Gia công bằng phương pháp lăn miết

  • Thread starter Manh Lan
  • Ngày mở chủ đề
M

Manh Lan

Author
Chào các anh em.tôi đang quan tâm đến vấn đề gia công bằng phương pháp lăn miết.anh em nào có thông tin hay kinh nghiệm gì chỉ bảo giúp với.Xin cảm ơn nhiều!
 

ME

Active Member
Bạn xem cuốn "Các pp gia công kim loại" , NXB ĐH QG tp HCM 2007 để biết thêm (có cả lăn ép, lăn ép rung...).
 
M

Manh Lan

Author
Cám ơn ME, tôi sẽ thử tìm xem.nếu ME có kinh nghiệm gì về lĩnh vục này thì chỉ bảo giúp nhé.
 

ME

Active Member
Năm 1998 anh bạn đồng nghiệp của tôi làm về đề tài thạc sĩ về lăn miết. Khi đó tôi giúp anh ấy mang mấy mẫu thwr vô ĐH BK tp HCM để đo nhám bề mặt (chỗ cô Hà) và độ cứng lớp bề mặt (chỗ thầy Ngoạn).
Anh bạn của tôi thực hiện lăn miết bằng bi và sử dụng graphits mịn trộn trong dầu làm chất bôi trơn. Khi ấy mẫu thử sau khi lăn miết có mầu đen độc đáo lắm do graphit bị nhét trong các rãnh nhấp nhô (Khi các nhấp nhô bị san phẳng thì lơp kim loại bề mặt (lúc đó đã bị biến dạng dẻo) giữ một ít graphit lại). Vậy nếu bề mặt này khi làm việc thì graphit sẽ được "tiết ra", góp phần bôi trơn bề mặt, làm giảm ma sát và dĩ nhiên là giảm mài mòn. Anh bạn của tôi thực nghiệm tạo mẫu trên máy tiện và sự dụng đầu lăn ép 1 bi đơn giản. Lúc đó anh ta chỉ quan tâm đến vài thông số như độ cứng lớp bề mặt, nhám bề mặt và các thông số tribilogy mà không quan tâm đến sai số hình dáng của chi tiết, nang suất gia công,...
Thầy Đặng Văn Nghìn làm NCS ở Nga về lĩnh vực này.
 
M

Manh Lan

Author
cảm ơn anh ME rất nhiều.chỗ em mới nhập về 01 máy lăn miết,bắt đầu thực hiện chuyển giao công nghệ nên em thấy rất mới và lạ lẫm.có thể giúp em tìm tài liệu về lĩnh vực này qua mạng được không anh?
 

ME

Active Member
Theo như bạn nói thì cty của bạn đã nhập một máy lăn miết chuyên dùng. Chắc đây là máy đầu tiên ở VN rồi. Tôi chưa tiếp xúc với máy lăn miết chuyên dùng mà chỉ tiếp xúc với các máy truyền thống thông dụng như tiện, phay, bào có thêm đồ gá để thực hiện các nguyên công miết, lăn ép, lăm ép rung mặt trụ, mặt phẳng thôi.
Tôi có tài liệu về gia công tinh bằng biến dạng dẻo nói chung và lăn ép nói riêng nhưng rất tiếc tôi để ở VN, không thể cho bạn mượn được. Bạn có thể mua cuốn "Các pp gia công kim loại" của một số thầy ở ĐHBK tp HCM và tôi cùng biên soạn. Lần xuất bản mới nhất là tháng 8/2007. Trong tài liệu này có nguyên một phần về gia công tinh bằng BDD.
Chúc bạn thành công!
 
R

rustbolt

Author
Manh Lan viết:
...chỗ em mới nhập về 01 máy lăn miết,bắt đầu thực hiện chuyển giao công nghệ nên em thấy rất mới và lạ lẫm.có thể giúp em tìm tài liệu về lĩnh vực này qua mạng được không anh?
Máy ở chỗ bạn nhập về dạng gì? Có phải điều khiển CNC không? Lĩnh vực này rất hay và rất dễ... kiếm tiền!
Chỗ bạn, người ta đã chuyển giao công nghệ thì cứ theo đó mà làm, dần dần sẽ tích lũy được kinh nghiệm.
Bạn search trên mạng với từ khóa Metal Spinning sẽ tìm được nhiều cái có ích. Trong giai đoạn "nhập môn", bạn cứ load các đoạn video minh họa về xem sẽ hiểu vấn đề rất nhanh.
Mình cũng mê món này lắm và đã từng nghiên cứu về nó. Rất tiếc là do nhiều điều kiện nên không tiếp tục được.
Trước kia, mình chỉ có cái máy tiện cổ lỗ với các đồ gá đơn giản nhưng cũng làm được một số món ra trò. Kinh nghiệm thì cũng có được một ít (từ những sản phẩm bị đưa ra phế liệu!) nhưng chẳng biết truyền đạt thế nào? Cái món này phải trải qua rồi thì nói mới hiểu!
Thôi thì thế này, trong đám tài liệu lổn nhổn mà mình đã load được trên mạng, chắt lọc ra thấy có cái này coi được. Bằng tiếng Anh nhưng ngắn thôi, chịu khó đọc nhé:

