Đồ gá gia công chi tiết vỏ mỏng

  • Thread starter takeshi
  • Ngày mở chủ đề
T

takeshi

Author
Chào cả nhà .
Mình là thành viên mới .Thật vui là được biết một diễn đàn tập trung nhiều cao thủ đồ gá như vậy .
Hiện nay mình đang làm đồ gá gia công chi tiết là vỏ mỏng (Có bản vẽ sơ bộ kèm theo) . Vật liệu là thép , gia công trên máy 3 trục . Qui trình chế tạo đã được thông qua :
- Gia công thô bề mặt ngoài .
- Gia công thô bề mặt trong .
- Gia công tinh bề mặt ngoài.
- Gia công tinh bề mặt trong .
Vấn đề ở đấy là thành vỏ mỏng, chi tiết dài nên khi gia công rất dễ dẫn đến sai số, độ cong vênh nên hiện nay mình vẫn chưa tìm ra một đồ gá ưng ý. Mình đưa ra đây mong nhận được sự đóng góp ý kiến của anh em trong diễn đàn .
Trân trọng.




 
Last edited by a moderator:
T

takeshi

Author
Ðề: Đồ gá gia công chi tiết vỏ mỏng

Đây là qui trình các nguyên công
NC1 : Phay mặt phẳng và gia công các lỗ M12 và 2 lỗ định vị Φ10


NC2: Dùng mặt phẳng và lỗ gia công ở NC1 làm chuẩn . Dùng Bulong M12 kẹp chặt chi tiết để gia công thô mặt ngoài



NC3 :Gia công thô mặt trong của chi tiết :



NC4 : Gia công tinh mặt ngoài chi tiết, định vị và kẹp chặt như NC2:


NC5 : Gia công tinh mặt trong chi tiết.




Các bác xem có cách nào gá đặt trong trường hợp NC 5 để gia công mặt trong một cách đảm bảo độ chính xác và đơn giản không xin chỉ giúp .

Trân trọng.
 
Last edited by a moderator:
Ðề: Đồ gá gia công chi tiết vỏ mỏng

Có 6 cái "tai". 4 ở ngoài ,2 ở trong.

Cho mấy cái tai này dài ra một tí đủ để thêm vào vài lổ để định vị và bắt bù lon xuồng để giử chặt.Nếu tìm được con shoulder screw thì càng tiện hơn
.
http://www.meslab.org/mes/showthread.php?t=7783&page=4

Sau khi làm xong thì cắt đứt 3 cái tai ,2 ngoài 1 trong, đối nhau qua đường tâm. Ngừng máy,kẹp chặt ở 3 tai này rồi cắt 3 tai còn lại.

Sãn phẩm này ngó khoai vậy mà làm thì chưa chắc khó ,mấy cái tai được phân bố đều cho nên hy vọng là không bị giật cong vênh.

Chúc bạn may mắn.

sv
 
T

takeshi

Author
Ðề: Đồ gá gia công chi tiết vỏ mỏng

Cảm ơn SV đã cho ý kiến.

Vì vật liệu của sản phẩm tương đối đắt tiền nên không thể cắt rộng phôi lớn để khi gia công phần "tai" đủ lắp chốt định vị và bulong được . Hơn nữa, khi gia công tinh vì thành mỏng nên ngoài những phần có "tai " ra thì cần phải thêm các gối đỡ để tăng độ cứng vững . Ngoài ra, khi gia công tinh thì phần đáy không phải là mặt phẳng mà là hình tròn .Mình đã nghĩ đến vấn đề này nhưng vẫn chưa có một phương án ưng ý . Mong anh em trong diễn đàn cho ý kiến .

Trân trọng
 
Last edited by a moderator:
R

rapier_ont

Author
Ðề: Đồ gá gia công chi tiết vỏ mỏng

Em có ý kiến thế này, vì mặt cong bên ngoài đã gia công tinh rồi nên ta dùng mặt đó để định vị. Nếu làm với số lượng lớn, em nghĩ nên lấy 1 tấm lớn hình chữ nhật, phay lõm xuống sao cho sau nguyên công 4 ta có thể đặt cả chi tiết trên lọt khít vào tấm đồ gá đó. Tức là biên dạng lòng trong của đồ gá chính là biên dạng mặt ngoài của chi tiết sau NC4, tất nhiên là cũng phay rộng vị trí 6 cái tai để không bị vướng khi đặt chi tiết vào đồ gá. Để kẹp chặt thì có thể dùng miếng kẹp chặt như kẹp chi tiết thông thường. Như thế được không nhỉ ??? :45:
 
T

takeshi

Author
Ðề: Đồ gá gia công chi tiết vỏ mỏng

Cảm ơn rapier_ont.

