{E} Cơ học vật liệu

  • Thread starter nhancohoc
  • Ngày mở chủ đề
N

nhancohoc

Author
Tôi đang giảng dạy môn Sức bền vật liệu và Cơ học lý thuyết và Lý thuyết đàn hồi tại Đại học Nha trang. Tôi muốn giao lưu một số kiến thức về lĩnh vực Cơ học vật liệu. Tôi mới gia nhập forum nên tôi sẽ post bài sau
 
Re: Cơ học vật liệu

Vậy là đồng nghiệp dạy cùng trường của thầy ME rồi !
Hy vọng anh sẽ đóng góp nhiều kiến thức, kinh nghiệm, tài liệu cho anh em nhà MES !
Hân hoan chào đón anh gia nhập đại gia đình MES !
 
D

dongnhan

Author
Re: Cơ học vật liệu

Chào các bạn
Cho mình hỏi rằng thịt cá được phân là loại vật liệu gì (dẻo hay dòn) và phương pháp xác định module đàn hồi của nó như thế nào không?
Xin chân thành cảm ơn
 
L

Liễu Ngân Đình

Author
Re: Cơ học vật liệu

Vậy là bạn biết nước thuộc loại vật liệu gì rồi.
Bạn DONGNHAN chiếu cố giải thích giùm tớ, tớ thực ko rành lắm vấn đề này mà chưa tìm được lời giải thỏa đáng.
Cảm ơn bạn DONGNHAN nhiều nhiều!
 
V

Vo HuyThanh

Author
@nhancohoc: Chào mừng thầy đến với diễn đàn, hy vọng diễn đàn sẽ có thêm nhiều bài viết về Vật liệu lực học, Cơ học đàn hồi của thầy . Hân hạnh.

@ dongdu2907: em dùng ID là dongdu chắc là dân du học ở Nhật . Nếu biết tiếng Nhật thì vô tham khảo ở Homepage dưới đây sẽ biết lò xo chân chống xe dùng vật liệu gì và phương pháp thiết kế, tính toán , kể cả gia công chế tạo lò xo như thế nào .

http://www.tokaibane.com/tech/index.html
chúc vui vẻ.
 
D

dongdu2907

Author
@nhancohoc: Chào mừng thầy đến với diễn đàn, hy vọng diễn đàn sẽ có thêm nhiều bài viết về Vật liệu lực học, Cơ học đàn hồi của thầy . Hân hạnh.

@ dongdu2907: em dùng ID là dongdu chắc là dân du học ở Nhật . Nếu biết tiếng Nhật thì vô tham khảo ở Homepage dưới đây sẽ biết lò xo chân chống xe dùng vật liệu gì và phương pháp thiết kế, tính toán , kể cả gia công chế tạo lò xo như thế nào .

http://www.tokaibane.com/tech/index.html
chúc vui vẻ.
Anh nhầm rồi . Em chỉ thấy thích ID này rồi chon nó thôi . Em đang học tại VN
 
trước khi tham gia mục này em xin chào các bác,anh chị!!! khi tìm EJ (độ cứng vật liệu) thì phải thí nghiệm trên từng vật liệu đó!!!quá trình thực nghiệm làm như thế nào ah!!!mong các bác giúp em ah!!!
 
mục này theo em đi sâu nghiên cứu thiết kế vật liệu compozit thì thực tế hơn!!! mong các bác chuyên ngành cơ học tham gia giúp chúng em!!!
 
@Dongnhan: vật liệu theo mình được học chỉ dùng để chỉ những vật rắn mà con người sử dụng để chế tạo dụng cụ, thiết bị ,máy móc, xây dựng công trình... Do đó tất cả các chất lỏng, khí cho dù quan trọng nhưng cũng không được đề cập đến.

@ luonggiatrang9: đo độ cứng là phương pháp xác định cơ tính đơn giản nhất, do đó nó được sử dụng rất rộng rãi và tất nhiên rất quan trọng.
Để đo đcứng của 1 loại vật liệu người ta tiến hành ép 1 tải trọng xác định lên bề mặt của vật liệu cần đo thông qua mũi đâm làm bằng vật liệu cứng hầu như không chịu biến dạng dẻo (coi là cứng tuyệt đối như thép tôi cứng,hợp kim cứng, thậm chí cả kim cương), mũi đâm sẽ để lại trên bề mặt của vật liệu 1 vết lõm và dựa vào vết lõm người ta có thể xác định được độ cứng của vật liệu.
Có 2 loại đọ cứng : thô đại và tế vi. Nói chung đọ cứng thường dùng là độ cứng thô đại còn đọ cứng tế vi chỉ sử dụng trong nghiên cứu khoa học ( do thí nghiệm phức tạp : cần mũi đâm bé, tải trọng nhỏ để tác dụng vào từng pha , hạt, sử dụng cả kính hiển vi quang học)
Tất cả các loại độ cứng đều bắt đầu chữ H(hardness) còn kí hiệu theo sau để chỉ loại.
ví dụ HB :độ cứng Brinen, xác định độ cứng Brinen bằng cách ấn 1 tải trọng F xác định lên bề mặt phẳng của vật liệu qua viên bi cứng, sau khi thôi tác dụng,tải trọng để lại trên bề mặt vết lõm dạng chỏm cầu diện tích S. Thông qua việc xác định tỉ số của F với S người ta xác định được độ cứng Brinen (kg/mm2).
Còn độ cứng HR(rôcvel) và RV (Vicke) cũng được đo theo phương pháp gần giống như thế.
Mô đun đàn hồi E của vật liệu xác định thông qua thí nghiệm kéo, nén (khá đơn giản) .
 
