Đò ngang không chèo

Author
Trong cuốn "507 mechanical movements", xuất bản năm 1908 ở Mỹ, có hình sau:



Dịch: Cách đưa thuyền từ bờ này sang bờ kia thường thấy trên sông Rhine và một số nơi. Hoạt động nhờ tác động của dòng chảy lên bánh lái, đưa thuyền đi ngang dòng chảy theo cung tròn có tâm là chỗ thả neo giữ thuyền khỏi trôi xuôi dòng.

Hay thật, chẳng chèo chống gì, chỉ quay bánh lái là đưa được thuyền từ bờ này sang bờ kia. Trên hình là thuyền đang sang bờ trái (nếu nhìn xuôi dòng). Không rõ ở ta đã có nơi nào dùng cách này.
Tất nhiên điều kiện có phù hợp thì mới dùng được, nhất là dòng chảy phải đủ nhanh.
Nếu không thì:
Nơi đây gần biển xa nguồn
Con sông chảy chậm, cái thuyền sang lâu.
Xin lỗi nhà thơ Vũ Quần Phương vì đã nhại câu thơ hay nổi tiếng của ông:
Đến đây gần biển xa nguồn
Con sông chảy chậm, nỗi buồn tan lâu.
 
Author
Ðề: Đò ngang không chèo

Mời xem video minh họa quá trình qua sông:
[video=youtube;ctT6mFDlHJI]http://www.youtube.com/watch?v=ctT6mFDlHJI[/video]
 

paven8880

Active Member
Ðề: Đò ngang không chèo

THẬT HAY!
Đơn giản mà hiệu quả.
Tuy nhiên người lái đò cũng vẫn mất 1 chút sức lực để giữ cho mái chèo theo đúng hướng để tận dụng sức đẩy của nước, nếu không mái chèo sẽ bị đảy thẳng ra theo hướng nước chảy thì coi như không!
 
Ðề: Đò ngang không chèo

THẬT HAY!
Đơn giản mà hiệu quả.
Tuy nhiên người lái đò cũng vẫn mất 1 chút sức lực để giữ cho mái chèo theo đúng hướng để tận dụng sức đẩy của nước, nếu không mái chèo sẽ bị đảy thẳng ra theo hướng nước chảy thì coi như không!
Mất sức một chút để chỉnh bánh lái thôi. Khi chỉnh được theo chiều như mong muốn thì dùng cái gì đó hãm lại rồi ngồi uống chè đợi cập bến thôi chứ cứ giữ mãi mái chèo làm gì cho mệt.
 
Author
Ðề: Đò ngang không chèo

Vừa rồi bạn vanngocthie cho tôi hay là trong chuyến công tác ở huyện Tánh linh, tỉnh Bình Thuận đã nhìn thấy cách qua sông La Ngà của “đò ngang không chèo” theo kiểu ta, khác với kiểu Tây nói trên.
Dưới đây là một trong các hình bạn ấy chụp và gửi cho tôi.



Theo đó tôi đã làm mô phỏng và đưa lên YouTube. Mời các bạn xem:

[video=youtube_share;xna9hjis_d8]http://youtu.be/xna9hjis_d8[/video]

Lời mô tả cho video này như sau:

Cách đưa đò qua sông, thấy ở sông La Ngà, Việt Nam.
Không động cơ, không sức người.
Mũi tên xanh chỉ hướng sông chảy.
Vì đò được chỉnh để không vuông góc với dòng chảy nên luôn có thành phần lực đẩy đò vào bờ.
Con trượt vàng có con lăn, có thể chạy dọc thanh dẫn màu xanh.
Dây đen, chiều dài không đổi, một đầu cố định với con trượt, đầu kia với đò.
Dây đỏ một đầu cố định với con trượt, đầu kia nối vào tời cuộn đặt trên đò.
Như vậy có thể điều chỉnh chiều dài dây đỏ để kết hợp với lực đẩy đò của dòng chảy mà thay đổi góc giữa đò và dòng chảy, tức là thay đổi hướng sang sông của đò.

So sánh kiểu ta với kiểu Tây:
Kiểu ta không phải làm cọc ở giữa sông nhưng lại phải làm thanh dẫn ngang sông.
Kiểu ta đò hướng mũi vào bờ, dễ cho xe lên xuống. Kiểu Tây thì đò phải áp mạn vào bờ.

Xin ngả mũ kính phục người nghĩ ra kiểu sang sông này và áp dụng vào con đò Việt kia.
Rất cảm ơn bạn vanngocthie đã cung cấp thông tin này.
 
Ðề: Đò ngang không chèo

Với kiểu qua đò này,một chiếc xe máy thồ hàng nặng hay một chiếc công nông khi vượt qua bên kia sông là leo dốc đi luôn không cần trở đầu hay lùi lên bờ (Lùi lên dốc không phải dễ).

Không cọc giữa sông, không cản trở lưu thông trên sông, không sợ va chạm với những vật nổi từ trên nguồn về khi vào mùa lũ.
Thanh dẫn ngang là một sợi cáp thép tận dụng từ các sợi cáp của xe cần cẩu nào đó bỏ đi (vì cáp của xe cẩu là cáp treo,khắt khe về an toàn, do vậy khì hết hạn sử dụng vẫn dùng tốt vào việc khác mà không liên quan tới treo).

Người ta buộc sợi cáp này vào 2 cái cây trên bờ, ( cây vàng tâm,không phải cây mỡ :4:...). Xứ này là rừng núi thì tha hồ cây.
 
Top