những kỹ năng cứng và mềm này sẽ giúp bạn khẳng định chính mình cũng như tạo cơ hội vươn lên để có thu nhập cao, vị trí xứng đáng.
Chúc thành công.
 
T

tuyenbn1988

CĐT là 1 ngành mới, tài liệu tiếng Việt ko nhiều, vì vậy bạn cần học thêm ngoại ngữ để có thể đọc hiểu tài liệu nước ngoài. Đầu tư kiến thức chuyên ngành vẫn là số 1,bạn nên thực hiện ngay từ bây giờ kẻo đến lúc vắt chân lên cổ cung chẳng kịp.
Vài điều chia sẻ cùng bạn.
 
C

cdt03lcd

theo kinh nghiệm mấy đứa khóa anh ra trường rồi thì mỗi đứa chọn mỗi công ty. có vài thằng vào làm renesat(ko biết viết đúng ko nữa) thì test đầu vào là kỹ thuật số và phỏng vấn tiếng anh thông thường. giờ mấy thằng đó bắt đầu cắm đầu vào thiết kế chip hết rồi mấy phần khác học như cad cam .... coi như bỏ rồi em ah. Vài thằng làm ở intel củng tương tự. Vài thằng làm bên lĩnh vưc PLC thì giờ củng chỉ cắm đầu biết mỗi PLC nữa thôi. Chính vì vậy anh khuyên em nên đi chuyên về lĩnh vực mà em thích CNC hay PLC hay điều kiển, ko nhất thiết phải học toàn bộ đâu em. Tất nhiên cơ điện tử thì đi đâu củng dễ xin cả em ah, Vì khi người ta phỏng vấn ban đầu vd công ty PLC phỏng vấn về PLC công ty bên thiết kế chíp hỏi về kỹ thuật số thì anh em cơ điện tử mình đều trả lời ngon lành vì chẳng có gì quá cao siêu đòi hỏi chuyên sâu đâu. Khi vào làm người ta training em mà em ko phải lo. Với những kiến thức em được trang bị thì hoàn toàn có thể qua được các cuộc phỏng vấn bất kể mảng nào về cơ điện tử cả. Nên anh khuyên em nên đi chuyên sâu thì ra trường em biết mình phải xin ở đâu rồi đúng ko. quá trình training của em sẽ nhanh hơn. Chứ anh nói thiệt cdt rộng lắm học ko hết nổi đâu. Chúc em chọn được hướng đi cho riêng mình
 
Top