http://www.esnips.com/doc/dbe68b67-6d03-4ec1-8e88-8b80c5581aba/LyThuyetSpin

Mình tâm đắc nhất cái đoạn kết của nó (có thể xem như là "khẩu quyết" khi thực hành):
Listening to the tool on the part; feeling the resistance of the material; learning the rhythms of spin forming; interacting with the structural transformations that are occurring as the part is formed down the mandrel are key to the art of spinning.
Tạm dịch:
- Lắng nghe tiếng miết của dụng cụ trên chi tiết
- Cảm nhận sự cản trở của vật liệu
- Học cách thao tác nhịp nhàng
- Tương tác với sự biến đổi cấu trúc kim loại cũng như của phần chi tiết đã định hình trên trục gá
Là chìa khoá của nghệ thuật spinning.

Nếu có điều kiện, chỉ cần 1 máy tiện cà tàng, bạn hãy tập miết một số mẫu vật nho nhỏ, chắc chắn bạn sẽ tự chiêm nghiệm ra nhiều điều.
Người ta nói nó là "art of spinning" không ngoa đâu. Khi tự tay thực hành, bạn sẽ cảm nhận được (bằng giác quan!) sự dịch chuyển của các... tinh thể kim loại!!! Từ kết quả thực hành, bạn đọc lại lý thuyết sẽ hiểu về nó rất sâu sắc.
Nắm vững thao tác miết bằng tay, bạn sẽ tiếp cận một cách dễ dàng các quy luật chuyển động của con lăn trên máy CNC hiện đại.
Chúc bạn thành công với "nghệ thuật spinning"! Tương lai có học được cái gì hay thì chia sẻ lại với anh em nhé?
 
Miết

Vì hạn chế của trang nên gửi tạm vài dòng.
Nếu cần đến gặp để chuyển giao công nghệ

Công nghệ Chế tạo ống mỏng, chịu áp lực bên trong cao là một công nghệ đặc thù, được nghiên cứu và ứng dụng trong những năm gần đây. Sử dụng công nghệ miết ép biến dạng tạo hình đem lại hiệu quả kinh tế cao. Cho phép tạo ra các sản phẩm dạng tròn xoay, rỗng từ vật liệu tấm.
Từ sau những năm 1950, một công nghệ gia công Cơ-Nhiệt được áp dụng để sản sản các sản phẩm như các sợi dây nhỏ, tấm mỏng bằng vật liệu thông thường, nhưng cho độ bền cao. Hiện tại có rất nhiều công ty của Mỹ - Anh - Pháp - Đức, chuyên sử dụng công nghệ này để chế tạo các chi tiết. Công nghệ rất phù hợp với điều kiện sản xuất loạt nhỏ, đa dạng sản phẩm về hình dáng, kích thươớc và chiều dày.
Công nghệ mới đem lại hiệu quả lớn về kinh tế, nhất là sản xuất các loại đạn phản lực. Các chi tiết đạn phản lực chịu áp lực cao- nhiệt độ lớn, nhơưng chỉ có tuổi thọ tính bằng giây. Nếu sử dụng bằng các hợp kim đắt tiền, các viên đạn không dùng hết đươợc các tính năng của vật liệu, gây một lãng phí rất lớn. Biện pháp dùng vật liệu thép thông thường, gia công cơ nhiệt theo công nghệ mới, với việc sử dụng lớp cách nhiệt bên trong, đ• đem lại hiệu quả cho sản xuất. Trong hệ thống công nghệ nói trên, sử dụng công nghệ tạo hình bằng miết ép.
Công nghệ miết ép rất phù hợp với sản xuất quốc phòng và dân sinh, nhất là sản xuất các chi tiết vỏ. Công nghệ miết ép biến dạng tạo hình cho phép vừa tạo được các hình dáng kích thước khác nhau, vừa biến mỏng thành, tạo nên sự hoá bền biến dạng. Mặt khác, miết làm thay đổi tổ chức kim loại, nhất là làm thay đổi chiều thớ kim loại, hiệu quả làm tăng tính năng cơ học theo hướng kính. Kết quả có thể làm tăng khả năng chịu ứng suất hướng kính của bình đựng.

