{E}Hỏi vật liệu làm dao phay cho máy phay CNC

L

libra_vht

Author
Em đang có ý định chế thử dao để đỡ phải mua ngoài, nhưng vật liệu để làm thì đang lăn tăn!
Em định làm dao ngón liền khối thôi ạ, vậy các bác có cao kiến gì giúp em với! để em đặt hàng mua vật liệu!
Thanks các bác trước!
 
Re: Hỏi vật liệu làm dao phay cho máy phay CNC

Điểm 10 cho ý tưởng của member này.
Quả là táo bạo, nhưng ...
 

worm

Well-Known Member
Moderator
Re: Hỏi vật liệu làm dao phay cho máy phay CNC

Yêu cầu kỹ thuật thế nào? Dùng để phay loại vật liệu nào? Độ cứng của vật liệu đó là bao nhiêu? Không đủ thông tin thì sao mà trả lời được.
 
Yêu cầu kỹ thuật thế nào? Dùng để phay loại vật liệu nào? Độ cứng của vật liệu đó là bao nhiêu? Không đủ thông tin thì sao mà trả lời được.
Mình cũng đang có ý tưởng như vậy đấy.
Các dao phay, tiện của máy CNC hầu hết làm bằng công nghệ kim loại bột, phun phủ hợp kim chúng ta rất khó để làm được điều này, bạn cứ dùng thử thép gió xem sao thậm chí có thể dùng thép Y7...Y10, 9XC làm dao gia công những chi tiết đơn giản, nếu chi tiết phức tạp, góc cạnh thì dùng thép gió là tốt nhất vì chúng ta chủ yếu gia công những chi tiết bằng thép kết cấu chế tạo máy chưa qua nhiệt luyện không quá cứng
 

worm

Well-Known Member
Moderator
Kể cả dao bằng hợp kim bột thì cũng có thể làm được chứ tại sao lại không? Nhưng lúc đó cần một thiết bị phù hợp để có thể tiến hành ép nóng với áp suất cao. Sau đó phải có lò nung tốt để tiến hành thiêu kết.
Còn việc chế tạo dao thì tùy loại vật liệu, nên chọn thép làm dao đảm bảo được sau khi nhiệt luyện có độ cứng cao hơn vật liệu gia công từ > 45 HRC là tốt nhất.
 
Bac hut_heater có thể cho bọn em tham khảo một số vât liệu bột được không? Thực tế đã có nơi nào lam loại bột này và làm hoàn chỉnh dao CNC chưa ạ?
 

worm

Well-Known Member
Moderator
Làm về vật liệu bột thì có rồi, nhưng làm dao CNC thì chưa thấy. Nếu muốn tìm hiểu thì liên hệ Bộ môn luyện kim màu của ĐHBK Hà Nội, họ có một phòng thí nghiệm luyện kim bột đấy. Hoặc nhờ sư cụ "Thích hóng hớt" giúp cho, đề tài tốt nghiệp của Thích hóng hớt là về luyện kim bột.

P/S: bổ sung thêm tí chút, có thể tìm thấy một số loại vật liệu luyện kim bột trong thực tế ở mấy cái bình lọc nước, loại dùng lõi lọc là kim loại.
 
So với vật liệu truyền thống, vật liệu bột có những ưu điểm sau:
- Cho phép chế tạo ra các chi tiết có độ chính xác cao.
- Sản phẩm chế tạo từ vật liệu bột có cấu trúc đồng nhất, ko có hiện tượng thiên tích.
- Cho phép tạo ra các loại vật liệu mới (kim loại và hợp kim có nhiệt độ nóng chảy cao như W, WC-Co, các loại bạc xốp và màng lọc kim loại). Các loại vật liệu này có thể ko chế tạo đc bằng luyện kim truyền thống.
- Sử dụng vật liệu bột cho phép tiết kiệm nguyên liệu và năng lượng.

Quá trình sản xuất các chi tiết bằng công nghệ Luyện kim bột gồm:
- Sản xuất bột
- Tạo hình (ép) sản phẩm
- Thiêu kết ( gia công nhiệt luyện)
- Gia công lần cuối ( chỉnh lại kích thước, ép lại, nhiệt luyện....)


Chế tạo vật liệu bột có nhiều cách: các phương pháp cơ học như?: nghiền, phun bột bằng đĩa quay, phun kim loại, phun bột kim loại trong chân ko, phun bằng điện cực. Các phương pháp hóa lý ....

