Giá trị Z trong G43

iPumpkin

<center><b>CAM Programmer</b></center>
Author
Hi các bác.

Mình đang lập trình dùng thay dao tự động, trong đó bù trừ chiều dài dao...để cùng lúc gia công được nhiều dao.

Mình đọc nhiều tài liệu quá mà chưa...kiểm chứng trong thực tế...và do chương trình hơi dài và mình sợ set sai nó ...đâm bậy bạ. Bác nào có sài qua...xin chỉ giúp..thank you.
 
V

vanson20

Ðề: Giá trị Z trong G43

G43 là bù chiều dài dao theo hướng cộng. Sau G43 là Hxx trong đó xx là địa chỉ của ô nhớ chứa chiều dài của con dao đó. Ví dụ: Bạn đo dao trên máy và đo được là từ chuẩn dao đến cạnh đầu dao là 150, bạn lưu giá trị này vào ô nhớ H10, khi gọi đến dao đó, bạn gọi G43 H10 thì máy sẽ hiểu là con dao đó dài 150 mm. Để kiểm tra dao đã đo đúng chiều dài chưa bạn gọi thêm độ cao theo phương Zxx (giả sư G43 H10 Z20), khi đó nếu chuẩn phôi bạn đặt trên mặt phôi thì khi chạy câu này cạnh đầu dao sẽ cách mặt phôi xx mm. Ngược lại với phép trừ là G44: bù chiều dài dao theo hướng trừ đi giá trị trong ô nhớ (được dùng khi ta dùng dao chuẩn hay dùng một con dao để làm chuẩn). Để hủy bù chiều dài dao dùng G49.
 

iPumpkin

<center><b>CAM Programmer</b></center>
Author
Ðề: Giá trị Z trong G43

G43 là bù chiều dài dao theo hướng cộng. Sau G43 là Hxx trong đó xx là địa chỉ của ô nhớ chứa chiều dài của con dao đó. Ví dụ: Bạn đo dao trên máy và đo được là từ chuẩn dao đến cạnh đầu dao là 150, bạn lưu giá trị này vào ô nhớ H10, khi gọi đến dao đó, bạn gọi G43 H10 thì máy sẽ hiểu là con dao đó dài 150 mm. Để kiểm tra dao đã đo đúng chiều dài chưa bạn gọi thêm độ cao theo phương Zxx (giả sư G43 H10 Z20), khi đó nếu chuẩn phôi bạn đặt trên mặt phôi thì khi chạy câu này cạnh đầu dao sẽ cách mặt phôi xx mm. Ngược lại với phép trừ là G44: bù chiều dài dao theo hướng trừ đi giá trị trong ô nhớ (được dùng khi ta dùng dao chuẩn hay dùng một con dao để làm chuẩn). Để hủy bù chiều dài dao dùng G49.
Cám ơn bạn.
Sorry vì mình chưa rành set dao & vận hành máy lắm, thường mình lập trình xong thì đưa cho người vận hành máy họ set. Bạn có một đoạn chương trình nào ngắn miêu tả cách thức làm không? rất cám ơn bạn.
 
Last edited:

lddung

Chuyên gia cao cấp
Ðề: Giá trị Z trong G43

G43 là bù chiều dài dao theo hướng cộng. Sau G43 là Hxx trong đó xx là địa chỉ của ô nhớ chứa chiều dài của con dao đó. Ví dụ: Bạn đo dao trên máy và đo được là từ chuẩn dao đến cạnh đầu dao là 150, bạn lưu giá trị này vào ô nhớ H10, khi gọi đến dao đó, bạn gọi G43 H10 thì máy sẽ hiểu là con dao đó dài 150 mm.
hiểu như thế là sai! nhập vào 150 nó sẽ nâng lên 150 so với con dao ban đầu,như thế gọi là bù chiều dài dao dương.
Để kiểm tra dao đã đo đúng chiều dài chưa bạn gọi thêm độ cao theo phương Zxx (giả sư G43 H10 Z20), khi đó nếu chuẩn phôi bạn đặt trên mặt phôi thì khi chạy câu này cạnh đầu dao sẽ cách mặt phôi xx mm.
Dao sẽ cách mặt phôi 20 nếu bạn bù đúng !
(chư không phải xx mm.
Ngược lại với phép trừ là G44: bù chiều dài dao theo hướng trừ đi giá trị trong ô nhớ (được dùng khi ta dùng dao chuẩn hay dùng một con dao để làm chuẩn). Để hủy bù chiều dài dao dùng G49.
Cái này thì đúng!

