Đo độ trơn nhẹ của ổ quay

Author
Có hai ổ bi giống nhau.
Làm thế nào để biết ổ nào quay trơn nhẹ hơn.
Nếu đo được mô men cản quay của ổ thì càng tốt.
 
Author
Ðề: Đo độ trơn nhẹ của ổ quay

Cách 1: theo bạn ksk07_ktcn
Cho ổ bi quay trong cùng một thời gian và điều kiện làm việc. Đo nhiệt độ ổ bi. Ổ nào nóng hơn thì kém trơn nhẹ hơn. Cách này lâu và nếu độ trơn nhẹ khác nhau ít thì cũng khó phát hiện.

Cách 2:
Giữ cố định vòng trong của ổ bi. Cho vòng ngoài quay đến một vận tốc xác định, ví dụ bằng cách cho con lăn tì vào vòng ngoài. Ngắt truyền động và đo thời gian từ lúc ngắt cho đến lúc vòng ngoài dừng lại. Ổ nào quay lâu hơn là ổ đó trơn nhẹ hơn.

Cách 3:
Lắp vào lỗ ổ bi một trục gá (hình 1). Trục gá được truyền động từ một nguồn nào đó, ví dụ cắm vào lỗ trục chính của máy phay ngang.
Lắp lên vòng ngoài của ổ bi chi tiết A. Trọng tâm của chi tiết này không trùng tâm ổ bi.
Vòng chia độ lắp cố định, ví dụ trên bàn máy của máy phay nói trên. Tâm vòng này được để trùng tâm ổ bi.
Cho trục gá quay, vòng trong ổ bi quay theo. Ma sát trong ổ bi sẽ làm vòng ngoài cùng chi tiết A quay đi một góc. Ổ bi nào cho góc quay lớn hơn sẽ là ổ kém trơn nhẹ hơn. Nếu ổ kẹt quá có thể làm chi tiết A quay tròn.
Cách này được nói đến trong một cuốn sách về công nghệ làm ổ bi của Nga.



Để đo mô men cản quay, có thể chế biến như sau:
Thay chi tiết A bằng bộ phận A (hình 2) gồm: vòng có hai trục ren ngắn phía trên (mỗi trục có đai ốc) và trục ren dài có đầu nhọn phía dưới. Điều chỉnh để trọng tâm bộ phận này trùng tâm ổ bi bằng các đai ốc của trục ren ngắn. Khi đã cân bằng thì bộ phận này sẽ không bị quay do trọng lượng bản thân, dù để bất kỳ vị trí góc nào.
Sau đó lắp đai ốc có trọng lượng G vào trục ren dài. Xác định khoảng cách L từ tâm ổ bi đến trọng tâm của vật G.
Cho trục gá quay. Nếu G đủ lớn thì vòng ngoài cùng với các thứ lắp trên nó chỉ quay đi một góc α rồi dừng lại. Lúc đó mô men do vật nặng G gây ra cân bằng với mô men ma sát tức mô men cản quay Mc của ổ:
Mc = G.L.sinα

Kiểu này đã được dùng để đo độ trơn nhẹ của ổ bánh xe đạp (moay-ơ). Kết cấu đồ đo có khác đi. Bộ phận A nói trên được lắp lên trục moay ơ. Vỏ moay-ơ được truyền động nhờ đặt trên 4 con lăn tiếp xúc với ống moay-ơ. Truyền động cho các con lăn nhờ đai truyền nối với một máy khác. Vỏ moay-ơ quay làm trục cùng bộ phận A quay đi một góc α.
Kết quả đo y như thật, không cần đo cũng biết: moay ơ Tiệp trơn hơn Trung Quốc và của Trung Quốc thì trơn hơn Việt Nam một tí!
 
Author
Ðề: Đo độ trơn nhẹ của ổ quay



Minh họa cách 3 nói trên bằng mô phỏng (hình 2a):
Vòng trong màu xám gắn chặt với trục màu xanh. Vòng ngoài màu cam gắn chặt với vòng lắc màu xanh lá. Vòng lắc gồm hai đối trọng màu tím và kim chỉ. Hệ này phải được cân bằng tĩnh trước khi lắp vật nặng màu hồng bằng cách điểu chỉnh khoảng cách đến tâm trục quay của hai đối trọng màu tím. Tải trọng tác động lên ổ để gây ra mô men ma sát là trọng lượng của hệ vòng lắc, trọng lượng của vòng ngoài và trọng lượng của vật nặng màu hồng. Nhược điểm của cách này là không thể dễ dàng tăng tải trọng tác động lên ổ.
Xem mô phỏng:
http://www.youtube.com/watch?v=QQfhv9AuYuM

[video=youtube;QQfhv9AuYuM]http://www.youtube.com/watch?v=QQfhv9AuYuM[/video]

Thêm một cách:
Cách 4: Suy ra từ cách 3 như sau: Với dụng cụ tương tự cách 3 nhưng không cần truyền động cho trục quay. Để lệch kim cùng vật nặng rồi thả ra. Kim sẽ lắc rồi dừng lại sau một quãng thời gian t. Ổ nào có t lớn hơn là trơn nhẹ hơn.

► Hiện đã có nhiều loại máy đo mô men ma sát trong ổ quay dùng cảm biến và điều khiển bằng máy tính. Một kiểu máy như vậy cho trên hình 2b. Tham khảo:
http://zys.en.alibaba.com/product/2...ing_friction_torque_measuring_instrument.html
 
Last edited:
Top