Quá trình tạo hình: Nhiệm vụ của quá trình ép bột là tạo ra các chi tiết có hình dạng và kích thước nhất định, đồng thời tạo độ bền cần thiết cho vật ép. Khi ép phải đạt được mật độ cần thiết để khi thiêu kết xong chúng có đc cơ, lý tính như mong muốn. Và cũng có rất nhiều yếu tố ảnh hướng tới quá trình ép.
Phương pháp ép phổ biến là ép 1 chiều trong khuôn kim loại. Nhược điểm của nó là kích thước chi tiết bị hạn chế. Ngoài ra còn có các phương pháp tạo hình khác như: đúc trong khuôn, ép thủy tĩnh, cán bột kim loại, ép đùn nguội....

Về vấn đề thiêu kết thì rât khó để nói rõ ràng, ỏ đây mình chỉ đề cập đến các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thiêu kết và chất lượng vật thiêu.
Thứ nhất là tính chất bột ban đầu:
Về kích thước hạt, thành phần, hàm lượng ô xít, khuyết tật mạng tinh thể ...đều ảnh hưởng tới quá trình thiêu. Ví dụ: hạt càng mịn tức là diện tích bề mặt tiếp xúc càng lớn thì quá trình thiêu kết càng nhanh.
2- Áp lực ép:
Áp lực ép tăng sẽ dẫn đến mật độ của vật ép tăng ---> độ co thể tích giảm. Độ co của vật liệu tỉ lệ thuận với độ xốp của vật liệu khi thiêu kết. Nếu khi ép mật độ ko đồng đều thì sau khi thiêu kết thường xảy ra hiện tượng dạng trống. Nói chung, áp lực ép lớn thì sản phẩm sau thiêu kết càng có độ bền, độ cứng, độ bền nén lớn.
3- Nhiệt độ thiêu kết:
Nhiệt độ thiêu kết tăng thì mật độ càng lớn do sự tiếp xúc k loại ngày càng nhiều ---> điền vào lỗ xốp do sức căng bề mặt, vật liệu xếp chặt hơn.
4- Thời gian thiêu kết:
Thời gian thiêu kết là thời gian bắt đầu giữ nhiệt. Thời gian giữ nhiệt tăng thi tính dẻo của vật liệu tăng do giải phóng hết oxit trong mẫu. Thời gian giữ nhiệt phụ thuộc thành phần, mật độ của vật thiêu, kích thước, trọng lượng của chúng, dạng lò thiêu....
Môi trường thiêu kết: Thông thường là thiêu kết trong môi trường bảo vệ để tránh bị oxi hóa.

Mỏi tay quá!!:17:
 

worm

Well-Known Member
Moderator
Thanks một cái nào.
Và bổ sung thêm tí chút:
Đối với các loại dao cụ, vật liệu bột được dùng thường là các loại hợp kim cứng và siêu cứng, khó và gần như không thể gia công tạo hình bằng các phương pháp gia công cơ thông thường. Ngoài ra, do việc ép dưới áp suất cao, các chi tiết chế tạo bằng vật liệu bột thường có tỷ trọng lớn hơn nhiều so với vật liệu khối. Hiện nay, trên thị trường Việt Nam cũng có khá nhiều sản phẩm dùng vật liệu bột như một số loại bạc, dao cắt, chi tiết chịu mài mòn ... đặc điểm dễ nhận dạng là cứng, cầm thì nặng tay hơn một chi tiết bằng thép có hình dạng tương đương, nếu mài bằng đá hay dũa thì có cảm giác trơ (không kể là có khi còn làm nhẵn cả đá mài) và nếu đem kiểm tra vật liệu thì gần như bó tay vì ... không mài được, không khoan được ...
 
Thank đi thank đi.... mấy bạn hỏi cũng nhớ thank nhá!! :71:
 
chị hóng hớt post các kiến thức chung quá!Chị thử làm 1 ví dụ chi tiết đi
Hì hì, em thông cảm, chị ko học về vật liệu bột, nó là chuyên ngành hẹp của bộ môn luyện kim bột mất rùi. Những j chị biết chẳng qua là do có vài tháng tiếp cận với 1 đề tài về chế tạo vật liệu xốp từ kim loại bột mà thôi.:4:
 
Cảm ơn các Bác nhiều! Nhưng em muốn hỏi thêm chút nữa ah:
- Về cụ thể là vật liệu gì? (có dễ kiếm không ?)
- Lực ép tạo hình là bao nhiêu?
- Nhiệt độ thiêu kết?
Mà sao bác Thích Hóng Hớt đã tuyển được bồ chưa a?? hee!
 