Phương án này mình đã nghĩ đến nhưng có lẽ không ổn lắm vì sản phẩm này số lượng chỉ 15-20 chiếc nên khi gia công cái rãnh như vậy ở đồ gá thì sẽ khá tốn kém.
Cái khó ở đây là chi tiết mỏng, dài ( dễ cong vênh và méo ) và số lượng nhỏ nên phần đồ gá không thể quá phức tạp .

Mình đang nghĩ đến những phương pháp đơn giản hơn ( Giống như khối V ) để tì vào mặt ngoài chi tiết khi gia công tinh phần trong . Tuy nhiên ở diễn đàn chắc sẽ có nhiều ý kiến hay từ các bạn có kinh nghiệm nên muốn đưa ra trao đổi và hi vọng sẽ tìm được phương án tốt nhất .

Trân trọng
 
Last edited by a moderator:
Ðề: Đồ gá gia công chi tiết vỏ mỏng

Nếu bạn muốn tiết kiệm vật liệu thì chỉ có thể giử lại miếng trong ,còn 4 góc ngoài cung tròn thì sau khi trừ đường chạy dao thì chắc không còn bao nhiêu.Ta vẫn có thể định vị và kẹp trên mấy cái tai ngoài này ,và kẹp thêm ở tai trong.
Về độ cứng vững tôi nghĩ không đáng ngại vì thành của sãn phẩm này bằng thép và dày từ khoảng 3 đến 5 mm so với độ sâu khoảng 34 mm là một tì lệ không quá lớn,hơn nữa lòng của rãnh là hình bán nguyệt nên rất cứng vững.
Mặt đáy của sãn phẩm vẫn có một đoạn thẳng,hình cắt chỉ thể hiện một bên của rãnh nên nhìn có vẽ gập gềnh,trong thực tế thì nó lại chạy dài suốt sãn phẩm nên mặt tiếp xúc với bàn cắt không phải là nhỏ.
Làm các phần làm dài ra của 4 tai ngoài là những bậc để cùng nằm trên mặt phẳng đáy này.Rất có thể gối đở là không cần thiết.Điều này chỉ biết được khi cắt miếng đầu tiên thôi.Có khá nhiều trường hợp mình lo xa quá ,tính toán thật nhiều,đến khi gia công thật sự thì mới thấy là thừa thải.

Giải bài toán hình học,nhiều trường hợp phải vẽ thêm các đường như tiếp tuyến,phân giác... thì mới giải được.

Bạn tính thử xem có cách nào đó vẽ thêm tai ,lưởi hay râu gì đó ở chổ thuận tiện nhất để giải bài toán này đồng thời cũng tiết kiệm được miếng vật liệu nhé.

sv
 
T

takeshi

Author
Ðề: Đồ gá gia công chi tiết vỏ mỏng

Cảm ơn SV đã nhiệt tình trao đổi .

Về NC 2 thì mình nghĩ làm như SV tức là phần đáy của "Tai" sẽ không phải cắt hẳn lên cách mặt đáy của chi tiết mà phần này sẽ bằng với mặt đáy của chi tiết như thế khi gia công thô phần rãnh phía trong (NC3) sẽ không có vấn đề gì.


Phần lo nhất vẫn là nguyên công cuối cùng (NC5) Khi gia công tinh lòng trong của sản phẩm. Phần đáy của sản phẩm không phải còn một đoạn thẳng mà là hình tròn nên tiếp xúc với mặt phẳng đồ gá chỉ một điểm chứ không phải là một đường(Ở mặt cắt ) cộng với khoảng cách ở giữa (Phần không có "tai") dài thì khi gia công dễ bị nghiêng về phần có dao cắt nên gây nên tình trạng "méo" nên nghĩ là nên thêm phần gối đỡ ( Tuy nhiên chưa làm nên không biết có nghĩ quá nhiều không ) .

Ý tưởng về thêm chất dẻo chống rung mình sẽ lưu ý về vấn đề này .

Hiện tại phương án gia công tinh phần trong (NC 5 ) mình đang định làm như sau .

★・Về phần định vị - Trong sản phẩm chính thức đã có 2 lỗ Φ10 ở lòng rãnh- nên định vị qua hai lỗ này trên mặt phẳng đồ gá .

