Giá trị bù dao G41, G42?

Author
Mình đang gặp rắc rối trong giá trị bù dao G41, G42. Khi mình gia công khoét lỗ có đường kính D nếu giá trị offset P < D/4 thì Ok còn P>D/4 thì máy báo lỗi chương trình. Ví dụ mình gia công lỗ có đường kính D = 35mm thì phải dùng dao có d=16, nếu dùng dao d = 18 thì không được. Không biết lỗi này do đâu, có phải trong Parameter không ? Nếu ai biết xin chỉ giáo. Cảm ơn rất nhiều !
 

lddung

Chuyên gia cao cấp
Ðề: Giá trị bù dao

Phay lỗ tròn, biên dạng không phức tạp không nên lạm dụng bù dao, nên tự tính toán toạ độ sẽ đỡ bị lầm lẫn hơn.Bù dao cần có 1 khoảng cách nhất định chứ không phải thích bù rồi bỏ bù chỗ nào cũng được.Bạn kiểm tra lại xem , nếu cần gấp mà làm không được có thể liên lạc với mình qua điện thoại.Chúc thành công!
 
Ðề: Giá trị bù dao

Chuyện bù dao xét về lý thuyết thì là : bán kính dao (lượng bù) bao giờ cũng phải nhỏ hơn hành trình c ủa dao. Trong phay hốc tròn thông thường mình vẫn thường làm là :

1. Kích thước dao nhỏ hơn 1/4 đường kính hốc -> lập trình bù dao như bình thường.

2. Kích thước dao lơn hơn 1/4 đường kính hốc -> lập trình theo số gia (G91) .( cách này mình hay dùng vì đường kính dao lớn thì chất lượng hốc gia công sẽ tốt hơn , ít bị méo hơn .), (với đường kính hốc là 35mm cũng có thể trọn dao có đường kính từ 20 đến 25mm ).

Cụ thể các lập trình như sau :bạn có thể xem qua ví dụ này :

@018%
O0312(GROOVING DIA58.5*T4.19*T2-5'-R)
G90G00X0.0Y0.0
G00Z0.5
G1Z-11.70F7000
G91G42D23G1Y-1.0F250
G3X0.0Y-2.0R1.0
G3J3.0
G3X3.50Y3.0R3.50
G3I-3.50
G3X-3.50Y3.79R3.79
G3J-3.79
G3X0.0Y-2.79R2.79
G1Y-1.0
G40
G90G1X0.0Y0.0F7000
G90G00Z8.0
G90G00Y90.0
M99
%

*chú ý ở đây là : giá trị bù dao ở D23 trên là 0 chứ không phải là giá trị 1/2 bán kính dao.
và giá trị lập trình trên là theo đường tâm của dao .


Trong ví dụ trên : hốc có đường kính 58.5mm cắt với dao phay có đường kính 50.92mm.
*sẽ là hơi khó tính nhẩm nhưng sẽ hiệu quả hơn nhiều so với chọn dao kích thước nhỏ đấy.
 
Last edited by a moderator:

lddung

Chuyên gia cao cấp
Ðề: Giá trị bù dao

Chương trình của bạn chạy theo kiểu xoắn ốc thế, bạn có tính tọa độ thực theo tâm dao cũng khá nhiều điểm .Hơn nữa bạn đâm dao xuống Z-11.7 F7000 thì làm gì còn dao nữa...trừ khi bạn khoan lỗ trước khi phay rộng ra. Thực ra với lỗ 58.5 và dao 50.92 thì tâm dao chỉ cần quay 1 vòng tròn có R3.79 (nhẩm ra cần 3 phép tính chia và trừ đơn giản..). Nếu khoan lỗ rồi , mỗi lần xuống 1mm lặp lại ... lần là được .Như vậy ta chỉ việc tính chưa đến 2 tọa độ (1 tâm lỗ , 1 điểm bắt đầu quay).Thời gian gia công có thể cũng như nhau nhưng lập trình đơn giản chả lo bù trừ gì đau đầu!
 
Last edited:
Ðề: Giá trị bù dao

chương trình ví dụ trên là một chương trình con ,dùng dao phay( ngang, dao đặt thiết kế , có hình dáng đặc biệt ) , phay hốc lõm ( không phải phay mở rộng lỗ). nằm ở miệng cái xilanh phanh ô tô ,và tiêu chuẩn cũng khá cao .
* cái hay của kiểu bù trên là vẫn có chỉnh bù mòn dao.để linh hoạt tinh chỉnh kích thước .
 