Bác Thích hóng Hớt cũng đang online ha ? em còn một số câu hỏi nữa đấy!!

Em có 2 tháng để suy tư về thói quen post bài lung tung và đặt tiêu đề ngắn ngủn.
 
Last edited by a moderator:

worm

Well-Known Member
Moderator
Cảm ơn các Bác nhiều! Nhưng em muốn hỏi thêm chút nữa ah:
- Về cụ thể là vật liệu gì? (có dễ kiếm không ?)
- Lực ép tạo hình là bao nhiêu?
- Nhiệt độ thiêu kết?
Mà sao bác Thích Hóng Hớt đã tuyển được bồ chưa a?? hee!
1. Vật liệu bột dùng làm dao thường là các loại carbid như TiC, WC, Si2C ...

2. Lực ép tạo hình tùy thuộc vào vật liệu và yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm, có thể từ 3 đến 30 tấn (cái này không chắc chắn lắm, nhưng nếu để làm dao cụ thì vào khoảng > 10 tấn)

3. Nhiệt độ thiêu kết là nhiệt độ làm cho các hạt carbit bị nung chảy (có thể vừa ép vừa nung để làm tăng mật độ), thường vào khoảng 1400 - 1600 độ
 
Úi cha như vậy để làm ra một lưỡi dao CNC có thể tính toán sơ bộ:
- Một máy ép cỡ vừa (>100 tr)
- Một bộ dụng cụ ép (vài trục tr )
- Một lò nhiệt luyện cao độ có môi trường khí bảo vệ hoặc chân không (> 100 tr)
- Vật liệu bột carbid như TiC, WC, Si2C ... sản xuất không phải dễ, nếu mua thì ở đâu được ah? (nếu sản xuất thì phải có thiết bị cũng vào khoảng vài trăm tr) chưa kể mặt bằng xây dựng
Cũng mất tiền tỷ rồi dự án này không khả thi lắm nhỉ, không biết bao giờ ta mới làm được lưỡi dao CNC đay! Ở chỗ em chỉ có duy nhất máy ép 25T, 63T
Các bác góp ý với bảng dự trù này đi ah!!
 
Úi cha như vậy để làm ra một lưỡi dao CNC có thể tính toán sơ bộ:
- Một máy ép cỡ vừa (>100 tr)
- Một bộ dụng cụ ép (vài trục tr )
- Một lò nhiệt luyện cao độ có môi trường khí bảo vệ hoặc chân không (> 100 tr)
- Vật liệu bột carbid như TiC, WC, Si2C ... sản xuất không phải dễ, nếu mua thì ở đâu được ah? (nếu sản xuất thì phải có thiết bị cũng vào khoảng vài trăm tr) chưa kể mặt bằng xây dựng
Cũng mất tiền tỷ rồi dự án này không khả thi lắm nhỉ, không biết bao giờ ta mới làm được lưỡi dao CNC đay! Ở chỗ em chỉ có duy nhất máy ép 25T, 63T
Các bác góp ý với bảng dự trù này đi ah!!
Chị nghĩ ko ai đi nhận 1 dự án bất kỳ rồi mới tiến hành đầu tư thiết bị- sẽ luôn tốn kém và ko biết cần bao nhiêu dự án mới thu hồi đc vốn, mà họ sẽ nhận những dự án sử dụng đc cơ sở hạ tầng sẵn có.
 
Các Pác có địa chỉ nào có thể liên hệ để có thêm thông tin về vật liệu bột không (nếu có thể mua được thì càng tốt)
Thanks a lot!
"Bác Thích Hóng hớt tuyển Pồ như thế nào ahj? Bác nêu thông số kỹ thuật để anh em trong diễn đàn giúp một tay"
 
Các Pác có địa chỉ nào có thể liên hệ để có thêm thông tin về vật liệu bột không (nếu có thể mua được thì càng tốt)
Thanks a lot!
"Bác Thích Hóng hớt tuyển Pồ như thế nào ahj? Bác nêu thông số kỹ thuật để anh em trong diễn đàn giúp một tay"
Thông tin và địa chỉ mua vật liệu bột có thể đến hỏi trực tiếp các tháy cô trong bộ môn: Vật liệu màu và composit- khoa Khoa học và công nghệ vật liệu- Đại học Bách Khoa HN.

Các "thông số kỹ thuật" đã đc ghi đầy đủ và chi tiết trong blog cá nhân. Địa chỉ đã đc post trong toppic "Con gái" thuộc chuyên mục Góc hài hước. :71:
 
Top