Định vị khi mài khôn.

  • Thread starter gucci0701
  • Ngày mở chủ đề
G

gucci0701

Author
Khi mài khôn lỗ thì lỗ được mài đóng vai trò vừa là bề mặt gia công vừa là bề mặt định vị. Đầu khôn phải có kích thước hợp lý đảm bảo để định vị 4 bậc tự do. E nghe thầy nói qua là như vậy nhưng e cũng chưa hiểu rõ bản chất của mài khôn lắm, nhất là về đầu khôn. A nào có kinh nghiệm về mài khôn chia sẻ với em được không ạ. Bất cứ thứ gì các anh có thể chia sẻ cũng được ạ. Em cảm ơn!
 
Ðề: Định vị khi mài khôn.

mài khôn thường là nguyên công cuối cùng với những lỗ cần có độ chính xác cao về bề mặt.
thầy bạn nói như thế là gần hết rồi bạn ạ, tuy nhiên mình cũng xin bổ sung một số vấn đề như sau:
+ đầu khôn thường có 2 loại là loại có thể tự bung ra để mài lỗ và loại phải chỉnh đường kính mài bằng tay.
+ mài khôn thì chỉ có khả năng chỉnh được sai sô kích thước củ lỗ chứ không có khả năng chỉnh được vị trí của lỗ
+ khi mài khôn hành trình cắt gồm chuyển động quay tròn và tịnh tiến lên xuống liên tục của đầu mài khôn.
+ mài khôn cũng được chia ra các công đoạn la mài thô -> mài tinh bạn ạ
+vì đầu khôn luôn nằm trong lỗ khi gia công nên giữa đầu khôn và máy gá đầu khôn phải có khớp nối mềm.
+chất lượng lỗ sau mài khôn rất tốt. mình đã từng làm đầu khôn và đã làm lỗ phi 50 dài 200 có độ côn và ô van đạt 5/ ngin và độ bóng bề mặt tương đương tam giác 9
+ điều cần chú ý là phải rà mặt đá mài cho tròn đểu trước khi thi công bạn nhé.
vài thông tin hi vong giúp được bạn
 
G

gucci0701

Author
Ðề: Định vị khi mài khôn.

mài khôn thường là nguyên công cuối cùng với những lỗ cần có độ chính xác cao về bề mặt.
thầy bạn nói như thế là gần hết rồi bạn ạ, tuy nhiên mình cũng xin bổ sung một số vấn đề như sau:
+ đầu khôn thường có 2 loại là loại có thể tự bung ra để mài lỗ và loại phải chỉnh đường kính mài bằng tay.
+ mài khôn thì chỉ có khả năng chỉnh được sai sô kích thước củ lỗ chứ không có khả năng chỉnh được vị trí của lỗ
+ khi mài khôn hành trình cắt gồm chuyển động quay tròn và tịnh tiến lên xuống liên tục của đầu mài khôn.
+ mài khôn cũng được chia ra các công đoạn la mài thô -> mài tinh bạn ạ
+vì đầu khôn luôn nằm trong lỗ khi gia công nên giữa đầu khôn và máy gá đầu khôn phải có khớp nối mềm.
+chất lượng lỗ sau mài khôn rất tốt. mình đã từng làm đầu khôn và đã làm lỗ phi 50 dài 200 có độ côn và ô van đạt 5/ ngin và độ bóng bề mặt tương đương tam giác 9
+ điều cần chú ý là phải rà mặt đá mài cho tròn đểu trước khi thi công bạn nhé.
vài thông tin hi vong giúp được bạn
Cảm ơn những chia sẻ của anh. Chắc chắn mai bảo vệ thầy sẽ xoáy vào nguyên công này nhiều. hì. Em muốn biết thêm cách chọn đầu khôn và kích thước của đá. Chọn theo tiêu chuẩn hay kinh nghiệm hả anh?
À, cho em hỏi thêm là với cách định vị khi mài khôn như vậy thì những bề mặt khác không cần định vị hay vẫn phải định vị bình thường (vì lỗ cần mài khôn đã định vị 4 bậc tự do rồi.) Đối với chi tiết dạng Càng có lẽ dùng thêm một khối V tùy động để kẹp chặt là hợp lý phải không ạ?
Thân!
 
Ðề: Định vị khi mài khôn.