Author
Ðề: Giá trị bù dao

Mấy hôm nay mới trở lại diển đàn. cảm ơn các bạn đã trả lời. nhưng mình cảm thấy chưa có câu trả lời thích đáng:
* Thứ nhất đối với câu trả lời của bạn lddung2010: Cách làm của bạn, mình đã làm nhưng ... rất thủ công. Bù dao không đơn thuần là bù bán kính dao mà bù mòn dao. Khi mình gia công hàng loạt - khi dao mòn thì không viết lại chương trình mà chỉ cần nhập lại bán kính dao trong giá trị Offset thôi.
* Thứ hai đối với câu trả lời của bạn dungkr: Mình không nghỉ bù dao có liên quan gì đến lập trình theo tuyệt đối hay tương đối.
Không phải mình hỏi để gia công lổ như đã trình bày mà mình muốn tìm hiểu nguyên nhân tại sao máy không nhận giá trị offset khi r dao > 1/4 D. Và hướng giải quyết thế nào ?
 

lddung

Chuyên gia cao cấp
Ðề: Giá trị bù dao G41, G42?

* Đúng vậy, nếu gia công hàng loạt thì bù dao sẽ hay hơn (nhưng chỉ với dao Flat thôi nhé) .Gia công bằng CAM thì phải bù trong phần mềm chứ G42 42 chỉ trong 1 mặt phẳng thôi.

* Khi bù dao để tránh hiện tượng ăn lẹm vì khoảng cách bù quá ngắn, hơn nữa không phải cứ có lệnh bù là ngay lập tức quỹ đạo dao dịch ra ngay được mà phải có 1 quãng đường để nó từ từ offset ra.Vì vậy Fanuc đã quy định 1 khoảng tối thiểu để cho quá trình bù dao hoàn tất an toàn.

* Hướng giải quyết :
- Cho khoảng bù dao lớn nhất có thể.
- Dùng dao có đường kính nhỏ hơn để có khoảng bù dao lớn hơn.
 
Ðề: Giá trị bù dao G41, G42?

Đúng là bù dao thì chọn chế độ G90 hay G91 đều được . với VD trên của mình đưa ra là chuyển sang G91 để dễ tính toán , kiểm soát thôi , vì mình lập trình bằng tay mà .
Với cách của mình bạn vẫn có thể chỉnh bù mòn dao bình thường . bạn chỉnh bù mòn dao ở cọc Wear (còn cọc Geometry để 0.).
 
Last edited:
T

traudo

Ðề: Giá trị bù dao G41, G42?

xin chào các bác
em cũng đang học về hệ lập trình fanuc nhưng đến phần tính toán lượng bù dao thì thấy khó hiểu quá
em sắp chuẩn bị thực hành trên máy phay 5 trục rồi nên em lo quá
bác nào có thể cho em một số ví dụ cụ thể về cách tính toán và hiệu chỉnh lượng bù dao được không ah?
nếu gửi lên diễn đàn cũng được hoặc gửi qua địa chỉ mail của em nhé
nguyenduynb@gmail.com
xin chân thành cảm ơn :6:
 
S

SDRC71

Ðề: Giá trị bù dao

Mấy hôm nay mới trở lại diển đàn. cảm ơn các bạn đã trả lời. nhưng mình cảm thấy chưa có câu trả lời thích đáng:
* Thứ nhất đối với câu trả lời của bạn lddung2010: Cách làm của bạn, mình đã làm nhưng ... rất thủ công. Bù dao không đơn thuần là bù bán kính dao mà bù mòn dao. Khi mình gia công hàng loạt - khi dao mòn thì không viết lại chương trình mà chỉ cần nhập lại bán kính dao trong giá trị Offset thôi.
* Thứ hai đối với câu trả lời của bạn dungkr: Mình không nghỉ bù dao có liên quan gì đến lập trình theo tuyệt đối hay tương đối.
Không phải mình hỏi để gia công lổ như đã trình bày mà mình muốn tìm hiểu nguyên nhân tại sao máy không nhận giá trị offset khi r dao > 1/4 D. Và hướng giải quyết thế nào ?
xin chào bạn,

xin trả lời câu hỏi của bạn cái bạn bị lổi không phải do parameter set mà do Tool diameter của bạn lớn quá không đủ room cho swing around...bạn nên coi lại lead in and lead out.

thân

ct.
 
Top