các bác ah!!! như một số dầm tính toán người ta bỏ qua lực cắt,lực nén!!!mà một số người giải thích là nhỏ , em tính ra không nhỏ chút nào,chẳng hạn tính chuyển vị của dầm!!!vậy vấn đề bỏ qua ở đây có phải là do độ phức tạp không ah!!!
 
cá thuộc vật liệu hữu cơ!!! nếu tổng hợp áp dụng trong ngành công nghiệp thì thuộc vật liệu compozit!!! lúc đó ta đi tính độ cứng ,độ đàn hồi!!! nói chung những vật liệu áp dụng trong công nghiệp ta đề cập!!!
 
các bác ah!!! như một số dầm tính toán người ta bỏ qua lực cắt,lực nén!!!mà một số người giải thích là nhỏ , em tính ra không nhỏ chút nào,chẳng hạn tính chuyển vị của dầm!!!vậy vấn đề bỏ qua ở đây có phải là do độ phức tạp không ah!!!
Bạn ơi, đây đang bàn về cơ học vật liệu cơ mà.
 
vodanh8705 theo mình môn sức bền vật liệu chính là bộ môn cơ học vật liệu đó!!! chúc bạn luôn vui vẻ!!!
 
vodanh8705 theo mình môn sức bền vật liệu chính là bộ môn cơ học vật liệu đó!!! chúc bạn luôn vui vẻ!!!
Tớ không biết bạn được học môn này như thế nào, nhưng theo chuyên ngành tớ học thì 2 môn sức bền vật liệu và cơ học vật liệu được dạy vào 2 năm khác nhau ( 1 môn năm thứ 3 và 1 môn năm thứ 4) .

Sức bền vật liệu thì chủ yếu xét khả năng chịu tải của vật liệu, các thanh, dầm, hệ thanh, hệ dầm( chủ yếu vật liệu là gang thép, bê tông) từ đó đặt tải thích hợp, lựa chọn vật liệu hợp lí, lấy hệ số an toàn phù hợp cho từng vị trí trong hệ chịu tải.

Đối với môn cơ học vật liệu thiên về nghiên cứu thuộc tính của vật liệu, mô hình vật liệu và ứng sử vi mô của vật liệu khi có tác động từ bên ngoài( tớ đang học môn này nên kiến thức chưa sâu).
Có thể do khác trường, khác chuyên ngành nên phạm vi môn học hơi khác với bạn.
 
N

ngocanh_811

Author
Tùy vào từng trường hợp người ta mới bỏ qua thôi bạn ạ.Còn không là phải kiểm tra bền kéo nén,xoắn ,uốn ,cắt ...Tùy từng trường hợp chịu lực mà tính toán cho hợp lí
 
Trong phương pháp viết phương trình đường đàn hồi bằng phương pháp thông số ban đầu.Trên trường em không dạy,em tự học phần này,nhưng không biết tính q',q''...tức là các giá trị thông số ban đầu,khi dầm chịu lực phân bố không đều,ví dụ như hình tam giác ....Mong các bác giúp em!!!
chân thành cảm ơn.
 
Tôi đang giảng dạy môn Sức bền vật liệu và Cơ học lý thuyết và Lý thuyết đàn hồi tại Đại học Nha trang. Tôi muốn giao lưu một số kiến thức về lĩnh vực Cơ học vật liệu. Tôi mới gia nhập forum nên tôi sẽ post bài sau
Thày Nhancohoc ơi, Thày có thể post bài hoặc đưa ra vấn đề về cơ học cho bọn em thảo luận cho sôi nổi đi ạ . Chúng em đang chờ bài của Thày đấy ạ . Cảm ơn Thày nhiều
 
Tôi đang giảng dạy môn Sức bền vật liệu và Cơ học lý thuyết và Lý thuyết đàn hồi tại Đại học Nha trang. Tôi muốn giao lưu một số kiến thức về lĩnh vực Cơ học vật liệu. Tôi mới gia nhập forum nên tôi sẽ post bài sau
thầy có thể hướng dẫn giúp em tính chuyển vị bằng phương pháp thông số ban đầu thầy nhé!!!cách tính các thông số ban đầu khi dầm chịu lực phân bố không đều thầy nhé!!!cảm ơn thầy nhiều.
 

Sơn MDC

<b>Quản lý | Manager</b></br><b>Giải Nhì vòng 4 cu
Em là sinh viên nghành Máy - Thiết bị Mỏ.kì này đang học môn Vật liệu kĩ thuật. Vậy các thầy có thể chỉ cho em nên đọc những tài liệu nào cho hiệu quả được ko ạ
Em cảm ơn các thầy!
 
Tớ trả lời thay nhé (vì tớ không phải là thày mà), nói chung các sinh viên vật liệu hay các sinh viên cơ khí khi học,tìm hiểu về vật liệu thường sử dụng cuốn "Vật liệu học" của Thày Nghiêm Hùng -ĐHBKHN.
Mình thấy quyển này viết dễ hiểu, khối lượng kiến thức cũng khá lớn do đó bạn nên đầu tư.
 
Top