giúp em đồ án CNCTM .

  • Thread starter nguyentuanctm
  • Ngày mở chủ đề
N

nguyentuanctm

Author
chào các sư huynh .
em đang làm đồ án cntcm . đề của em là chế tạo chi tiết" thân ba ngả "
nhưng trong quấn thiết kế đồn án cnctm của thấy Trần Văn Địch lại gọi chi tiết đó là ống trượt hai tên gọi đó có khác gì nhau không a.. em chưa nhìn thấy chi tiết đó .lên cũng không biết nó có ở đâu và dùng làm gì ??? anh chị nào biết chỉ giúp em bản vẽ và
chi tiết của em đây . cảvới
http://pic.photobucket.com/spacer.gif
 
Last edited by a moderator:
C

ctltduc

Author
Nhân tiện có bác nào cho em biết cái puly động cơ là chi tiết dạng gì không.nếu bác có luôn cái đồ án về nó thì cho em xin một cái
 
Last edited by a moderator:
Tạm cho vào dạng bạc đi
 
C

ctltduc

Author
thế liệu nó có thể là dạng bánh răng không nhỉ
 
L

Liễu Ngân Đình

Author
Cái Puli nó gần giống cái Dòng Dọc ấy, bạn có thể tưởng tượng như thế cũng ko sai.:5:
 
Xinh bổ xung thêm,thật ra các tiết dạng điển hình được coi về một dạng nào đó có tính chất tương đối, vì với một dạng điển hình người ta có thể đưa ra đường lối công nghệ chung để gia công dạng chi tiết đó.
với chi tiết Puli thì nó còn phụ thuuộc vào nhiều yếu tố để có thể xét xem nó thuộc dạng gì ???
-Nó có thể dạng đĩa nếu tỷ lệ giữa chiều dày của puty và đường kính của puli (<= 1/5
-Nó có thể dạng Bạc nếu tỷ lệ giữa các thành của puli,tức tỷ lệ đường kính trong và đường kính ngoài >=4
các dạng puly có đường kính không quá lớn và chiều dày của puli lớn hơn khá nhiều so với đường kính puli thì lúc đó có thể coi dạng trục ,nhưng hoàn toàn hôk phải dnagj trục vì puly nó còn có các khe để tiếp xúc với đai nên xét nó vào dạng trục thì cũng không hoàn toàn chính xác.
==> có thể tạm coi chi tiết puli dạng bạc là được rồi
 
thế liệu nó có thể là dạng bánh răng không nhỉ
Làm sao có thể dạng bánh răng được ,công nghệ chế tạo bánh răng nó có hẳn một công nghệ riêng đó .(tớ chỉ sách vở thôi)
với lại hình dạng hình học nó thế sao có thể qui nó về dạng bánh răng được????
 
N

nguyentuanctm

Author
em post hình lên rồi anh chị nào biết chi tiết đó có ở đâu chỉ em với.
chi tiết đó lắp ghép với chi tiết khác ở bề mặt nào ạ .
 
Theo tớ thì :tên chi tiết là một cách gọi,tùy người gọi thôi.
Còn về điều kiện làm việc thì với mức độ đồ án môn học chúng ta cũng (tớ nghĩ thế) cũng không mấy quan tâm làm gì nhiều,nếu muốn biết đk làm việc thì với một chi tiết như thế này thì không thể biết được nhiều hơn,nếu dõ hơn chúng ta ít nhất cần bản vẽ lắp của nó trong cụm hay trong máy.
Ví dụ như: Ổ đỡ,gối đỡ nó cũng khá nhiều chi tiết và mỗi dạng chi tiết này nó làm việc hay lắp ghép khác nhau,có thể nó cũng dạng đó hình đó nhưng trong các điều kiện lắp ghép trong điều kiện làm việc khác nhau đòi hỏi nó cũng có các yêu cầu đặc biệt khác nhau về cơ tính,bề mặt....
-theo tớ nên phân tích về kết cấu chi tiết, xem có thể bổ xung hoặc bỏ bớt một vài cái để đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật trong gia công.
-phân tích bản vẽ kiểm tra xem đúng dung sai với cấp chính xác hay không, với các bề mặt phức tạp,bề mặt 3d(nếu có) có thể gia công với máy thông thường cổ điển không độ phức tạp nó như thế nào...
-phân tích về kết cấu với các hình dạng hình học chúng ta sẽ lựa chọn phương pháp gia công để đạt,có thể nếu có thể gia công định hình hàng loạt hôk...
đấy là ý kiến tớ, vì với mức độ đồ án môn như thế là vừa với đồ án tốt nghiệp như tớ được biết nếu làm về chi tiết cần có bản vẽ lắp,hoặc cụm lắp cần thiết kế hoặc thiết kế lại một chi tiết hay chỉ xây dựng qui trình công nghệ cho chi tiết đó trong điều kiện làm việc hay cũng như trong điều kiện lắp như thế với yêu cầu kĩ thuật của nhà thiết kế đưa ra.
Mán
 
có thể xem chi tiết nầy là van kích thuỷ lực như lão Sâu nói, ta tạm xếp nó như vậy thì:
- tất cả các mặt có nó đều dùng để lắp ghép, Rz và Ra đều cao
- vật liệu có thể là GX-32
- chế tạo phôi: đúc đặc hết nguyên khối ( với cả lỗ phi 30 )
- lấy mặt chuẩn tinh thống nhất là mặt đế dưới cùng ( theo như hình chiếu đứng của chi tiết )
- nguyên công chiếm chủ yếu là khoan, doa không cần khoét làm trung gian chi cho mệt máy và mệt công, tăng giá thành.
Thân !
 