★・Kẹp chặt :Ở vị trí 6 "tai" sẽ lắp đặt phía dưới 6 phiến tì và kẹp chặt 6 tai này trên các phiến tì này.

Mình đạng lo phần độ cứng vững của máng nên đang định thêm các phiến tì ( Dạng chữ V ) bao bề mặt ngoài sản phẩm .

Mọi người xem có cao kiến gì không

Trân trọng.
 
Last edited by a moderator:
T

takeshi

Author
Ðề: Đồ gá gia công chi tiết vỏ mỏng

Cảm ơn SV đã nhiệt tình trao đổi và cho những ý kiến rất thiết thực.

Về các nguyên công thì đây mới là phần sơ bộ qui trình gia công để qua đó có hướng giải quyết đồ gá nên nếu SV có ý kiến,rất mong nhận được góp ý đó.
Dạng chi tiết vỏ mỏng này thì đây là SP đầu tiên mình làm,chưa có kinh nghiệm nên rất mong các anh em trong diễn đàn cho ý kiến đóng góp .

Trân trọng
 
Last edited by a moderator:
Ðề: Đồ gá gia công chi tiết vỏ mỏng

Tôi đoán đây là một cái đồ án môn học hay cái gì đó tương tự, nên bố trí các NC như chú SV nói " không hợp lý " là dễ hiểu. Tôi cảm giác bản vẽ thiết kế của bạn chưa được rõ ràng lắm, nhìn có vẻ có nhiều thông số xong những thông số quan trọng lại chưa được chú ý rõ lắm.

Bạn nói thế nào ấy chứ, cho dù vật liệu có đắt mấy nếu nó sử dụng hay tạo phôi hợp lý, hay cần để phù hợp trong sản xuất thì cũng nên "QUYẾT THOÁNG" chứ, tôi nghĩ chỗ này ( nếu suy đoán tôi là đúng) thầy bạn đang bắt bí bạn.


Thật ra như bạn nói thực sự hết sức đơn giản nếu trong điều kiện bạn đã có máy ba trục sử dụng dao cầu, gia công dễ cực luôn,
Đồ gá à? Nếu bạn cần gia công mặt lõm ( bạn chưa đặt tên tôi tạm gọi như thế) bạn sử sụng một vài khối trụ vừa định vị và để chống biến dạng... về độ cứng vững nếu chi tiết được đặt trong bàn phẳng vấn đề không còn quá đáng lo ngại, như chú SV nói chi tiết này đủ dày để gia công và kẹp chặt.

Nếu cần gia công mặt lồi thì cần thiết bạn sử dụng một vài trụ để đặt bên trong phần lõm được gia công từ trước đó, tránh biến dạng "móp" là làm bình thường :D.
Thân
 
Last edited:
Ðề: Đồ gá gia công chi tiết vỏ mỏng

Đây là những nhận xét của tôi về quy trình gia công của takeshi. Lưu ý là những nhận xét này chỉ là những phán đoán dựa trên kinh nghiệm và lý thuyết cơ bãn.Có thể đúng cũng có thể sai.Trong ngành sãn xuất ,có khi những sãn phẩm nhìn rất đơn giản nhưng vào thực tế thì nảy sinh rất nhiều vấn đề,ngược lại có sãn phẩm nhìn hoa cả mắt nhưng khi làm thì lại rất thông suốt.Ta chỉ có thể kết luận khi sãn phẩm hoàn hảo đầu tiên được lấy ra khỏi máy và được kiểm nghiệm đạt yêu cầu.

takeshi cứ mãi lo lắng về độ cong vênh và độ chính xác nhưng lại không đưa ra giá trị của flatness cũng như tolerance.

Cũng vậy,bề rộng của máng là 106 nhưng đáy lại R 172 và được fillet R 33.7.Tâm của R 172 đã không được chỉ ra.Nếu cái tâm này nằm ở giửa máng thì đáy là một điểm,tuy nhiên do R quá lớn cho nên một tập hợp nhỏ các điểm ở đây có độ chênh lệch rất nhỏ do đó cũng vẫn có thể xem như có một đoạn thẳng nhỏ ở đáy.

Nếu có 2 R 172 đối xứng qua tâm của máng thì ở đây chắc chắn có một đoạn thẳng rồi.

Nhưng cho dầu có hay không có đoạn thẳng này thì sãn phẩm vẫn có thể nằm bằng trên mặt bàn như một cái vỏ xe đạp được đặt nằm trên bàn vây,vì đây là một vòng kín.