Đá mài và đầu khôn đều có tiêu chuẩn bạn ạ. đá mài được chia ra là đá thô và đá tinh các kích thước đá cũng có tiêu chuẩn bạn nhé. đá dạng thanh và được dán vào thanh chứa đá của đầu khôn.
về đầu khôn nhìn chun cũng chia theo tiêu chuẩn mỗi đầu khôn chỉ có thể mài cho một khoảng đường kính lỗ cố định ví dụ như từ phi 30-phi 40 thôi. đầu khôn có thể có 3, 4 ,5... thanh chứa đá tùy theo đường kính gia công nhỏ hay lớn. về việc đinh vị chi tiết thì bạn có thể đinh vị 6 bậc tự do cho chắc chắn hì.
bạn chú ý là chi tiết chỉ cần được đinh vị chắc chắn là ok, còn không phải lo cho đầu mài khôn vì như mình đã nói giữa đầu khôn và máy có khớp nối mềm nên vị trí chi tiết có sai lệch với máy một chút vẫn ok.
một điều cần chú ý khi gá chi tiết là phải có chỗ thoát cho đầu khôn. vì khi mài có lúc đầu khôn phải thò ra ngoài lỗ nên bạn chú ý để thoáng măt dưới của chi tiết nhé. có phải bạn là sv bách khoa và đang làm đồ án ở khoa dao? nếu thế và làm tốt thì điểm cao lắm đấy.
 

TYA

Well-Known Member
Chào anh em, lâu lắm mới come back.

Mình có làm và có kinh nghiệm thực tế về khôn lỗ (EN honning) nên chia sẻ , tuy là hạn chế thôi.

1. Độ nhám
. Dùng trong sản xuất ở gia công tinh.
Cấp độ nhám Ra0.1 - Ra3.2, or Rz 0.5 - Rz10

2. Lượng dư
0.05 - 0.5 cho gia công tinh và tới 10mm cho gia công mẫu (prototype)
Chú ý : lượng dư tối ưu trong thực tế : = 2x dung sai hình học.

Vd : biến dạng phôi do gia công, do nhiệt luyện tổng cộng là 30 micro độ trụ, 10 mic độ vuông góc ..... thì lượng dư khôn là 2x30 =60 micromet.

Việc chọn tốt lượng dư khôn rất quan trọng trong bài toán kinh tế: chi phí dao, sản lượng ngày, chất lượng sản phẩm.
3. Chế độ cắt

Tùy theo loại đá khôn (hạt mài) mà vận tốc cắt từ 20mph - 90 mph.

Vận tốc cắt là tính tổng vectơ vận tốc dài và vận tốc hành trình dọc (pitagore rule).

Tốc độ hành trình : max 25 m/ph.

Bước tiến: Thường sử dụng bước tiến trên hành trình kép, 0.4 - 3micromet/htr với chi tiết đã nhiệt luyện.

Áp lực trên đá : 300 psi với đá Al2O3 , 600 psi với đá CBN, đá PCD. Giá trị trên chấp nhận được, có thể trial cao bơn theo thực tế.

4. Vật liệu dao và phôi.
Dao Al2O3, CBN và PCD. Dao Al2O3 và CBN dùng gia công thép, thép đúc, gang. PCD gia công thủy tinh, sứ, nhôm.....

Chỉ có Al2O3 rẻ, hai vật liệu kia khá mắc.

Vật liệu gia công : all type trước nhiệt luyện, sau nhiệt luyện.

Kích cỡ hạt mài (grit size) từ 150 - 1200 và phổ biến là 220-600 (xếp theo gia công thô-tinh).


5. Phương pháp gia công
Hai phương pháp chính là phôi tự do và dao tự do.

5.1 Phôi tự do.
Phương pháp này sử dụng đầu dao cố định 5 bậc tự do chỉ trừ bậc xoay quanh trục tâm.
Đồ gá định vị hai bậc tự do: hình dung ta ném đồng xu lên cái mặt bàn!
Về lực kẹp: chỉ chống xoay do dao, lực cắt (mà ko được hạn chế thêm bậc tự do nào khác).

Note. Định vị chỉ có hai bậc, nhưng đồ gá phải đảm bảo vị trí lỗ lệch không lớn so với trục dao, thường dưới 1mm. Đây KHÔNG PHẢI là định vị!

5.2 Dao tự do.
Đây là phương pháp sử dụng đầu dao giống với đầu dao doa lỗ sâu. Đầu dao sẽ chỉ truyền momen quay và lực dọc trục. Đường tâm dao sẽ lắc được góc alpha (ko lớn) (ở phạm vi của nó thì hình dung như 1khớp cầu).
Chi tiết sẽ được kẹp chặt và cố định. Tâm lỗ nằm trong phạm vi cho phép của đầu dao, thường một vài mm. Dao và phôi sẽ tự lựa.