worm

Well-Known Member
Moderator
có thể xem chi tiết nầy là van kích thuỷ lực như lão Sâu nói, ta tạm xếp nó như vậy thì:
- tất cả các mặt có nó đều dùng để lắp ghép, Rz và Ra đều cao
- vật liệu có thể là GX-32
- chế tạo phôi: đúc đặc hết nguyên khối ( với cả lỗ phi 30 )
- lấy mặt chuẩn tinh thống nhất là mặt đế dưới cùng ( theo như hình chiếu đứng của chi tiết )
- nguyên công chiếm chủ yếu là khoan, doa không cần khoét làm trung gian chi cho mệt máy và mệt công, tăng giá thành.
Thân !
Đúc đặc làm gì cho tốn vật liệu và công khoan. Nếu có thể thì đúc đúng hình dạng (có lỗ xuyên suốt) với lượng dư gia công đủ lớn. Sau đó tiến hành khoan lỗ (hoặc tiện, hoặc phay). Tiếp theo là tiến hành đánh bóng bề mặt lỗ. Tất nhiên là với mỗi nguyên công phải tính toán thiết kế một bồ đồ gá riêng >>>> muốn thiết kế đồ gá ít thì phải tính toán kỹ quy trình gia công.
 
Thêm ý kiến của mình nữa nè:
Với kết cấu nầy thì nếu đúc lỗ chỉ cần đúc lỗ phần kích thước phi 30, còn mấy lỗ kia nhỏ thôi không cần đúc lỗ, hơn nữa với chi tiết nầy thì làm khuôn có lỗi để đúc lỗ ( hết các lỗ luôn nghen ) thì mất công và khó khăn, nhiu khê lắm lão Sâu à. Lão nên lưu ý đây là đồ án công nghệ nghen, nếu làm khuôn có lõi, hơi phức tạp thì khi bảo vệ mấy em bị bắt bí chỗ đó là tiêu đó.
Vài dòng cùng lão Sâu và khổ chủ, à quên còn tất cả anh em nữa chứ !
Thân !
 
Về khuân đúc theo lý thuyết bọn em được học là như thế này.
-Nếu sản xuất loạt nhỏ ,và vừa thì đường kính lỗ<30 không đúc,
-Nếu sản xuất loạt lớn thì đường kính lỗ <20 không đúc
-Nếu sản xuất loạt khối thì đường kính lỗ <12 không đúc.
tùy vào sản lượng của chi tiết/một năm người ta có thể đúc hoặc không đúc các lỗ có đường kính khác nhau.
hình của bạn khá nhỏ cũng không thể nhìn hết được các đường kính lỗ,nhưng như anh hut nói tiện là hay nhất,nói đến dạng tròn xoay nên nghĩ ngay đến phương pháp tiện.
cái lỗ ngang thì có thể dùng mâp cặp bốn trấu, và rà gá là ok.
cái lỗ dọc thì hơi phức tạp tý, nếu bạn khó thiết kế ra nó vẽ lại bằng autocad rồi up lên tớ có thể nghĩ được hình dung ra rồi nhưng mà không có kích thước hơi khó vẽ, chứ cái này khoan thì ổn rồi nhưng không hoành tráng các thấy thích nó lạ một tý,
Nhiều cái đồ án khi phay hoặc khoan chỉ cẩn kẹp trên eto nhưng các thầy có thích lắm đâu cứ yêu cầu (cho nó giống sách) cần một phương vuông góc với mặt phẳng gia công . .. .
Tiện hay hơn bạn ạ... Tớ nghĩ thế
 
N

nguyentuanctm

Author
cảm ơn mọi người đã giúp đỡ .
mán này mình thấy phần rà gá trên mâm cặp 4 chấu hình như không ổn .ở đây là sản xuất loạt lớn , nếu rà gá sẽ rất mất thời gian hơn nữa độ chính xác khó mà đạt được .

Đợi mấy hôm nữa em làm về phần qui trình công nghệ em sẽ đưa lên nhờ mọi người giúp đỡ . thank các anh chị nhiều nhé .
 
nếu chọn phương pháp tiện làm chủ đạo trong các nguyên công ( mặt đầu, lỗ .. ) thì phải tính đến đồ gá chứ em, đâu phải sản xuất nhỏ lẻ mà rà với gá hả nhỏ ?.
Đồ gá là một cụm phức hợp, và nó được gắn chặt trên mâm hoa của máy tiện. Gia công tên nào thì chỉ việc đua vào những chỗ định vị và kẹp chặt, khởi động mà gia công thôi.
Tiếp tục tính toán và thiết kế cho tốt cái mảng đồ gá.
Anh em MES sẽ chờ em !
Chúc em làm tốt !
Thân!
 
Top