Tôi phân tích chút ít như vậy để khi các bạn có yêu cầu giúp đở thì nên đưa ra đầy đủ số liệu để dể dàng góp ý hơn.Cũng vậy,nếu đã có phương án rồi mà muốn bàn thảo thì nên nêu ra. Đừng để người khác mất thì giờ suy nghĩ rồi hăm hở góp ý,lúc bấy giờ mình lại nói cái này tôi cũng đã nghĩ qua....

Vài lời nói thẳng mong rằng các bạn không mích lòng.

Trở lại vấn đề.

1/ Hai lổ có sẵn 10mm dùng để đĩnh vị quá gần so với chiều dài của sãn phẩm,chỉ cần một ít clearance giửa chốt định vị vả lổ ,nếu bị chẹo thì ở hai đầu sẽ có khác biệt lớn.Đề nghị bạn dời lổ định vị ra ngoài biên dạng của sãn phẩm,nơi các góc của tai ngoài.

2/Nguyên công cắt thô mặt trong lại chừa nguyên một đường vật liệu rộng 20 mm chạy dài theo máng.Theo nguyên tắc,cắt tinh,để tránh cong vặn,sãn phẩm phải được kẹp chặt vừa phải và lượng dư phải là tối thiểu.Một lượng dư nguyên đường dài và cao như vậy thì khi cắt tinh phải kẹp chặt và cắt một lượng vật liệu có tỉ lệ khá lớn,như vậy cắt thô cũng vô ích.Đề nghị bạn tạo các trụ tròn ở các chổ dự định bắt bù long ,đồng thời hạ thấp chiều cao của trụ sao cho còn vài ren đủ để dùng. Việc hạ thấp các trụ này cũng đồng thời làm cho khi cắt mặt ngoài thì vành của sãn phẩm sẽ nằm trên mặt bàn. Với một làn dài chạy dọc sãn phẩm như vậy e rẳng vành sẽ bẻ cong lên ,khi bắt lên bàn thì mặt phẳng ép vào bàn chỉ là làn này mà không phải là vành.

3/NC 1 bạn cắt phẳng và làm ren,NC 2 bạn cắt mặt ngoài.Như vậy chắc chắn bạn không thể bắt bù long từ dưới đáy bàn máy CNC ngược lên các lổ ren rồi ! Bạn phải lấp miếng thép vào một miếng vật liệu khác cùng kích cỡ ở ngoài máy,như vậy là 1 lần định vị.Sau đó phải lật úp lại rồi gá vào máy, lại thêm 1 lần định vi.

Miếng phôi thép to như vậy ,bây giờ lại nặng thêm (tội cho anh thợ vận hành quá )và sai số gá đặt cũng cao hơn.

Phương án gá đặt của bạn có đúng như tôi đoán không? nếu không phải thì giải thích nhé !

Tạm thời tôi góp ý như vậy dựa trên các nguyên công mà bạn đã thông qua. Vẫn chưa nói đến các trở ngại trong cách chọn dao cắt.

Nếu tôi làm sãn phẩm này thí sẽ cắt mặt trong rãnh trước tiên ,các lổ để kẹp chặt và lổ định vị cũng sẽ lảm ỡ NC này luôn và sẽ nằm ngoài biên dạng của sãn phẩm.Như vậy sẽ khoét sạch lỏng máng với lượng dư tối thiểu.

Topic này rất hay,mong takeshi sẽ thành công để lấy được khách hàng này nhé.

sv
 
Last edited:
D

dungtc

Author
Ðề: Đồ gá gia công chi tiết vỏ mỏng

mình có 1 góp ý nhỏ này ban thử nghiên cứu nhé. Sao ta ko gia công thô và tinh mặt trong chi tiết xong úp xuống gia công nốt mặt ngoài vì mặt ngoài R chịu tốt hơn tác động về lực
 