pkjp80 phải thật thận trọng trong việc bù chiều dài nhé! bù sai là đâm trục chính toi cả máy đấy!
@pkj80 : nghe bạn nói mình cũng thấy khá bất cập..Bạn chưa có kinh nghiệm đứng máy tai sao lại làm việc lập trình??? điều này làm cho bạn lập trình chắc chắn không tốt và không tối ưu.Năng suất và chất lượng sp đều thấp! muốn làm CAD CAM trước tiên phải học đứng máy và tự gia công CNC! Mình góp ý chân thành bạn đừng phật ý nhé!
 
Last edited:
V

vanson20

Ðề: Giá trị Z trong G43

Có rất nhiều cách set chuẩn và đo dao, mỗi công ty thường có một cách set dao, người thao tác chỉ thuộc lòng chứ không hiểu bản chất của vấn đề. Hệ tọa độ máy (Machine) luôn thể hiện độ lệch của chuẩn dao so với chuẩn máy (trừ hệ điều khiển Heideinhain). Chuẩn chi tiết khi gia công phải trùng với chuẩn lập trình (nếu không dùng chuẩn mở rộng) là độ lệch của chuẩn máy và vị trí lấy chuẩn trên chi tiết. Mỗi con dao có chiều dài là khác nhau, nên cần phải đo chiều dài và lưu vào các ô nhớ. Ví dụ như T02 thì lưu vào H02, khi lập trình dùng T02 thì ta gọi:
T02 M06
G90 G54 G00 X-- Y--
G43 H02 Z20
S2500 M03
.....
Khi cần dùng dao T03, ta đo chiều dài và lưu vào H03, khi lập trình ta gọi:
T02 M06
G90 G54 G00 X-- Y--
G43 H03 Z20
S2500 M03
.....
Thông thường khi gia công một vài dao thì ta thường không cần đo nên không cần dùng cách đo chiều dài, nhưng nếu muốn lập trình nhiều trục (từ 4 trở lên) thì đo dao sẽ làm cho việc lập trình và chỉnh sửa rất nhiều. Một vấn đề nữa là nếu bạn lập trình thủ công giỏi thì khi lập trình trục thứ 4 sẽ dễ hơn dùng phần mềm rất nhiều (vì đơn giản là bạn có xuất ra G-Code thì xuống máy chưa chắc đã chạy hoặc chạy ra sai).
 
V

vanson20

Ðề: Giá trị Z trong G43

lddung2010: "nhập vào 150 nó sẽ nâng lên 150 so với con dao ban đầu,như thế gọi là bù chiều dài dao dương". Con dao ban đầu là con nào? Chỉ khi nào dùng con dao "ban đầu" để set chuẩn gia công và đo độ lệch của các dao khác so với con này thì nó mới như bạn nói. Nói một cách chính xác thì G43 có nghĩa là bù chiều dài theo hướng cộng, giá trị cộng vào là giá trị ở trong ô nhớ, đương nhiên giá trị đó có thể là chiều dài dao hoặc là độ lệch của các con dao so với dao chuẩn.
 

iPumpkin

<center><b>CAM Programmer</b></center>
Author
Ðề: Giá trị Z trong G43

lddung2010: Cảm ơn bạn.

Vì lúc vào dao ban đầu là quan trọng nhất, nên khi lập trình mình chọn hệ trục tọa độ cho chi tiết + clrearance bên trên chi tiết - và chuyển sang chế đọ chạy theo block một...khi nó vào đúng vị trí rồi mới cho chạy tự động.

vanson: Mình cũng hiểu công dụng và cách dùng theo như bạn chỉ, cái rắc rối là "đo" và nhập vào máy như thế nào..., bình thường dùng chuẩn phôi...cùng một vị trí ban đầu di chuyển dao đến đó, xem trên màn hình là bao nhiêu thì so được với vị trí mũi dao củ...mình đọc một đống tài liệu của Fanuc...& một số sách tiếng Việt mà vẫn hoang mang quá...., hình như mình thấy giá trị để gán cho H trong memory máy đươc do rồi trừ với...vị trí bàn máy ở xa nhất theo trục Z thì phải..mình sẽ nghiên cứu thêm...hi hi, hy vọng OK..mình sẽ report một bài..

