Đánh Bóng

Author
Đánh bóng là phương pháp gia công tinh bề mặt của các chi tiết bằng hạt mài nhỏ mịn hoặc bột kim cương trộn với dầu nhớt bôi lên bề mặt làm việc của dụng cụ đánh bóng chuyển động với tốc độ cao.
ta có sơ đồ đánh bóng như sau

Dụng cụ đánh bóng là những bánh đánh bóng đàn hồi có chuyển động quay tròn hoặc các băng đánh bóng mang hạt mài.Chi tiết gia công được đẩy sát vào bề mặt làm việc của dụng cụ đánh bóng và nhận các chuyển động phù hợp, sao cho toàn bộ bề mặt gia công đều được đánh bóng. Khi đánh bóng các bề mặt định hình phức tạp thì chi tiết được di chuyển bằng tay. Các mặt trụ, mặt côn, mặt phẳng có thể được thực hiện trên máy đánh bóng.Trong vùng đánh bóng đồng thời xảy ra các quá trình sau: hớt đi một lớp
kim loại mỏng, biến dạng dẻo lớp bề mặt, các phản ứng hoá học (do các nguyên tố hoá học có hoạt tính cao ở trong bột đánh bóng tác dụng lên kim loại gia công).
Một số loại máy đánh bóng có trên thị trường hiện nay




Máy DT-2310 (Nhật Bản)

Máy 1300W WP1300 ( Maktec -Trung Quốc)

Máy PE 12-175 ( Metabo-Đức)

Máy đ 60W KP600 ( Black & Decker -Trung Quốc )
và một vài loại máy khác
(.... Nguồn ảnh tham khảo www.sieuthithietbi.vn)
Chất lượng và tớnh năng sử dụng của bề mặt sau khi đánh bóng phụ thuộc vào tớnh trội của một quỏ trỡnh nào đó trong các quá trỡnh nờu trờn. Khả năng chuyển động tự do của các hạt mài khi đánh bóng bằng giấy ráp (các băng đánh bóng mang hạt mài) có ý nghĩa hết sức quan trọng. Do có khả năng chuyển động tự do mà trong quỏ trỡnh gia cụng cỏc hạt mài khụng để lại các vết xước tế vi có chiều sâu quá khỏc nhau.
Thường sử dụng bột mài cụranhđông điện và ụxớt sắt để đánh bóng các chi tiết bằng thép, bột mài cỏcbớt silic và ụxit sắt để đánh bóng các chi tiết bằng gang, bột mài ụxit crụm và cỏcborođun để đánh bóng các chi tiết bằng nhôm hoặc hợp kim đồng. Bột đánh bóng được trộn vào dầu nhớt đặc có chứa hỗn hợp sáp, mỡ, parafin và dầu hoả. Bột nhóo đánh bóng có thể chứa các vật liệu mài như ụxit sắt, ụxit crụm, vụi viờn và một số vật liệu khỏc.
Các bánh đánh bóng có thể chế tạo bằng da ép, vải ép, capron, gỗ và một số vật liệu khỏc. Bỏnh đánh bóng bằng gỗ dựng để đánh bóng sơ bộ, loại này cú độ bền nhỏ nờn khi cú lực ly tõm nú dễ bị cong vờnh. Bỏnh đánh bóng bằng vải thô dựng hạt mài lớn chỉ để gia công thô những chi tiết lớn. Bánh đánh bóng bằng vải mềm dựng rất rộng rói để gia công tinh. Bánh đánh bóng bằng vải ép dựng để đánh bóng rất tinh, như đánh bóng các dụng cụ y học, đánh bóng thuỷ tinh.
Các bánh đánh bóng trong quá trỡnh gia cụng chuyển động với tốc độ V tương đối lớn (có thể đạt tới V= (4050)m/s). Bề mặt cần gia công của chi tiết được ép vào bề mặt cụng tỏc của dụng cụ bằng lực P (hình vẽ),

nhận chuyển động chạy dao dọc SC và chuyển động quay Vph phự hợp với biờn dạng của bề mặt gia cụng. Đánh bóng bằng băng đánh bóng mang hạt mài (Hình vẽ)

cú ưu điểm là bề mặt cụng tỏc của băng đánh bóng lớn hơn bề mặt công tác của bánh đánh bóng rất nhiều cho nờn dễ thoỏt nhiệt hơn. Băng đánh bóng có thể co dón để ôm lấy toàn bộ bề mặt gia cụng cho nờn cú thể bỏ qua cỏc chuyển động chạy dao.
Đôi khi chi tiết gia công nhận chuyển động chính trong quá trỡnh đánh bóng, ví dụ như chi tiết 3 có bề mặt cần đánh bóng là rónh vũng trong định hỡnh (hình vẽ).

