Đồ gá nguyên công mài mặt đầu dao phay đĩa môdun

  • Thread starter mercury
  • Ngày mở chủ đề
M

mercury

Author
Em xin chào các anh. Em có câu hỏi thắc mắc rất mong các anh giải đáp giúp em được không ah?
Trong nguyên công mài lỗ + mặt đầu dao phay đĩa môdun sau khi Tiện profin răng dao thì đồ gá ở nguyên công này sẽ làm sao để định vị được vào bề mặt bên của răng dao ah? Em có bản vẽ kết cấu nhung vẫn chưa hình dung ra. Rất mong các anh giúp đỡ em!
[/URL][/IMG]
 
Ðề: Đồ gá nguyên công mài mặt đầu dao phay đĩa môdun

Mài mặt phẳng nói chung người ta dùng máy mài phẳng có bàn từ. Dùng bàn từ để định vị và kẹp chặt. Phôi có tính từ sau khi đặt phôi lên bàn máy, bật công tắc khởi động nam châm điện là xong. Tiết kiệm thời gian gá đặt=> nâng cao năng suất lao đông => tiết kiệm chi phí gia công=> giá cả cạnh tranh :D
Nhưng sau nguyên công này cần có nguyên công khử từ. Do phôi bị nhiểm từ nên phoi nguyên công mài và các nguyên công sau (nếu không khử từ) sẽ bám dính lên chi tiết.
 
M

mercury

Author
Ðề: Đồ gá nguyên công mài mặt đầu dao phay đĩa môdun

Mài mặt phẳng nói chung người ta dùng máy mài phẳng có bàn từ. Dùng bàn từ để định vị và kẹp chặt. Phôi có tính từ sau khi đặt phôi lên bàn máy, bật công tắc khởi động nam châm điện là xong. Tiết kiệm thời gian gá đặt=> nâng cao năng suất lao đông => tiết kiệm chi phí gia công=> giá cả cạnh tranh :D
Nhưng sau nguyên công này cần có nguyên công khử từ. Do phôi bị nhiểm từ nên phoi nguyên công mài và các nguyên công sau (nếu không khử từ) sẽ bám dính lên chi tiết.
Em rất cảm ơn anh vì những chia sẻ. Nhưng em nghĩ nếu chỉ mài mặt phẳng thì dùng đồ gá là bàn từ thì hợp lý, nhưng ở nguyên công này em muốn kết hợp cả mài lỗ luôn cơ anh ah. Vây nên đồ gá ko thể là bàn từ được.
 
Ðề: Đồ gá nguyên công mài mặt đầu dao phay đĩa môdun

nhưng ở nguyên công này em muốn kết hợp cả mài lỗ luôn cơ anh ah
Định vị 5 bậc tự do bởi 1 mặt đầu và mặt trụ ngoài.
ở đây mặt trụ ngoài dùng cơ cấu tự định tâm và chuyên dung. Định vị mặt đường kính ngoài hoặc vào chân răng. Còn tùy thuộc số răng. Nếu số răng chia hết cho 3. 3 chấu định vị là 3 chốt tròn đặt vào 3 chân răng cách đều. Còn cái trên hình của bạn bé quá chẳng nhìn thấy nhưng nguyên tắc nó không có gì khác.
Nếu bạn chọn kết hợp này bạn hiểu ưu điểm và nhược điểm của nó so với cách tách rời từng nguyên công.
 
M

mercury

Author
Ðề: Đồ gá nguyên công mài mặt đầu dao phay đĩa môdun

Em xin chào các anh. Em có câu hỏi thắc mắc rất mong các anh giải đáp giúp em được không ah?
Trong nguyên công mài lỗ + mặt đầu dao phay đĩa môdun sau khi Tiện profin răng dao thì đồ gá ở nguyên công này sẽ làm sao để định vị được vào bề mặt bên của răng dao ah? Em có bản vẽ kết cấu nhung vẫn chưa hình dung ra. Rất mong các anh giúp đỡ em!
[/URL][/IMG]
Dạ. Các anh cho em xin hỏi là cơ cấu đồ gá này có tên là gì vậy ah? Anh có thể nói qua nguyên tắc hoạt động của nó cho em hiểu được không?
 
Ðề: Đồ gá nguyên công mài mặt đầu dao phay đĩa môdun

đồ gá này có 1 phần giống bạc bung gá dao. nguyên tắc : bạn hãy coi chi tiết ngoài cùng (có lỗ bắt bulong)là chi tiết 1, chi tiết tiếp là chi tiết 2 , còn chi tiết tiếp là chi tiết 3. bạn thấy chi tiết 1 và chi tiết 2 được bắt ren với nhau,khi vặn chi tiết 1 vào ren chi tiết 2, bánh răng sẽ kéo vào tỳ phẳng vào chi tiết 3. đây là định vị. còn giờ về kẹp chặt, thi bạn thấy chi tiết 2 tỳ vào chi tiết 3 bằng vai.khi ta xiết chi tiết 1 vào chi tiết 2 thì vai chi tiết 2 sẽ đẩy chi tiết 3 ép chặt vào bánh rẳng. 2 lỗ chốt chi tiết 1 chính là sau này là cái để ta tạo lực xoay vặn chi tiết 1 vào chi tiết 2.bạn có thắc mắc gì k? nhưng tôi nghĩ đồ gá này để đảm bảo độ đồng tâm của đường kính ngoài bánh răng với lỗ k cao.
 
Ðề: Đồ gá nguyên công mài mặt đầu dao phay đĩa môdun

bạn ơi gửi cho mình cái file mềm đồ gá này đi.....mình đang làm nguyên công mài lỗ của chi tiết tay biên mà chưa biết phải gá như thế nào cả :(
 
O

Orchidd

Author
Ðề: Đồ gá nguyên công mài mặt đầu dao phay đĩa môdun

số răng dao phay thường làm số chẵn để tiện cho việc đo kiểm.
Đối với chi tiết này thì người ta sẽ kết hợp mài mặt đầu và lỗ trong cùng một lần gá để đảm bảo độ vuông góc giữa hai bề mặt này.
Theo mình thì trong trường hợp này sẽ định vị bằng mặt trụ ngoài và một mặt đầu của chi tiết (chứ mình không nghĩ là định vị vào chân răng). Sẽ cần một ống kẹp để kẹp phần trụ ngoài.
Nhưng mình nghĩ, cơ bản nhất là khâu gá như thế nào, định vị như thế nào thì mọi người đã góp ý cho bạn rồi. Tự thiết kế thêm cái đồ gá thì tự bạn có thể làm được, hoặc làm xong lại có thể post lên đây để mọi người góp ý tiếp. Như vậy bạn sẽ được nhiều hơn :)
 
Top