À, mình đang nghiên cứu và cắt thử 4 Trục, so với 3 Trục cũng không khác mấy về set dao & chuẩn gia công đâu bạn ..hi hi (ý kiến riêng của mình)...
 
Last edited:

lddung

Chuyên gia cao cấp
Ðề: Giá trị Z trong G43

lddung2010: "nhập vào 150 nó sẽ nâng lên 150 so với con dao ban đầu,như thế gọi là bù chiều dài dao dương". Con dao ban đầu là con nào? Chỉ khi nào dùng con dao "ban đầu" để set chuẩn gia công và đo độ lệch của các dao khác so với con này thì nó mới như bạn nói. Nói một cách chính xác thì G43 có nghĩa là bù chiều dài theo hướng cộng, giá trị cộng vào là giá trị ở trong ô nhớ, đương nhiên giá trị đó có thể là chiều dài dao hoặc là độ lệch của các con dao so với dao chuẩn.
Giá trị có thể tạm gọi là "chiều dài dao" như bạn nói chỉ nhập vào khi ta chọn Z0 của chi tiết trùng với Z0 máy mà thôi.Còn lại ta ngầm hiểu là so với 1 chuẩn nào đó (mà thường là con dao đầu tiên cho đơn giản).

@ pkpj80 ; Bạn dùng 1 dao thì có thể chạy 1 câu lệnh ban đầu nhưng dùng trên chục con và gia công liên tục trong vài ngày trở lên thì sao??Với 1 người mới vào nghề như bạn, muốn nhanh nhất thì gọi mấy bác công nhân trực tiếp thao tác máy dưới xưởng là Thầy và xin họ hướng dẫn là chuẩn nhất ! ít nhất là trước tới giờ họ vẫn làm việc ấy, có thể chưa tối ưu nhưng không để sai sót .còn sau này bạn có thể phát huy hay không là do bạn. Đừng vì sỹ diện mình là kỹ sư mà không nhân mấy bác công nhân là Thầy!
 
Last edited:
M

minhivc

Ðề: Giá trị Z trong G43

Bản chất của quá trình bù dao chỉ là bài toán cộng trừ chiều dài dao gia công. Máy CNC khi bắt đầu đọc một dòng lệnh nào đó sẽ bắt đầu tính toán chuyển động từ vị trí đang đứng đến vị trí cấn đến. Khi chuẩn bị gia công người vận hành phải set 2 thông số đó là gốc phôi và chiều dài dao tính từ gốc phôi đến gốc máy ( hoặc sự chênh lệch delta của các con dao so với một dao chuẩn nào đó).
Có 2 cách để gán các thông số bù dao theo chiều dài
Cách một chọn một dao chuẩn
Khi đó Z gốc phôi được gán = giá trì của Z dao chuẩn
Những con dao khác sẽ được gán bằng sự chênh lệch delta so với dao chuẩn
Cách hai gán Z gốc phôi = 0
Những con dao khác gán bằng chính chiều dài của nói so với gốc máy.
Điều này được lý giải như sau:
Khi có câu lệnh G0 G43 H!! Z5. ; chẳn hạn máy sẽ tính quảng đường dịch chuyển theo một công thức mà tron đó có 2 thông số chúng ta phải gán vào khi chuẩn bị gia công đó là Z gốc phôi + H!!
Để Z gốc phôi + H!! không đổi thì ta phải gán các thông số theo hai cách trên.:69:
 

iPumpkin

<center><b>CAM Programmer</b></center>
Author
Ðề: Giá trị Z trong G43

@ pkpj80 ; Bạn dùng 1 dao thì có thể chạy 1 câu lệnh ban đầu nhưng dùng trên chục con và gia công liên tục trong vài ngày trở lên thì sao??Với 1 người mới vào nghề như bạn, muốn nhanh nhất thì gọi mấy bác công nhân trực tiếp thao tác máy dưới xưởng là Thầy và xin họ hướng dẫn là chuẩn nhất ! ít nhất là trước tới giờ họ vẫn làm việc ấy, có thể chưa tối ưu nhưng không để sai sót .còn sau này bạn có thể phát huy hay không là do bạn. Đừng vì sỹ diện mình là kỹ sư mà không nhân mấy bác công nhân là Thầy![/QUOTE]

Hi lddung2010.