5.3 Phương pháp thứ 3 : cả dao và phôi cố định.
Trường hợp này phôi sẽ được định vị bởi dao, kẹp chặt xong rút dao lên rồi bắt đầu hành trình.
Phương pháp này cho năng suất cao do có thể feed nhanh hơn nhưng nhược điểm chính là thiết kế đồ gá và thao tác kẹp.
Phương pháp này thường sử dụng khi yêu cầu gia công tay biên, nơi mà hai lỗ yêu cầu chính xác về khoảng cách tâm .

6. Áp dụng
Trong gia công tinh và gia công tạo mẫu.
Honning tạo mẫu lợi dụng tính linh hoạt của đường kính (ra bất kì phi nào, not fix as broach, reaming....) cho việc tạo mẫu nhanh. Người ta có thể honning thay thế các công đoạn gia công lỗ khác, lượng dư có thể tới 10mm.

7. Ưu điểm và nhược điểm.
Ưu điểm: Là phương pháp đơn giản, năng suất cao và đôi khi là bắt buộc.
Vd. Xy lanh sử dụng trong động cơ đốt trong bắt buộc là sử dụng phương pháp này.
Do tính chất mặt nhám dạng lưới nên phù hợp cho việc dẫn dầu theo rãnh xoắn siêu nhỏ đó để bôi trơn séc măng, pit tông. Đây là lý do mà xe nào cũng bị hao dầu máy.


Nhược: năng xuất thấp khi khôn từng chiếc riêng lẻ.


BÀI VIẾT TYPE TRÊN MOBILE, AE THỨ LỖI. CHÍNH TẢ NHÉ.
 
Last edited by a moderator:
Q

quangcong96

Author
Ðề: Định vị khi mài khôn.

các anh ơi em phải thiết kế đầu mài khôn. bây giờ không biết nó như thế nào nữa.
ai có tài liệu gì thì cho em xin với
 
L

ledaiduong

Author
Ðề: Định vị khi mài khôn.

bạn ơi thế đá mài khôn thì mình phải lựa chọn theo tiêu chuẩn nào và tra tiêu chuẩn ấy ở đâu vậy ạ?
ah mình muốn hỏi nữa là khi mình dùng lò xo để bung thanh đá thì sau mỗi hành trình lò xo bung thêm bao nhiêu nữa vậy bạn?
 
Last edited by a moderator:

TYA

Well-Known Member
các anh ơi em phải thiết kế đầu mài khôn. bây giờ không biết nó như thế nào nữa.
ai có tài liệu gì thì cho em xin với
bạn ơi thế đá mài khôn thì mình phải lựa chọn theo tiêu chuẩn nào và tra tiêu chuẩn ấy ở đâu vậy ạ?
ah mình muốn hỏi nữa là khi mình dùng lò xo để bung thanh đá thì sau mỗi hành trình lò xo bung thêm bao nhiêu nữa vậy bạn?
Lâu ko ghé nên trễ rồi. Thôi cứ post, biết đâu ng khác cần.

Đá mài có các tính chất quan trọng là độ cứng, độ mịn hạt .
Cũng như mài, hạt mịn cho năng suất bóc tách phoi (MRR) thấp hơn nhưng đọi nhám nhỏ hơn, và ngc lại.

Người ta chia độ hạt grain size ra #200, #400,....#800 và mỗi cấp cho phạm vi Rz cụ thể (mình ko thể nhớ chi tiết, nhưng loại #250 cho Rz tầm 2um

Độ cứng. Tùy theo độ cứng chi tiết ,có va đập hay ko, mà ng ta chọn loại thiên về cứng hay mềm (mềm thì dai hơn). Có 3 loại đá là al2o3, kim cương và cbn.
Mỗi loại vl này cũng có chia nhóm theo độ hạt và độ cứng.

Người ta ko dùng lò xo bung đá, chắc bạn nhớ nhầm đấy. Lực bung đá là do trục đẩy tạo ra, đó là trục có góc côn 5-15 độ.
Lượng bung thì tùy đá, hrc, depth, hole dia..., rough or fin mà chọn.
Thép tôi 50hrc, dia 18-30 , L/D < 3 thì có thể 1-2um rough, 0.4-1.2 um fin
 
Top