Băng đánh bóng mang hạt mài 1 được ép sát vào bề mặt gia cụng bằng lực P thông qua trục đánh bóng 2 và nhận chuyển động chạy dao Sd khụng liờn tục theo chu kỳ.
Đánh bóng chủ yếu để nâng cáp độ nhám bề mặt gia công, không sửa được sai số hỡnh dỏng hỡnh học, sai số về vị trớ tương quan, khuyết tật do cỏc nguyờn cụng trước để lại trờn bề mặt. Nú cú thể là nguyờn cụng trước khi mạ. Độ nhám bề mặt sau khi đánh bóng có thể đạt tới cấp 12 đến 13.
Trước khi đánh bóng, chi tiết phải được mài hoặc qua cỏc phương phỏp gia cụng tinh khỏc. Lượng dư cho đánh bóng nhỏ, chỉ khoảng 0,005mm.
 
P

phamtu

các anh ơi cho em hỏi một chút:Mài phương pháp đạt được độ chính xác bằng chỉnh sẵn dao hay bằng đo dò cắt thử.?em đang làm đồ án công nghệ chi tiết của em là trục có dạng sản xuất là loạt lớn hàng khối.NC gia công tinh lần cuối của em là Mài,vì DSX loạt lớn hàng khối yêu cầu độ chính xác va năng suất nên em nói là độ chính xác đạt được bằng chỉnh sẵn dao nhưng bạn em nói là bằng đo dò cắt thử?theo các bác thì như nào,giúp em với
phamtu is online now Thăng/Bớt điểm cho phamtu Thông Báo Nội Dung Xấu Sửa/Xóa nội dung
 
M

MTAM

Trong phương pháp mài thì rất khó xác định kích thước bằng cách chỉnh sẵn vì đá mài bị mòn nhiều hơn nữa thông thường thì mài chỉ để nâng cao độ bóng bề mặt. Kích thước thường đã đạt yêu cầu từ những nguyên công tinh trước đó. Nếu muốn đạt kích thước nào đó thì bằng cắt dò cắt thử là chính xác hơn cả.
 
Author
Đo dò cắt thử~> theo tớ được học là người ta sẽ dùng trong chế thử , hay thử nghiệm chi tiết nếu sản xuất loạt khối,loạt lớn dùng thì sao có thể đảm bảo "tiến độ công việc" được bạn.Đ-D-C-Th dùng trong chế tạo đơn chiếc hoặc chế tạo thử,hết ý kiến
 

wjt

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
các anh ơi cho em hỏi một chút:Mài phương pháp đạt được độ chính xác bằng chỉnh sẵn dao hay bằng đo dò cắt thử.?em đang làm đồ án công nghệ chi tiết của em là trục có dạng sản xuất là loạt lớn hàng khối.NC gia công tinh lần cuối của em là Mài,vì DSX loạt lớn hàng khối yêu cầu độ chính xác va năng suất nên em nói là độ chính xác đạt được bằng chỉnh sẵn dao nhưng bạn em nói là bằng đo dò cắt thử?theo các bác thì như nào,giúp em với
phamtu is online now Thăng/Bớt điểm cho phamtu Thông Báo Nội Dung Xấu Sửa/Xóa nội dung
Với gia công mài người ta có thể đạt độ chính xác bằng phương pháp gọi là kiểm tra (đo) tích cực (đo trong quá trình gia công). Với một số máy mài CNC hiện đại thì việc tự động đạt độ chính xác gia công là quá đơn giản. Với các máy mài vạn năng truyền thống, người ta có các loại đồ gá để đo tích cực. Các đồ gá này có thể đạt được độ chính xác về đường kính (khi mài tròn ngoài) tới 0,0005 mm.

WJT.
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Cậu Yo này, bài sưu tầm hay đấy, nhưng cậu "đánh bóng" nó chút đi, sai lỗi chính tả quá. Cám ơn cậu trước rồi đấy, nếu không sửa là tớ phạt gấp đôi!
 
M

MTAM

Hi hi !
Cám ơn bác DCL. Em cũng chỉ muốn chỉ cậu ấy cách vì chưa biết cách thôi!
 
Tôi xin giới thiệu thêm vài dụng cụ đánh bóng nữa:
+Đánh bóng lỗ:

+Đánh bóng bề mặt:


Nguyên lý của các dụng cụ này là san bằng các phần lõm chõm của bề mặt chi tiết sau khi cắt gọt, đem các phần nhô ra đắp vào những phần lõm vô để tạo thành một mặt phẳn hoàn hảo.
 