Mình đang test cut nhưng anh chàng vận hành ...chỉ set được đúng 1 con dao...cứ chạy hết chu trình này..tháo ra lắp con khác vào..đúng ổ dao đó..ATC để không chẳng xài..hehe, anh ta bảo...khi trước đây người bán máy set..trong máy cho đúng một con...
 
Last edited:
B

bill2201

Ðề: Giá trị Z trong G43

Các bạn lưu ý khi set dao. Với G43 là bù chiều dài dao dương. cấu trúc câu lệnh là G43Hxx như các bạn nói trên là đúng. Tôi ví dụ cấu trúc câu lện G43H06 thì giá trị của Z khi đó bằng giá trị của thông số nhập trong bảng H06 Prametter (cộng cả dấu của thông số) cộng với giá trị Z bạn khai báo trong câu lệnh. Ví dụ G43H05Z100.00 (Trong bảng khai báo Prametter H05 là -8.00) thì giá trị của Z trong câu lệnh này so với gốc 0 của phôi là Z92.00. Trong trường hợp câu lệnh G43H05Z0.0 thì giá trị Z sẽ là -8.00 và đó chính là khoảng cách dao cần ăn xuống thêm vì khi chúng ta đối dao set 0 cần qua một dụng cụ là chày đối. Nếu đối dao trực tiếp trên bề mặt linh kiện thì không được gọi bù chiều dài dao -8.00 mà ở đây trong bảng Prametter phải là 0.00. cần lưu ý và phân biệt giữa G43 và G44 nhé kẻo đâm trục chính. Bạn nào cần hướng dẫn cụ thể điện cho tớ tớ nói cho 0989664900. Cái này tớ hiểu rất chuẩn. Chúc các bạn thành công
 

lddung

Chuyên gia cao cấp
Ðề: Giá trị Z trong G43

Lâu rồi bận quá không có thời gian tư vấn giúp cậu vấn đề này tôi cũng áy náy..Cậu pkpj80 chụp ảnh của các cửa sổ giao diện trong mục cài đặt dao và G54 ..có thể tôi sẽ giúp được ..Như thế sẽ cụ thể hơn.
 
Last edited:

iPumpkin

<center><b>CAM Programmer</b></center>
Author
Ðề: Giá trị Z trong G43

Lâu rồi bận quá không có thời gian tư vấn giúp cậu vấn đề này tôi cũng áy náy..Cậu pkpj80 chụp ảnh của các cửa sổ giao diện trong mục cài đặt dao và G54 ..có thể tôi sẽ giúp được ..Như thế sẽ cụ thể hơn.
to lddung2010: thank bạn, Mình đang nghỉ đến một cách làm cho nhanh đó là cứ gắn dao vào, cắt thử một chương trình, cho các dao lần lượt cắt một bề mặt bằng gổ hay nhôm và đo khoảng cách thực tế mà dao cắt để lại, sau đấy lần sau dùng cứ điều chỉnh giá trị Z trong G43 là ok, không cần can thiệp vào thông số đả set trong máy.
 
Last edited:

lddung

Chuyên gia cao cấp
Ðề: Giá trị Z trong G43

Như thế thì chỉ phay ra hình thôi còn gì là chính xác nữa?! vậy nếu tôi muốn phay 1 khuôn mặt ..lúc nửa chừng dao gãy , mòn..phải thay thì làm thế nào? lấy gì làm chuẩn??
 

iPumpkin

<center><b>CAM Programmer</b></center>
Author
Ðề: Giá trị Z trong G43

Như thế thì chỉ phay ra hình thôi còn gì là chính xác nữa?! vậy nếu tôi muốn phay 1 khuôn mặt ..lúc nửa chừng dao gãy , mòn..phải thay thì làm thế nào? lấy gì làm chuẩn??
.

