Công nghệ ngược

  • Thread starter Liễu Ngân Đình
  • Ngày mở chủ đề
L

Liễu Ngân Đình

Author
Bài này tôi cũng ko biết phải Post ở đâu, nên mạ muội đăng ở đây vậy.
Công nghệ ngược là công nghệ gì nhỉ?
Đấy là khi ta ăn miếng thịt chó thơm phức ở Nhật Tân và thấy nó rất thơm ngon bổ dưỡng.
Thắc mắc!
Làm thế nào mà người ta làm được như vậy?
Biết rồi, cái mùi này là có tẩm ướp gia vị đây, nào là Gừng, nào là Riềng, nào là Xả, v.v.. thái nhỏ trộn đều, ướp khoảng 20 phút rồi xiên nướng thơm phức đây. Quả Quất và ít muối gia vị làm gia vị chấm thật bùi và thơm.
Vậy là ta đã đọc ngược công nghệ chế biến thực phẩm rồi đấy.
Trong chế tạo cơ khí cũng vậy, cầm 1 sản phẩm cũng phải mường tượng làm thế nào để gia công được tức đoán được nguyên công cần làm.
Thông thường nhà mình muốn đọc ngược công nghệ thì chỉ có người dày dặn kinh nghiệm thiết kế và chế tạo mới đọc ngược được công nghệ của một chi tiết đã gia công. Còn đại bộ phận là phải dùng nhiều cái đầu ngồi đoán mò như bắt Cua trong Lỗ vậy.
Hiện nay chưa có sách bán trên thị trường thì phải.
 
Bác đặt vấn đề hay nhỉ ....! ;D Em rất quan tâm tới mục này mong mọi người đóng góp nhiều nhé .
 

ME

Active Member
Bài về Kỹ thuật ngược bạn đặt trong mục Chế tạo máy.
Tôi đã có 1 bài viết về Kỹ thuật ngược ở diễn đàn cũ.
 
L

Liễu Ngân Đình

Author
Bác ME ơi! công nghệ Ngược này em thấy chẳng biết nên đặt nó ở đâu luôn, vì đặt ở đâu cũng hợp lý bác ạ. Bác cho rằng đặt ở phần Chế tạo máy cũng đúng, em cho là đặt ở đây cũng đúng, mà đặt trong phần Tin học hay Tự động hóa, v.v... cũng đúng cả. Vì ứng dụng của nó là rất lớn và hầu hết các đơn vị sản xuất chế tạo ngày nào cũng phải đọc ngược công nghệ nhưng thường đọc sai nhiều hơn đọc đúng nên kết quả ko được như ý lắm.
 

ME

Active Member
Tôi đố bạn tìm ra cuốn sách nào về thiết kế máy mà nói về Kỹ thuật ngược. Còn sách Chế tạo máy thì nói về nó nhiều lắm. DĨ nhiên là sách tiếng Anh rồi. Tuy nhiên chúng ta cần hiểu là bây giờ nhiều cái nó là khoa học liên ngành. Chúng dính dáng với nhau cả, nhưng mấu chốt vấn đề là ở đâu. Tôi thấy ở trường tôi học cũng như nhiều trường trên thế giới họ để bộ môn Chế tạo máy quản lý môn học này.
 

ME

Active Member
Mà bạn cứ viết bài đi. Sau đó chúng ta sẽ phân tích khúc nào thuộc ngành nào. Cũng thú vị đấy.
 
L

Liễu Ngân Đình

Author
Hôm nọ đang có hứng viết thì tự nhiên công việc ùn ùn tới, đứt mạch cảm xúc. ;D
mấy hôm nay lại vẫn chưa xong việc, nên chẳng lấy lại được cảm hứng viết. Nhưng bác lại đố em tìm sách viết về công nghệ ngược thì có lẽ em viết rồi in ra bán ngoài thị trường may ra ĂN THUA được với bác ;D
mà công nghệ này thường sở hữu trong rất ít những cái đầu công nghệ, nên đơn vị nào sở hữu được 1 bộ não này là đơn vị ấy GIẦU nếu biết khai thác. Vì vậy để nói về công nghệ ngược này đâu phải các Giáo sư đều có thể viết sách được đâu.
Bản thân em cũng còn phải học hỏi nhiều, chỉ có thể nêu ra để mọi người cùng thảo luận. Biết đâu đó có 1 ông Gà Sống Thiến Sạch nào đó lại đọc trên Mes mà viết thành luận án để xóa hết chữ Thiến Sạch và lập luận là Thiến Sót đấy chứ. Hì hì hì
 