T

takeshi

Author
Ðề: Đồ gá gia công chi tiết vỏ mỏng

Cảm ơn mọi người đã đóng góp ý kiến :
Về bản vẽ chi tiết :
- Bán kính R=172 thì tâm đáy nằm giữa máng (Xin lỗi vì đã không rõ ràng )
- Còn về dung sai và các yêu cầu kỹ thuật thì thực sự mình không thể Open ở đây nên chỉ đưa ra bản vẽ sơ bộ và muốn trao đổi về phần thiết kế đồ gá .Đối với chi tiết này không biết mọi người đã gia công thực tế chưa nhưng đánh giá của chính khách hàng thì nó không phải là chi tiết dễ ( Thực sự chi phí gia công khá lớn), đã có một công ty gia công ( Công ty Nhật ) nhưng cuối cùng không rõ vì lý do gì đôi bên đã không thể kéo dài hợp đồng và đến chỗ mình là công ty thứ hai . Quả thực , chỗ mình thường gia công các chi tiết như hộp giảm tốc là chủ yếu nên lần đầu tiên gia công chi tiết dạng này nên cũng có nhiều phần lo lắng cũng như chưa lường hết được những khó dễ xẩy ra trong quá trình gia công . Tình cờ biết được có nhiều người có kinh nghiệm thực tế trong diễn đàn nên muốn trao đổi trước có thể nói là lợi ích cá nhân:77: và sau nữa là cũng muốn mở mang kiến thức .

Sau khi (tạm thời ) công ty nhận gia công sản phẩm thì mình cũng mới phác thảo phương án gia công các nguyên công như trên ( NC1- NC5 ) , đưa lên diễn đàn để mọi người có cái nhìn cho phần thiết kế đồ gá. Khoảng cuối tháng 7 này thì các phương án cụ thể hơn gần với phương án gia công nhất sẽ " quyết"(Công ty mình đưa PA và khách hàng chấp nhận PA gia công đó). Các nguyên công và cách lắp đặt đưa ra ở diễn đàn thì như bác SV đoán- Đó là phương án mình dự định -. Nhưng chắc sẽ có thay đổi cho phù hợp . Khi "quyết" mình sẽ đưa PA đó lên đây( Trong tháng 7 này) để mọi người cùng tham khảo .

Cảm ơn SV có cách nhìn cũng như phân tích rất thực tế về chi tiết này, nếu được mình có thể dùng những ý kiến đóng góp này phục vụ cho quá trình thiết kế đồ gá này không?

Mình nghĩ rằng,sản phẩm này đối với mình có thể đang phải lựa chọn nhiều thứ nhưng đối với mọi người-Có người có thể dễ, có người thấy hay - nhưng hy vọng là sẽ đưa ra một trải nghiệm thú vị cho chúng ta

Thân gửi .
 
Ðề: Đồ gá gia công chi tiết vỏ mỏng

Không thấy thêm ai " tư duy thiết kế " đồ gá này nữa !:13:Tôi thì lại rất thích cái món này.

Cũng giống như đánh cờ tướng,kể từ khi bắt đầu cầm lên môt bãn vẽ đến khi hoàn thành một sản phẩm ,thường ta phải tính trước hàng chục nước cờ ! Chẳng hạn nếu ta chọn NC này làm đầu tiên thì chuyện gì sẽ xẩy ra,vậy thì ta sẽ ứng phó như thế nào và bằng phương tiện nào.
Nếu vụng tính thì cũng như " hạ thủ bất hoàn ",ta phải vất vả chống đở,có khi dẫn đến thua cả cuộc cờ.Còn nếu giỏi tính thì tất cả sẽ nằm trong dự đoán,dự định của mình.
Khi bạn lập quy trình gia công,thiết kế đô gá và lập trình CNC,nếu tất cả đều nằm trong sự tính toán của mình ,thì cảm giác thật thú vị .Bạn đã chiếu bí cái bãn vẽ đó!Bãn vẽ càng khó thì cũng như đang đấu cờ với một đại danh kỳ vậy.

@dungtc
Cắt thô trong trường hợp của sản phẩm này ,mục đích chính là để giử độ phẳng.Cho nên phải cắt thô cả hai mặt đến gần nhất hình dạng cuối cùng của sản phẩm.
Thêm vào đó thì đúng là khi úp xuống để gia công mặt ngoài (sau khi gia công tinh mặt trong)thì sẽ chịu lực tốt hơn. Tuy nhiên điều bất tiện là lúc đó ta không thể kiểm tra giửa chừng của nguyên công vì hoàn toàn không có cách để đo độ dày của thành hay để xác định võ ngoài có cách đều với thành của máng trong hay không.Nếu gá đặt chuẩn thì ta có thể hy vọng,nhưng hy vọng thì không phải cách làm trong nghề cơ khí chính xác.
Cho nên cắt tinh mặt trong ở nguyên công cuối cùng là nước cờ sẽ cho ta cơ hội đo đạc chi tiết trong khi đang vận hành máy.