Như bạn ở trên có trình bày, vấn đề ở đây là biết được giá trị set trong ổ dao thế nào để mà điều chĩnh giá trị trong G43. Trong thực tế, khi không biết tất cả giá trị set đó, có cách làm là dùng một con H05 làm "chuẩn" phôi, . Giả sữ trong ổ con H06 set là x (mm), bạn thử cắt một đoạn là m bằng con dao trong ổ H06 chạy theo hệ trục tọa độ phôi của con H05, nhưng bạn đo được nó lớn hơn (hay nhỏ hơn) m, ví dụ là a, thì lúc này x=a-m. (mm). Cách này đặc biệt hửu dụng trong trường hợp không biết, không có thời gian nhiều và không được phép "táy máy" bên trong bộ nhớ máy cũa khách hàng

Sau khi biết được giá trị đó thì mình ghi lại, gãy dao thì làm theo cách thông thường thôi, phải set dao lại (so với chuẫn phôi + điều chĩnh giá trị trong G43 cho con H06 đối vói con H05..), xem giá trị hiện tại trên màn hình của máy hay trong phần mềm DNC vào thời điểm gảy dao, cắt bỏ đoạn chương trình đã cắt đi, lùi nó lại một đoạn. Lúc này sai số chỉ là sai số do offset. Mòn dao thì đo dao theo một khoảng thời gian nào đó và dùng G43 để hiệu chỉnh. Không nhất thiết là gãy dao, mòn dao là thay giá trị trong bảng parameter của máy đâu bạn ạ
 
Last edited:

lddung

Chuyên gia cao cấp
Ðề: Giá trị Z trong G43

"Cắt thử" vào phôi thì còn nói gì đến chính xác nữa...không được phép "cắt thử", và có chi tiết phôi phay nửa chừng thì chuẩn phôi còn đâu nữa..?! cậu sẽ xử lý ra sao?Còn cái gì nữa mà "cắt thử"?
 

iPumpkin

<center><b>CAM Programmer</b></center>
Author
Ðề: Giá trị Z trong G43

"Cắt thử" vào phôi thì còn nói gì đến chính xác nữa...không được phép "cắt thử", và có chi tiết phôi phay nửa chừng thì chuẩn phôi còn đâu nữa..?! cậu sẽ xử lý ra sao?Còn cái gì nữa mà "cắt thử"?
Cắt "thử" tiến hành trên phôi nào đó bất kỳ, mục đích là đo sự khác biệt các dao trong điều kiện mà mình nói ở trên. Mình cũng có thể thử khi cắt hớt bỏ đi một lớp vật liệu bề mặt phôi. Ngoài ra khi lập trình mình phải chừa một bề mặt, vị trí cố định để đo trong trường hợp gãy dao, mình rất ngạc nhiên là bạn không biết đấy, chắc bạn chưa bao giờ bị gảy dao nhỉ....
 
Last edited:
T

tungctm8

Ðề: Giá trị H trong G43

Chào các anh chị!
Em đang học môn CNC và đang hiểu nó rất mơ hồ, thấy các anh chị thảo luận về G43 (bù trừ chiều dài dao theo hướng dương tức là con dao thực tế dài hơn so với dao làm chuẩn) và em đang phân vân cái giá trị cài đặt( H01, H02,...) là giá trị chiều dài của các con dao hay là giá trị chiều dài lệch so với con dao làm chuẩn. Cách hiểu của em như thế này các anh chị xem có đúng ko?
Thực hiện trên máy phay với 3 con dao:
Dao 1: Chiều dài L = 80 mm (dao này làm chuẩn)
Dao 2: Chiều dài L = 120 mm
Dao 3: Chiều dài L = 100 mm
Ta chọn con dao số 1 làm chuẩn trong quá trình cài tọa độ gia công
Và cài đặt lượng bù trừ trong màn hình Offset như sau
Offset No.........Radius(D)..............Length(H)
01...................10.000......................0.000
02....................5.000......................40.000
03...................10.000.....................20.000
Ex: G90G43Z100H1; Z sẽ di chuyển theo hướng dương đến 100
.....G90G43Z100H2; Z sẽ di chuyển theo hướng dương đến 140
.....G90G43Z100H1; Z sẽ di chuyển theo hướng dương đến 120
Như vậy có đúng không? Thanhks
 
Last edited by a moderator:

lddung

Chuyên gia cao cấp
Ðề: Giá trị Z trong G43

Dao 1: Chiều dài L = 80 mm (dao này làm chuẩn)
Dao 2: Chiều dài L = 120 mm
Dao 3: Chiều dài L = 100 mm
Sai ngay từ bước này rồi em ạ! chả ai đi đo con dao như thế cả, em đọc kỹ lại tài liệu hoặc hỏi lại thầy coi.Cái này là giá trị chênh lệch so với "con dao làm chuẩn".
 
Top