ME

Active Member
Tài liệu về Kỹ thuật ngược thì bạn tìm khó gì. Trên mạng cũng khá nhiều. Nhiều sách về chế tạo máy (tiếng Anh) họ thường dành một chương hoặc một phần của chương để viết về nó. Sách viết chuyên về Kỹ thuật ngược thì tôi không biết cuốn nào. Mà có thì chắc đắt lắm (sách tiếng Anh). Tài liệu tiếng Việt về KTN có lẽ chưa xuất bản thành sách ở VN nhưng tài liệu dạng bài báo cáo ở các hội thảo khao học thì có. Các thầy ở ĐHBK tpHCM họ đã làm cách đây 4-5 năm gì rôi.
Chốt hạ: Đặt ở đâu suy cho cùng thì không quan trọng. Điều quan trọng là bạn phải viết bài để mọi người tham khảo, đóng góp ý kiến. Như thế tốt hơn. ;D ;D ;D
 
L

Liễu Ngân Đình

Author
Viết xong, ngày mai em ra đê sông Hồng chờ Cầu Thăng Long sập vì mất hết miếng cơm đổ vào lỗ không đáy. hi hi hi.
Nói vậy chứ, giúp cho mọi người là giúp cho mình mà. Bài này có lẽ để bác Hải, bác Quyền viết trước. Các đàn anh đi trước, để anh em tiếp bước theo sau. Ngày nào các bác này chẳng đánh vật với công việc đọc ngược công nghệ của sản phẩm.
2 bác lên tiếng dùm anh anh nhé.
 
;D Anh Đình có cách đặt vấn đề rất hay và cũng có nhiều hướng đi vòng vèo (giống như kiểu là ướp gia vị thật kỹ sau đó mới nướng đợi khách hàng đói meo bụng rồi mới cho ăn như vậy cũng hay... ) Thành thật mà nói tài liệu tiếng việt về kỹ thuật ngược hiếm thật ! Chẳng ai cho ! chẳng ai có ! không nhiều người quan tâm !
 

ME

Active Member
Tieunguu lầm rồi. Ở VN họ làm ầm ầm đấy. Chẳng qua Tieungu ở cái phố biển nhỏ xúi đó nên không biết đó thôi. Cần phải hiểu là họ không làm tất tần tật các công đoạn đâu nhé. Nhiều cty nước ngoài ở tp HCM, Bình Dương, Biên Hòa họ chuyên sử dụng kỹ thuật này để chế tạo các sản phẩm công nghiệp theo kiểu "ăn cắp có sửa đổi" đấy, nhất là mấy gã Trung Quốc, Đài Loan và Hàn Quốc.
 

ME

Active Member
Mấy Chú VN mình vừa rồi làm mũ bảo hiểm đấy, không dùng kỹ thuật ngược thì dùng cái gì? Thật là nhanh chóng!
 
L

Liễu Ngân Đình

Author
mấy cái mũ bảo hiểm Ghẻ ấy có gì đáng nói. Đơn giản hết sức.
Mấy sản phẩm như cánh quạt máy điều hoà, cánh quạt quạt máy, hay những chi tiết cực khó xác định mặt phân khuôn, chi tiết lắp ráp mới đáng nói. Nhưng cũng thường thôi.
Mấy sản phẩm đột dập, trông thì ai cũng tưởng mình là VUA CÔNG NGHỆ nhưng khi xem 1 bộ khuôn mới há hốc mồm vì bất ngờ rồi gãi đầu: Công nghệ Quê em thấp. Vì nhìn thì có bao nhiêu nguyên công thì bấy nhiêu công đoạn, đến khi nhìn bộ khuôn mới tá hỏa vì chỉ 1 nhát là chém cả tướng lẫn quân, thậm chí 1 nhát giết 2.
Thế nên mới thấy đọc ngược công nghệ cao mới khó, mấy công nghệ còi còi thì trẻ lên 3 Làng Rùa Hà Tây cũng đọc được.
Phải không bác Hải, bác Quyền!
 
Cũng phải cho các sinh viên nhà ta đi theo hướng này thôi. Chứ thiết kế thì được mấy người. Thế giới có gì là ít lâu TQ có bởi cn nhái của họ quá phát triển. Hôm trước em xem vụ mĩ mua chuộc phi công nga để ăn cắp bí mật cấu tạo máy bay mic mới thấy sợ. Tên phi công ko về khu quân sự sau chuyến bay mà giả gặp sự cố hạ cánh xuống nhật, và trong chưa đến 1 tuần mổ xẻ, kĩ sư mĩ đã làm thịt con mic vốn là sức mạnh vốn có của nga
 
Top