@rapier_ont
Cách "chôn" chi tiết của rapier_ont cũng thường được dùng cho các trường hợp chi tiết có thành mỏng.Trở ngại ở đây thì cũng như takeshi đã nói ,chi tiết có kích thước 1186 X 616 X 40mm là ngoại khổ cho các bàn máy loại trung binh ( 1016 X 506 ),bản thân chi tiết bằng thép nên rất nặng, thêm vào một miếng dầy hơn như vậy ( vì phài phay rãnh có độ sâu tương đương ) thì sẽ làm khổ mấy cái vít me. Miếng lót này sau này cũng khó để tái dụng.
Bỏ qua phương án này nhé ! Khi nào gặp mấy chi tiết nhỏ thì sẽ dùng góp ý của rapier_ont

@yopopovp
Dùng dao cầu thì dĩ nhiên cũng có cách xử lý,nhưng xử lý với điều kiện nào thì lại là có vấn đề.
takeshi dự định dùng máy 3 trục,vậy thì để phay mấy cái tai bằng dao cầu thì ta phải dựng đứng chi tiết lên để xuống dao . Có 4 tai ngoài,vậy là thêm 2 nguyên công và 1 đồ gá đứng. 2 cái tai trong mới phiền toái vì bị cản trở ,cắt tai này thì đầu máy cấn vành kia, cho nên phải nghiêng chi tiết thì mới xuống dao được.Lại thêm một đồ gá nghiêng và 2 nguyên công nữa.Chắc sẽ lổ vốn rồi !(và càng lảm khổ các bác thợ tuổi già sức yếu vì phài loay hoay với miếng thép quá nặng)

Để cắt ngầm (undercut) các tai này thì chỉ còn cách dùng " convex radius cutter " để cắt ngầm chổ tai thôi,các chổ khác vẫn dùng dao cầu



Ngặt nổi cái tai rộng đến 12.5 mm và có R là 3 mm,cho nên dao phải có đường kính tối thiểu 25mm + thân dao. Gốc ra của tai có đường kính 79 mm nên đường kính dao có thể vô tư.Chỉ tiếc là dao R 3mm tiêu chuẩn thì lại không có đường kính đủ lớn cho chi tiết này.Cho nên phải tự làm hay đặt mài một dao.Chi phí vẫn rẽ hơn nhiều so với cách xoay tròn để cắt mấy cái tai.

Một cách khác là dùng loại dao này



Đem mài lại cạnh cắt như hình này,chú ý là người ta sẽ mài phá môt cạnh cắt để có khoảng trống làm tròn cạnh cắt kế bên



Nếu chi phí cho phép thì nên mua đầu gắn dao loại tốt,có độ đồng tâm cao để đạt độ chính xác cao và giảm tiếng ồn.Hai đầu gắn dao dưới đây tuy cùng hiệu cùng hãng nhưng cái màu vàng đắt tiền bằng hai cái đen do có độ đồng tâm tốt hơn.



Nhắc đến cái cưa này thì có chuyện ngoài lề tí.

Trước đây từng có topic thảo luận về tiếng rít và dấu cắt lẹm để lại khi cưa rãnh của " tắc ke ".

http://www.meslab.org/mes/showthread.php?t=14839

Do bời đầu gắn lưởi cưa không đồng tâm với trục nên dẫn đến quỷ đạo của các lưởi cưa là một hình ô van.Khi lưởi cưa thoát ra khỏi vật bị cắt ở chổ răng cưa trên đường kính nhỏ thì rãnh sụp xuống,vừa khi đó các răng trên đường kính lớn lại tràn đến và đánh vào chổ sụp xuống tạo thành tiếng ồn, nếu tốc độ quay quá nhanh mà lượng ăn dao lại chậm thì cứ mỗi vòng quay sẽ có tái diễn sự sụp xuống của rãnh và tiếng ồn,cho đến khi lưởi cưa hoàn toàn thoát ra khỏi vật bị cắt.Tiếng ốn sẽ kéo dài thành tiếng rít và các răng chổ đường kính lớn sẽ cắt lẹm vào chổ rãnh sụp xuống,có khi còn đẩy cong chi tiết nhất là khi chi tiết đã bị xẻ nhỏ.
Libor đã giải quyết bằng cách vừa khi cưa đứt ( tâm của trục chính vừa qua khỏi phần cuối của vật bị cắt) thì rút thật nhanh lưởi cưa ra.Đây là cách chính xác nhất để giải quyết,nhưng nếu rút nhanh thì không cần thiết phải tắt máy.