Các loại chi tiết và sản phẩm dạng ống thươờng được chế tạo từ cán, vuốt, chuốt. Các công nghệ này cho các kích thươớc và hình dáng profin ống đáp ứng yêu cầu của công nghiệp. Với các công nghệ cán, chuốt, vuốt cho sản lươợng cao chất lươợng vật liệu tốt và năng suất cao, giá thành hạ. Nhương chúng có một nhơược điểm rất lớn là khi cán chuốt vuốt tạo nên tổ chức thớ dọc theo chiều biến dạng, có nghĩa là theo chiều dài ống. Nên độ bền kéo theo chiều dài rất tốt. Nhương độ bền và nhất là độ dai va đập theo chiều tiếp tuyến đơường kính ống kém.
Chính vì vậy, các ống chịu áp lực cao, cần sử dụng vật liệu độ bền lớn. Mặt khác, đối với ống càng mỏng, độ chênh độ dai va đập giữa hư-ớng trục và hươớng tiếp càng lớn.
Công nghệ miết cho phép, khi biến dạng trên 50%, kết hợp xử lý nhiệt sẽ làm tổ chức thớ thay đổi hơướng. Hơướng thớ từ hơướng trục ống thành hơướng tiếp ống. Từ đó làm tăng độ bền và độ dai va đập của ống.
Với công nghệ Cơ-nhiệt, có thể thu được ống có thành mỏng, độ bền cao, nhất là độ bền hươớng tiếp và có khả năng chịu áp lực bên trong lớn. Tỷ số độ bền trên khối lơượng cao. Đây là một công nghệ đặc thù, chỉ dùng chế tạo các sản phẩm cao cấp.
ống chịu áp lực cao đươợc sử dụng làm vỏ động cơ tên lửa, đươợc đươa vào sản xuất tại Nga từ những năm 70. Nhờ công nghệ mới này, nhiều sản phẩm dạng vật bay đơược chế tạo và đươa vào sử dụng do có độ bền riêng cao. Là công nghệ đặc thù nên thiết bị công nghệ là thiết bị chuyên dùng, giá thành sản phẩm cao.
Miết ép là một công nghệ rất mới, cần đươợc tiến hành nghiên cứu từng bươớc nghiêm túc. Tài liệu này chỉ mang tính định hươớng ban đầu, mong góp phần giảm khó khăn, nhanh chóng giúp các nhà nghiên cứu công nghệ đi vào trọng tâm để sớm đạt kết quả.
Việc nghiên cứu một công nghệ mới là một vấn đề rất khó, đòi hỏi phải tính toán và thử nghiệm công phu.



1.1. Khái niệm chung
Miết là công nghệ biến dạng tạo hình các chi tiết rỗng dạng tròn xoay theo biên dạng của trục lõi.
1.2. Phân loại miết
Có 3 dạng công nghệ miết:
a. Công nghệ miết tạo hình, Spinning, Flowing
- Dùng để tạo các sản phẩm nhươ nồi, các chi tiết dạng ống loe từ vậy liệu tấm. Công nghệ biến dạng thuộc dạng biến dạng tạo hình không biến mỏng thành. Thiết bị đơn giản, lực biến dạng không lớn. Nguyên tắc cơ bản là tạo hình tròn xoay bằng phơương pháp chép hình. Vật liệu nhôm tấm hoặc thép tấm, qua xử lý lý nhiệt. Sau miết chi tiết có chất l-ượng bề mặt tốt.
Phạm vi sử dụng: Miết thủ công với đươờng kính 60~70mm
Miết cơ khí: đươờng kính 160~200 mm
Miết bằng thiết bị thủy lực 0,5~4 m.


