{E}Thép C15 nứt ? ???

Author
Các bác có cách nào để gia công cắt gọt cho thép C15 không bị nứt ?
Cảm ơn các bavs nhiều! :p
 
Author
Re: Thép C15 nứt ? ???

Vâng C15 mềm ạ, phôi ban đầu ở dạng cây (không dõ công nghệ tạo phôi) nhưng khó cắt gọt, trên bề mặt sản phẩm xuất hiện nhiều vết nứt nhỏ chủ yếu là nứt dọc.Cái này là do vật liệu hay do công nghệ cắt gọt hở các bác...???? :( :)
 
hơ, thế thì bác phải xem lại cái phôi xem thế nào chứ.
 
hơ, bác làm khó em quá. Để xem có phải là c15 không? nếu phải thì mong các bác góp ý tiếp. Nếu không phải thì không phải, lần sau không dùng nó ưữa.
 
L

Liễu Ngân Đình

về cơ bản thì C15 là thép mềm
Bánh răng:
- vận tốc >4 m/s, chịu tải uốn và va đập
- Mác thép: C15, C20, 20Cr, 12CrNi3
- Nhiệt độ tôi: Thấm C ở 900 – 920, tôi ở 780 – 820 trong nước đối với thép 20 và15, trong dầu với 20Cr và 12CrNi3
- Nhiệt độ ram: 180 – 200
- Độ cứng: 56 – 62 HRC
(nhẩy hàng của bác Linh)
vậy là khi người ta chế tạo phôi đã xử lý ko tốt nên bị ứng xuất dư và hạ nhiệt không đều nên mới dở khóc dở cười như vậy.

Khi nó đã là 50 HRC thì khó gia công rồi.
 

worm

Well-Known Member
Moderator
Xem phôi để dự đoán công nghệ được sử dụng để tạo ra cây thép đó là gì. Nếu nó dùng cán nguội thì bề mặt phải trơn láng, còn nó có vết nứt vỡ như thế có thể là phôi cán nóng (trong quá trình cán có xả nước làm mát làm cho bề mặt bị biến cứng --> nứt vỡ khi cán tiếp)
 
H

Hoàng

Tôi cũng nghĩ là trong quá trình sản xuất phôi đã làm biến cứng bề măt (nhưng chắc chưa tới 50 HRC đâu) hoặc chất lượng phôi không tốt. Bạn nên kiểm tra phôi trước khi gia công có bị nứt hay không, nếu OK thì cho ủ phôi trước khi gia công, Sau khi gia công sản phẩm OK thì có thể cho làm theo cách này nếu vẩn bị nứt thì chắc phải thay đổi nhà cung cấp.
 
Last edited by a moderator:
L

Liễu Ngân Đình

ủ xong thì ko biết còn dùng được vào việc của bạn ấy không dù sau khi gia công lại tôi cải thiện.
 
H

Hoàng

Tại sao không! Rất nhiều SP trước khi gia công vẩn phải ủ cơ mà hơn nữa chi tiết chọn vật liệu là C15 thì chắc không cần có độ cứng cao lắm
 
Các bác có cách nào để gia công cắt gọt cho thép C15 không bị nứt ?
Cảm ơn các bavs nhiều! :p
Theo mình biết thì gia công cắt gọt không làm nứt được thép C15 đâu.Bạn kiểm tra lại xem vật liệu có vấn đề đó.
 
M

mom

Cũng chẳng có dấu hiệu gì của việc nứt phôi ban đầu
*Các bác ơi e đang dùng tên dăng nhập là Com nhưng bây giờ e không thể đăng nhập vào diễn đàn Mes được, giúp e lấy lại tên với ạ,, Thanks!!!!*
 
L

Liễu Ngân Đình

Thế nào là cán nóng vậy?
Thế nào là ủ rồi lại tôi?
 
Author
Trước đây em vẫn dùng 15X không có vấn đề gì, sản phẩm là một loại chi tiết dạng đai ốc chỉ dùng một lần, sau khi chịu biến dạng do va đập thì bỏ di, cần độ cứng nhỏ 80-> < 100HB, em nên ủ ở nhiệt độ ủ bao nhiêu được ?(em tham khảo khoảng 900 độ)
Thank s các bác nhiều em lấy lại được nick rồi!
 

worm

Well-Known Member
Moderator
Trước đây em vẫn dùng 15X không có vấn đề gì, sản phẩm là một loại chi tiết dạng đai ốc chỉ dùng một lần, sau khi chịu biến dạng do va đập thì bỏ di, cần độ cứng nhỏ 80-> < 100HB, em nên ủ ở nhiệt độ ủ bao nhiêu được ?(em tham khảo khoảng 900 độ)
Thank s các bác nhiều em lấy lại được nick rồi!
Tùy theo độ cứng ban đầu của phôi mà chọn nhiệt độ phù hợp. Thời gian giữ nhiệt căn cứ theo cách xếp phôi và mật độ xếp. Nếu sản phẩm đã gia công thành đai ốc có kích thước nhỏ, đổ đầy trong 1 thùng kín (nếu cần chống ô xy hóa thì đậy nắp và trát đất sét kín), chế độ ủ khoảng 850°C / 90' (120') cho lượng sản phẩm khoảng 150 - 200 kg.

Thế nào là cán nóng vậy?
Thế nào là ủ rồi lại tôi?
Hơ hơ, thích thì chiều luôn:

  • Cán nóng: cán phôi ở trạng thái nóng (thường khoảng 1000 - 1100 °C).
  • Ủ: nung phôi đến nhiệt độ AC1, giữ nhiệt một thời gian rồi làm nguội chậm cùng lò (nếu nguội chậm ngoài không khí thì gọi là thường hóa)
  • Tôi: nung phôi đến nhiệt độ AC3 + 50, sau đó làm nguội nhanh trong dầu hoặc nước.
Trong thực tế sản xuất, với nhiều loại phôi thép có độ cứng khác nhau, tùy theo yêu cầu của gia công cơ mà phôi sẽ phải ủ để làm mềm. Nếu không tiến hành nguyên công này, trong gia công có thể gây nứt vỡ phôi khi dập, hoặc gây hại dao khi tiện, khoan ... Còn khi chi tiết quá mềm, cần phải tôi cải thiện để nâng cao độ cứng (thường lấy tối đa đến 25 HRC) để khi gia công phôi không quá dẻo. Và đối với nhiệt luyện, khi chọn chế độ nhiệt phù hợp và có biện pháp bảo vệ bề mặt tốt (chống thoát C, chống ô xy hóa ... ) thì chẳng bao giờ có khải niệm ủ xong tôi cải thiện là sản phẩm đó vứt đi, kể cả khi phải thực hiện lặp đi lặp lại một vài lần. Trừ trường hợp nung phôi chảy hoặc cháy. Nếu chưa làm trong thực tế thì nhiều người rất hay phát biểu liều là làm thế chỉ tổ hỏng vật liệu và vứt đi.
 
H

Hoàng

Như bạn viết ở trên thì tôi thấy chi tiết có yêu cầu độ cứng 80 ~ 100HB, tuy nhiên có lẽ bạn không quan tâm lắm đến độ cứng lắm thì phải (Cái phôi bạn đang gia công chắc có độ cứng > 100 HB vài lần). Theo tôi thì bạn nên nung khoảng từ 650 ~ 700 độC (Gần như Ram cao) vừa đỡ tốn tiền điện vừa tiết kiệm thời gian!
 
Top