Có giờ rảnh thì tôi sẽ nêu quy trình gia công đồ gá và cách gá đặt để các bạn góp ý.

sv
 
Last edited:
Ðề: Đồ gá gia công chi tiết vỏ mỏng

Tôi quan niệm làm việc để kiếm tiền và dùng tiền để giúp cho công việc được thuận tiện.
Góp ý của tôi sau đây có thể không phù hợp với điều kiện làm việc của takeshi,cho nên phần nào có thể thích nghi thì dùng,còn phần nào không thuận tiện thì bỏ qua.Xem như đây là những gợi ý.

A- Vật liệu:

Mua lớn hơn kích thước một tí để tiện thêm vào các chổ để kẹp chặt.
Gởi đi stress relief và mài phẳng ít nhất 1 mặt,(ở chổ tôi làm việc,nhà cung cấp vật liệu cũng sẽ làm luôn việc này,họ có máy mài chuyên dụng nên làm rẽ hơn máy phay,vừa mất nhiều thì giờ gá đặt,vừa hại dao)

B-Đồ gá

Các máy phay ở chổ tôi đều có gắn thêm một tấm nhôm bằng kích thước bàn máy,dầy khoảng 25 mm, rồi phay phẳng.Ê tô sẽ được bắt lên tấm nhôm này.Khi cần gia công các chi tiết như của takeshi thì tháo ê tô ra.
Nếu máy của bạn đã có sẵn tấm nhôm thì không cần thêm gì nữa,đồ gá chính là tấm nhôm đó.
Tất cả các lổ ren để kẹp chặt cũng như lổ định vị tương ứng với chi tiết sẽ được làm trên tấm nhôm này,chỉ gần ghi chép lại work offset thì lần sau nếu có đơn đặt hàng lại thì chỉ việc cho vô bảng work offset là có thể tiếp tục( với điệu kiện tấm nhôm không bị di chuyển )

C- Nguyên công

1-Đặt măt phẳng tốt hơn tiếp xúc mặt bàn (tấm nhôm),nếu không được mài thì tìm cách chêm lót.Dùng mấy cái clamp để kẹp xuống. Khoan, phay 4 lổ bậc(hay nhiều hơn) cho bù long (hay lổ côn cho flat head screw) sao cho đầu mấy con bù long này nằm dưới bề mặt sẽ phay.

Bắt bù long vào 4 lổ,tháo clamp,phay khỏa toàn bộ bề mặt.



Lưu ý là ở đây tôi chỉ vẽ tượng trưng ,còn số lượng lổ để kẹp chặt hay định vị trong nguyên công này và các nguyên công sau thì sẽ tùy lượng vật liệu dư mà tính toán.

Cắt thô mặt trong.
Ở đây ta cùng nghiên cứu.
Chi tiết không có sẵn chổ để kẹp chặt,do vậy ta phải vẽ thêm. Khi cắt mặt trong có thể lợi dụng mấy cái tai ở đáy,ta làm dài nó ra để kẹp chặt bằng lổ bắt bù long hay dùng clamp cũng được.Nhưng không có tai để kẹp khi úp xuống cắt mặt ngoài.Vậy thì ta thêm mấy cái tai giả trên bề mặt,mấy tai này nằm ở vị trí so le với tai thật ở đáy.(phần màu đậm là tai thât)



Như vậy ta vẫn đang còn ở nguyên công 1.Sau khi cắt thô lòng máng,ta cắt vòng ngoài.
Để tiết kiệm được miếng vật liệu trong lòng của sãn phẩm nên đường chạy dao hơi phiền hà tí vì sẽ cắt từng đoạn thay vì chạy một đường.
Vì để có hai bề mặt âm dương cho các chổ kẹp chặt nên ta sẽ cắt một nữa chiều sâu ở nguyên công này và một nữa ở nguyên công kế tiếp.



Sẵn dịp ta dùng dao nhỏ cắt sẵn ở chổ tai giả và làm các lổ thông chổ tất cả các tai để định vị hay kẹp chặt.



