Công Nghệ In Offset

Author
CÔNG NGHỆ IN OFFSET

1/ Công nghệ in Offset là gì?

In offset là một kỹ thuật in bao bì phổ biết mà trong đó, các hình ảnh dính mực in được ép lên các tấm cao su (còn gọi là các tấm offset) rồi mới ép từ miếng cao su này lên bề mặt giấy. Khi sử dụng với in thạch bản, kỹ thuật này tránh được việc làm nước dính lên giấy theo mực in. In offset có nhiều ưu điểm nên rất được lòng các nhà sản xuất.
1689928179356.png
Nguồn: https://intphcm.com/tin-tuc/in-offset-la-gi-281.html

2/ Cấu tạo của máy in công nghệ Offset

Một máy in offset gồm các bộ phận: bộ phận cung cấp giấy, một hay nhiều đơn vị in, thiết bị trung chuyển để đưa giấy qua máy in, bộ phận ra giấy, và bàn điều khiển máy in.


+) Ống bản

+) Ống cao su

+) Ống ép

+) Hệ thống cấp ẩm

+) Hệ thống cấp mực

+) Bộ phận nạp giấy

+) Các bộ phận trung chuyển

+) Bộ phận ra giấy
1689928233647.png

Nguồn: https://maludesign.vn/in-an-san-xuat/cau-tao-may-in-offset-co-nhung-loai-may-in-offset-nao/

3/ Ứng dụng của công nghệ in offset


Ngày nay công nghệ in offset được ứng dụng ở hầu khắp các loại hình kinh doanh với những sản phẩm đa dạng khác nhau. Có thể kể đến những ứng dụng nổi bật như:

+) In ấn các ấn phẩm văn phòng: Kẹp file, name card, tiêu đề và phong bì thư;

+) In ấn các ấn phẩm bao bì giấy: In hộp giấy, túi giấy, decal,

+) In ấn các ấn phẩm truyền thông: Catalogue, tờ rơi,..

+) In ấn các ấn phẩm mừng tết: Thiệp, lịch, bao lì xì.

4/ Ưu điểm và nhược điểm của công nghệ in Offset


Ưu điểm:

+) Chất lượng hình ảnh cao: Nhờ sử dụng hệ thống in bằng cao su đàn hồi giúp áp đều lên bề mặt in ấn nên hình ảnh được tạo bởi kỹ thuật này có chất lượng cao, sắc nét, màu sắc đẹp, không hề bị mờ, lem hoặc thiếu nét, nên rất thích hợp với việc sản xuất các sản phẩm in trên nền giấy như: sách báo tạp chí, catalogue,…

+) Khả năng ứng dụng trên nhiều bề mặt chất liệu in: Khác với nhiều kỹ thuật in khác bị giới hạn về khả năng in ấn trên một số bề mặt chất liệu, in offset có thể ứng dụng trên rất nhiều chất liệu, kể cả gỗ, vải, da, giấy nhám… là những bề mặt không bằng phẳng.

+) Tuổi thọ bản in cao: Các sản phẩm sử dụng kỹ thuật in này có tuổi thọ hình ảnh rất lâu bởi kỹ thuật này sử dụng một ống cao su ép ảnh lên giấy, không in trực tiếp, tạo độ bám cực kỳ cao.

+) Tốc độ in nhanh: Với một bản in cố định thiết kế cấu tạo theo dây chuyền tin tốc độ nhanh, in offset giúp tiết kiệm thời gian in, mang lại năng suất cao cho hoạt động in ấn.

+) Sản phẩm in có thể có kích thước to nhỏ khác nhau tùy theo yêu cầu của khách hàng. Đó là lý do công nghệ in này trở thành công nghệ được ưa chuộng nhất hiện nay.

+) Tiết kiệm chi phí: Tuy có chất lượng cao nhưng chi phí để thực hiện in lại khá thấp. Nhờ sử dụng bản in cố định, in offset có thể giữ chất lượng hình ảnh đồng đều ngay cả khi in số lượng lớn, giúp tiết kiệm mực in. Đây là một lựa chọn thông minh cho các sản phẩm in ấn thương mại.
1689928263330.png

Nguồn: https://intietkiem.com/cong-nghe-in-offset/

Nhược điểm:

Với số lượng bản in không nhiều thì giá thành sẽ cao

Chất lượng hình ảnh kém hơn so với in ống đồng hoặc khắc hình.
Màu sắc có sự sai lệch, bởi các lý do sau:

+) Sau 4 lần in (bốn kẽm) mới ra thành phẩm nên không thể kiểm soát màu ngay từ đầu.

+) Thời tiết nóng lạnh cũng làm màu in khác đi (đây là lý do vì sao cùng một sản phẩm mà in 2 lần vẫn có thể khác màu nhau).

+) Nếu bộ phận outfilm lệch hoặc phơn bản kẽm non, già hoặc in lực mạnh, yếu, tất cả đều gây ảnh hưởng đến sản phẩm.
1689928452292.png

Nguồn: https://maludesign.vn/in-an-san-xuat/cau-tao-may-in-offset-co-nhung-loai-may-in-offset-nao/
 
Top