Công Nghệ In 3D DLP

Author
Công nghệ in 3D DLP

Công nghệ in 3D DLP là gì?

Công nghệ in 3D DLP ( Digital Light Processing: Xử lý ánh sáng kỹ thuật số ) là một loại vat polymerization. Công nghệ in 3D vat polymerization sử dụng nhựa photopolyme resin có khả năng hóa rắn dưới nguồn sáng UV nằm phía dưới máy.
Công nghệ in 3D DPL được phát minh vào năm 1987 và trở nên phổ biến trong máy chiều. Công nghệ DPL gần giống với công nghệ SLA ( Stereolithography: Lập thể ) , cùng sử dụng chất liệu nhựa nhựa lỏng ( Photopolymer ), điểm khác biệt duy nhất là công nghệ này nằm ở nguồn ánh sáng.
DLP sử dụng đèn hồ quang với khả năng quét toàn bộ khay vật liệu chỉ trong một lần quét, được sử dụng chủ yếu trong môi trường chuyên nghiệp với ưu điểm là tốc độ in nhanh và độ phân giải cao.

1686282325518.png

Nguồn: https://smartdesignlabs.com/vi/cong-nghe-3d-dlp/

Nguyên lý hoạt động của công nghệ in 3D này?

Công nghệ in 3D DLP là phương pháp xử lý ánh sáng kỹ thuật số trong việc cho vật liệu tiếp xúc với ánh sáng để tạo thành từng mảng rắn chắc, xếp chồng lên nhau để tạo ra sản phẩm.
DLP sản xuất ra các sản phẩm có độ chính xác cao, độ phân giải tốt, tiết kiệm nguyên liệu và thời gian từ tốc độ tạo mẫu. Công nghệ này được ứng dụng tốt nhất để in chi tiết có kích thước nhỏ nên được dùng phổ biến nhất trong lĩnh vực nha khoa và trang sức.

1686282351061.png

Nguồn: https://www.cadjewelryschool.com/solus-dlp-3d-printer

Ứng dụng của công nghệ in 3D DLP:

+) Tạo mẫu sản phẩm cho đúc chân không và các công nghệ tạo sản phẩm mẫu sản lượng ít khác.

+) Sản phẩm mẫu thử nghiệm vận hành.

+) Sản xuất với số lượng thấp/phiên bản hạn chế số lượng, đặc biệt là với sản phẩm có hình học phức tạp.

+) Sản phẩm mẫu cho các buổi chụp ảnh và thử nghiệm trên thị trường.

+) Nha khoa/ Kim hoàn/ Nghệ thuật và các ngành khác yêu cầu độ chi tiết cao và sản phẩm hoàn thiện.


So sánh sự khác nhau giữa hai công nghệ in 3D SLA và DPL
Công nghệ in 3D SLA:
+) Sử dụng tia laser để đông cứng nhựa lỏng theo từng điểm.
+) Có độ phân giải cao.
+) Thời gian in chậm.

Công nghệ in 3D DPL:
+) Sử dụng nguồn ánh sáng từ máy chiều kĩ thuật đông cứng toàn bộ lớp nhựa lỏng.
+) Độ phân giải phụ thuộc vào máy chiếu.
+) Thời gian in nhanh.

1686282373057.png

Nguồn: https://manufactur3dmag.com/difference-dlp-sla/

Ưu điểm của máy chiếu sử dụng công nghệ DPL
+) Tương phản cao:
Máy chiếu DLP sử dụng các chiếc gương để tạo ra hình ảnh trên màn hình, cho phép tạo ra tương phản cao hơn so với các công nghệ khác.
+) Màu sắc chính xác: Do các chiếc gương trên DMD được điều khiển bằng tín hiệu điện, nó có thể tạo ra màu sắc chính xác và tương phản cao hơn so với các công nghệ hiển thị hình ảnh khác.
+) Độ phân giải cao: Máy chiếu DLP có khả năng tạo ra hình ảnh với độ phân giải cao, cho phép hiển thị các chi tiết nhỏ và rõ ràng trên màn hình.
+) Tuổi thọ cao: Các chiếc gương trên DMD có tuổi thọ cao và ít bị hư hỏng, cho phép máy chiếu sử dụng công nghệ DLP có thể hoạt động liên tục trong nhiều giờ mà không gặp vấn đề.
+) Kích thước nhỏ gọn: Vì các chiếc gương trên DMD rất nhỏ, do đó máy chiếu sử dụng công nghệ DLP có thể có kích thước nhỏ gọn hơn so với các loại máy chiếu khác.
+) Không có hiện tượng bóng ma: Máy chiếu DLP không gây ra hiện tượng bóng ma trên màn hình, điều này giúp cho hình ảnh hiển thị trên màn hình trở nên rõ ràng và sắc nét hơn.

1686282400747.png

Nguồn: https://smartdesignlabs.com/vi/cong-nghe-3d-dlp/

Nhược điểm của máy chiếu sử dụng công nghệ DLP
Mặc dù máy chiếu sử dụng công nghệ DLP có nhiều ưu điểm, nhưng nó cũng có một số nhược điểm sau:
Hiện tượng cầu vồng: Một số người sử dụng có thể nhìn thấy hiện tượng cầu vồng trên màn hình khi sử dụng máy chiếu DLP, điều này xảy ra khi tín hiệu ánh sáng được phát ra từ các chiếc gương trên DMD.Ánh sáng yếu hơn sau một thời gian sử dụng: Các bóng đèn trong máy chiếu DLP có tuổi thọ hạn chế, khi sử dụng trong một khoảng thời gian dài, chúng sẽ trở nên yếu hơn, điều này sẽ làm giảm độ sáng của máy chiếu.
Kết cấu phức tạp: Máy chiếu DLP có kết cấu phức tạp, điều này dẫn đến giá thành của máy chiếu DLP cao hơn so với các công nghệ khác.
Độ ồn cao: Máy chiếu DLP có thể phát ra tiếng ồn khi hoạt động, điều này có thể gây phiền nhiễu cho người sử dụng trong khi xem phim hoặc thuyết trình.
Không phù hợp với môi trường sáng: Máy chiếu DLP không phù hợp cho việc sử dụng trong môi trường có ánh sáng mạnh, điều này sẽ làm giảm độ sáng và độ tương phản của hình ảnh hiển thị trên màn hình.

1686282425032.png

Nguồn: https://3dprint.com/149897/lightning-3d-printer/
 

Attachments

Top