b. Công nghệ miết biến dạng tạo biến cứng bề mặt. Có nhiều phương pháp tạo biến cứng bề mặt. Công nghệ miết ép tạo hiệu ứng biến cứng bề mặt, làm tăng độ chống mài mòn bề mặt được ứng dụng cho các chi tiết yêu cầu biến cứng cục bộ không qua nhiệt luyện. Có thể tạo biến cứng bề mặt ngoài cũng nhơư bề mặt trong. Để thực hiện công nghệ này cần lực công nghệ lớn, dụng cụ có độ cứng cao, để có khả năng tạo biến cứng một lớp dày đến chục micromet. Thường sau khi miết bề mặt có độ nhấp nhô nhất định.

c. Công nghệ miết ép biến mỏng tạo hình :
Miết biến mỏng khác với các loại miết kể trên ở chỗ, thành phôi chịu sự biến dạng lớn, chiều dày thành giảm trong và sau biến dạng tạo hình. Thươờng độ biến mỏng ít nhất đạt 30%. Khi thiết kế công nghệ, cần tính chính xác độ biến mỏng. Dung sai độ dày có thể đạt đến ? 0,01mm. Dung sai theo đươờng kính đạt từ ? 0,05 đến 0,1mm. Do biến mỏng, kim loại biến cứng nguội. Độ bền tăng lên, có thể làm thay đổi cơ tính. Có khả năng tạo đơược ống có độ dày < 0,5 mm, nhơng độ bền lại tăng trên 30%. Nếu sử dụng tốt hiệu ứng cơ nhiệt, làm thay đổi độ bền, độ dai theo hươớng tiếp, làm tăng khả năng chịu áp lực bên trong của sản phẩm.
Có 2 dạng: Miết thuận và miết nghịch.
Miết thuận là công nghệ chiều dịch chuyển của đầu miết trùng với chiều chuyển động của sản phẩm.
Miết nghích là miết chiều chuyển dịch của đầu miết ngược với chiều chảy của phôi.

Sơ đồ cơ học ứng suất miết biến mỏng là 3 chiều nén.
Sơ đồ cơ học biến dạng của miết biến mỏng là 2 chiều nén và một chiều kéo, trong đó chiều kéo lớn nhất là chiều d•n dài và trùng phương với chiều kéo ứng suất. Chiều biến dạng lớn nhất khi miết là hướng tiếp tuyến. Kim lo?i s? ch?y theo hu?ng ti?p, chi?u quay c?a phụi.
Miết không chỉ tạo ra ống thành mỏng có độ dày theo yêu cầu, cơ bản phải chuyển được chiều thớ từ phương dọc trục sang phương tiếp tuyến. Để đạt yêu cầu đó, cần có độ biến dạng lớn, > 60%. Với điều kiện biến dạng như vậy, không thể sử dụng công nghệ vuốt sâu. Có thể sử dụng công nghệ miết biến mỏng với điều kiện kết hợp được công nghệ cơ và nhiệt.
1.3. Công nghệ miết
Công nghệ: 3 dạng công nghệ trên có những điểm chung nhơư sau: Dụng cụ miết ép tỳ lên phôi ống, tạo biến dạng dẻo làm biến dạng và tạo thành ống. Biến dạng càng lớn, do lực biến dạng lớn, nên đòi hỏi dụng cụ có độ cứng và độ bền cao, thiết bị đặc biệt.
1. Công nghệ miết tạo hình
Miết tạo hình từ vật liệu tấm, tiến hành trên máy tiện. Phôi quay và bị dụng cụ miết nén ép. Phôi biến dạng và tạo thành hình nhươ mặt ngoài của lõi (chép hình bao dụng cụ).

Các profin sản phẩm nhơư hình:

Sản phẩm có dạng rỗng, đươợc sử dụng để tạo nên các sản phẩm dạng bình đựng hoặc vỏ bọc. Công nghệ đơn giản và giá thành hạ. Năng suất lao động không cao.
Quá trình miết kim loại
Quá trình miết tấm đươợc biểu diễn bằng hình dươới. Mâm cặp kẹp lõi miết và quay nhờ hệ thống truyền động từ mô tơ, theo một tốc độ nhất định. ụ động máy lắp đầu tỳ có thể quay theo tấm. Tấm kim loại được kẹp giữa đầu tỳ và đầu lõi miết và được quay theo. Cần miết có đầu hình cầu hoặc dạng con lăn đơược gá chặt trên bàn chạy dao. Đầu miết đ-ược gắn trên cần miết, dùng để điều khiển quá trình miết. Khi miết, gạt cần miết để đầu miết tiếp xúc với tấm kim loại và ép để tấm ép sát vào profin của lõi. Do tấm bị biến dạng dẻo, nên tạo thành hình nhơ profin của dụng cụ lõi miết.
 
Top