Như vậy là xong nguyên công 1

2-Lúc này miếng vật liệu vẫn còn nguyên khối,ta lật úp lại định vị rồi kẹp chặt ở các lổ bậc được làm ban đầu (ở 4 góc).
Đầu tiên ta sẽ phay phần nữa vật liệu còn ở chổ các tai giả ,làm 1 cái côn ở các chổ đã có sẵn.Ngừng máy bắt bù long flat head vào đây Đầu của bù long flat head cũng phải nằm sâu dưới bề mặt tai để tránh đụng dao khi gia công tai..Vậy là chi tiết được giử cứng xuống bàn sẵn sàng cho cắt rời khỏi những phần bên ngoài.
Ta lại chạy dao từng đoạn để cắt đứt nữa chiều sâu còn lại.Các tai giả ta đã dùng dao nhỏ cắt đứt sẵn ở NC 1. Cuối nguyên công 2 này ta sẽ lại dùng dao nhỏ cắt đứt phần tai thật để tách rời hoàn toàn sãn phẩm với phần vật liệu thừa.Việc cắt đứt sẵn ở NC 1 ngoài mục đích để tiết kiệm vật liệu còn có lợi là ta không phài dùng dao nhỏ và dài để thọc sâu xuống cắt,sẽ mất nhiều thời gian.

3-Cắt tinh mặt ngoài.

Tuy vẫn là cắt mặt ngoài nhưng ta phải tháo hẳn chi tiết ra để nó tự do " bung ". Có khi đi stress relief ở lúc này thì tốt hơn làm lúc đầu.
Bằng cách gá ngược lại để phay nhẹ ở mặt trên rồi mới úp xuống hay bằng cách chêm lót,miễn sao đừng làm cho chi tiết vặn quá nhiều khi kẹp.Khi này ta sẽ cắt tinh mặt ngoài.Chổ các tai thật vẫn làm lỗm xuống như bãn vẽ nhưng phần thừa ra,chổ có lổ,thì giử bằng với mặt đáy để tạo thế cho nguyên công cuối.

4-Cắt tinh mặt trong.

Chi tiết bây giờ nằm trên bàn bời đường đáy và các chổ tai thừa,kẹp chặt ở các tai thừa này.Nếu chắc ăn thì làm thêm các ống đệm ở các tai giả rồi bắt bù long xuống.(vì khoảng cách từ tai giả xuống đáy đã đươc cắt tinh nên chiều dài của các ống đệm sẽ rất chuẩn và đồng bộ)
Cắt tinh mặt trong,làm 2 lổ 10 mm. Cắt 30 độ chamfer trên mặt sẽ đồng thời cắt đứt các tai giả.

Cuối cùng thì luân phiên cắt các phần tai thừa như đã góp ý ở bài trước.

Vật liệu đắt tiền,nên scale nhỏ lại bãn vẽ và lập trình chạy thử trên miếng vật liệu nhỏ để kiểm chứng quy trình và chương trình.

Nghĩ một phương án thì nhanh,nhưng viết lại thì thật là lâu và cũng thật khó để diễn tả sao cho khỏi lủng củng.

Mấy anh Nhật cũng có thể làm không được nên nhả ra,cũng có thể làm mà không có ăn nên chê.Dầu gì đi nữa,takeshi làm được cái này thì cũng thật là hay rồi.

Chúc takeshi và công ty bạn thành công với đơn đặt hàng này.

sv
 
Last edited:
T

takeshi

Author
Ðề: Đồ gá gia công chi tiết vỏ mỏng

Cảm ơn SV đã có hứng thú với sản phẩm tôi đưa lên và những ý kiến đóng góp mà đọc xong tôi thấy mình mở mang được thêm rất nhiều điều.

Quá trình gia công hiện tại vẫn đang theo trình tự như đã trình bày đầu bài và có chỉnh sửa :
- Thay đổi vị trí định vị .
- Phần rãnh phía chạy trong lòng khuôn thì cắt dạng tròn cắt ngắn đủ để kẹp chặt bằng bu lông .
- Khi gá đặt trên bàn máy ở nguyên công gia công lòng máng , kẹp chặt ở các tai và thêm vật liệu dẻo trám quanh sản phẩm.

Hiện tại thì quá trình thiết kế đồ gá cũng như gia công chi tiết này thực tế là con số 0 nên mọi người đang tính đến PA mỗi lần cắt một lớp mỏng vât liệu ở các nguyên công thô đầu tiên, đo đạc và chỉnh sửa cho phù hợp chứ chưa dám làm mạnh tay hơn:105:

Sản phẩm chưa hoàn thiện nên chưa nói được gì nhiều nhưng có thể nói trước rằng thật vui khi biết tới diễn đàn cũng như những ý kiên đóng góp của mọi người đặc biệt là SV.

Trân trọng.
 
Top