Author
Cậu Yo này, bài sưu tầm hay đấy, nhưng cậu "đánh bóng" nó chút đi, sai lỗi chính tả quá. Cám ơn cậu trước rồi đấy, nếu không sửa là tớ phạt gấp đôi!
Vâng bài này cháu tập dịch chú ạ,:79:
 
Tôi xin giới thiệu thêm vài dụng cụ đánh bóng nữa:
+Đánh bóng lỗ:

+Đánh bóng bề mặt:


Nguyên lý của các dụng cụ này là san bằng các phần lõm chõm của bề mặt chi tiết sau khi cắt gọt, đem các phần nhô ra đắp vào những phần lõm vô để tạo thành một mặt phẳn hoàn hảo.
...Đem những phần nhô ra để đắp vào những phần lõm ,sao thiết bị này hiện đại vậy anh ? thế chất lượng bề mặt thế nào ạ ?đánh bóng thì em nghe nhiều nhưng công nghệ đánh bóng của anh em nghe lần đầu mong rằng được anh chỉ giáo .Cám ơn anh
 
L

Liễu Ngân Đình

Nó là tỳ lăn chứ ko phải đắp kiểu hàn đắp hay phủ bột rà mặt.
 
Nó là tỳ lăn chứ ko phải đắp kiểu hàn đắp hay phủ bột rà mặt.
Đúng như bác nói.
Mấy dụng cụ này tụi tui hay gọi là Sugino-super roller, gá lên máy MC hay máy khoan đứng để gia công. Lúc trước tôi gia công hàng có độ cứng từ 42 tới 46hrc prehardon(?!) thì chạy reamer xong rồi chọt dụng cụ này vô để đánh bóng lỗ, đạt được bề mặt dưới 0.4Ra ngon lành lắm. Sau khi đánh bóng cái lỗ rộng ra khoảng từ 5 tới 30 micron, dụng cụ này có thể chỉnh kích thước lớn nhỏ độ vài chục micron đổ lại được. Sử dụng dung dịch gia công dạng nước hay dạng dầu cũng được.
 
M

MTAM

Đúng như bác nói.
Mấy dụng cụ này tụi tui hay gọi là Sugino-super roller, gá lên máy MC hay máy khoan đứng để gia công. Lúc trước tôi gia công hàng có độ cứng từ 42 tới 46hrc prehardon(?!) thì chạy reamer xong rồi chọt dụng cụ này vô để đánh bóng lỗ, đạt được bề mặt dưới 0.4Ra ngon lành lắm. Sau khi đánh bóng cái lỗ rộng ra khoảng từ 5 tới 30 micron, dụng cụ này có thể chỉnh kích thước lớn nhỏ độ vài chục micron đổ lại được. Sử dụng dung dịch gia công dạng nước hay dạng dầu cũng được.
Cái này gọi là lăn ép mới đúng chứ đâu phải đánh bóng đâu. Cách đây khoảng 2 tháng cũng gặp mấy anh chàng Sugino qua giới thiệu để bán cái này cho Yamaha mà không được vì họ không có nhu cầu xài loại này.
 

wjt

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Tôi xin giới thiệu thêm vài dụng cụ đánh bóng nữa:
+Đánh bóng lỗ:

+Đánh bóng bề mặt:


Nguyên lý của các dụng cụ này là san bằng các phần lõm chõm của bề mặt chi tiết sau khi cắt gọt, đem các phần nhô ra đắp vào những phần lõm vô để tạo thành một mặt phẳn hoàn hảo.
Các món này như mình biết thì gọi là dụng cụ để mài mài nghiền chứ không gọi là đánh bóng!

WJT.
 
L

Liễu Ngân Đình

Khi tôi cho sản phẩm vào máy Lắc Rung 3D, tôi lấy sản phẩm ra, sản phẩm của tôi bóng loáng. Tôi gọi đó là quá trình Đánh Bóng. Các hạt Đá trong Máy rất trơn và nhẵn, nó không thể cắt gọt mà chỉ là tỳ lền sản phẩm, giống như dụng cụ trên.
Vậy phải gọi cái máy này là máy gi?
Với dụng cụ trên, gọi nó là dụng cụ đánh bóng được chứ, nó chỉ là Tỳ, Lăn, Miết lên bề mặt Kim Loại nhằm xóa những nhấp nhô tế vi trên bề mặt Kim loại và làm bề mặt nhẵn, bóng hơn.
Nếu là Mài thì vẫn là sự bóc tách bề mặt ở dạng thô hay tinh, còn dụng cụ này không bóc tách. Cái ánh Kim bóng do Mài gây ra là cái bóng giả, còn cái ánh Kim bóng do dụng cụ tỳ miết gây ra là cái bóng Thật.
Cũng như bề mặt tiện tinh hoặc thô sẽ bóng hơn bề mặt tiện siêu tinh. Nhưng độ nhẵn thì bề mặt Siêu tinh nhẵn hơn vậy.
 
Top