Hiểu rõ hơn về bố cục 1 chương trình NC

  • Thread starter Liễu Ngân Đình
  • Ngày mở chủ đề
L

Liễu Ngân Đình

Author
Bài viết này nhằm hệ thống lại kiến thức cơ bản về máy CNC, tôi lấy phần máy Trung Tâm Gia Công làm căn bản. Các bạn mới nhập môn sẽ dễ hiểu hơn và các bạn đã làm lâu rồi có thể tiếp thu thêm một điều dì đó không cũ mà cũng ko mới lắm nhưng sẽ hệ thống được kiến thức đã biết.

1 Tập hợp các Lệnh được đưa vào máy CNC cho máy thực hiện là quá trình gọi chương trình. Bởi các lệnh đã được chỉ rõ, Dao cụ được sử dụng để gia công các đường thẳng hoặc cong hoặc quay hoặc tắt sự quay của trục chính động cơ.
- Cấu hình một Chương trình bao gồm các khối lệnh (Block command)
- Một tập hợp các lệnh riêng lẻ trên một dòng thì được gọi là Khối
- Mỗi một chương trình đều có 1 tên gọi và chữ đầu tiên là chữ O và sau đó là dãy số gồm 4 chữ số là tên gọi của chương trình. Tên của chương trình nằm ở dòng đầu tiên của chương trình.
* Cấu trúc của một Block
Noooo Goo Xooo.ooo Yooo.ooo Moo Soo Too Fooo ;
- Noooo: Số trình tự
- Goo: Chức năng chuẩn bị thực hiện lệnh
- XY: Toạ độ tới
- Moo: Chức năng hỗn hợp
- Soo: Chức năng của trục chính
- Too: Chức năng của dụng cụ
- ( ; ) : Kết thúc Block
• Cấu trúc một chương trình
O0001; (Số hiệu chương trình)
Noooo Goo Xooo.ooo Yooo.ooo Moo Soo Too Fooo ; (Block)
Noooo Goo Xooo.ooo Yooo.ooo Moo Soo Too Fooo ; (Block)
......
......
M30; (Kết thúc chương trình)

Chú ý: Chương trình phải có dòng bắt đầu là Số hiệu chương trình và kết thúc là Block lệnh M30 hoặc M02.
• Chương trình chính và chương trình con
- Chương trình chính
O0001
.........
M98 Poo oooo
.................
M98 P41002
...........
M30;
M98 là Chức năng gọi chương trình con
Poo là chức năng gọi tên chương trình con cần được thực hiện và lặp lại số lần chương trình con.
Oooo là tên chương trình con được gọi ra.
Chú ý: Số lặp và tên chương trình con được viết liền. VD: P40005

• Dụng cụ:
- Dụng cụ cắt có nhiều loại như gọi ngắn gọn lại có một vài loại tiêu biểu: dao doa, dao phay, dao khoan. Mỗi một con dao được gắn lên Đài dao (magazine tool ATC) và lần lượt được gọi ra sử dụng trong quá trình gia công sẽ được khai báo chiều cao của dụng cụ trong hệ thống máy để không sảy ra tai nạn trong quá trình thay dao và gia công do mỗi dao có 1 độ dài khác nhau. Chiều dài dao thứ nhất sẽ được xét chiều cao Z0 cho dao và các dao còn lại sẽ tự động nhận ra chiều cao Z0 của mình nằm ở đâu để tự bù.
Câu lệnh bù chiều cao của Dao là:
G43 Zooo.ooo Hoo; (Bù chiều cao dao đâu tiên (G43) cho dao thứ (H) trên Magazine tool, đi tới chiều sâu (Z))
G44Zooo.ooo Hoo; (Bù chiều cao dao thứ 2 sau dao thứ nhất)
G49 hoặc H0 là huỷ bù chiều cao của dao. Được sử dụng sau khi kết thúc chương trình để tránh chương trình sau nhận nhầm.

- Bù cạnh (sườn) của dụng cụ hay còn gọi là bù bán kính dao để tránh hiện tượng gia công vào tâm của dụng cụ.
Câu lệnh được sử dụng là G41 dùng để bù bên Trái dung cụ, G42 bù bên phải dụng cụ và G40 dùng để huỷ thông số bù đã lựa chọn. Cú pháp câu lệnh.
G41 (G42) XY Doo;
D: số hiệu của Dao
Chú ý: Máy CNC có 1 thiết bị đo dao tự động dựa trên các thông số mà ta nạp vào hệ thống để máy kiểm tra lại thông số đó.
VD: ta khai báo vào máy CNC về chiều cao hoặc bán kính dao. Sau đó ta sử dụng câu lệnh đo dao để máy tự chạy đến thiết bị đo kiểm lại và tự nạp thông số đúng vào hệ thống dao (thông tin về dao) trong hệ thống máy CNC.
 

QuyenQCM

Active Member
N0001
...
...
...
N9999 tiếp theo sẽ là
N0001,một số máy của sẽ báo lỗi
theo mình thì bỏ cái N code đi cho nó lành
 
Em mới bước đầu học về CNC nên không có ý kiến..!
Sắp tới có lẽ sẽ có nhiều điều muốn tham khảo các bác, mong các bác chỉ bảo!
 
N0001
...
...
...
N9999 tiếp theo sẽ là
N0001,một số máy của sẽ báo lỗi
theo mình thì bỏ cái N code đi cho nó lành
Đây cũng là 1 ý kiến.

Nhưng theo tôi thì không nên bỏ, giữ N lại để dễ rà soát lại hay cần chỉnh sửa chương trình. Nhất là chương trình nào phải xài hết 9999 dòng lệnh thì khi cần chỉnh sửa sẽ rất vất vả vì chẳng biết dòng lệnh cần sửa nằm ở đâu, khi search thì cũng phải search vài trang mới tìm ra.
Thói quen của tôi thì tạo N10, N20, N30...để sau này khi chèn hay chỉnh sửa gì đó thì tận dụng các con số lẻ.
Không biết suy nghĩ mọi người thế nào chứ theo tôi thì viết chương trình dài quá viết không đã mệt rồi, khi chạy để kiểm tra lại còn mệt hơn vì chẳng biết máy đang đọc ở đoạn nào và thực hiện thao tác gì. Tốt nhất là chia nhỏ nó ra thành những chương trình nhỏ ứng với các thao tác khác nhau(hay thao tác gia công các vị trí khác nhau của chi tiết) để dễ kiểm soát.
 
L

Liễu Ngân Đình

Author
dùng hết9999 là chuyện bình thường, cũng chỉ khoảng 10 lần thôi, sửa gì thì biết ngay nó nằm ở vị trí nào để tìm đến phần cần sửa.:5:
 
D

daohuutoan

Author
uh,có bác nào có đồ án lập trình trên máy CNC pots lên cho em nha.xem đồ án sẽ có cái nhìn tổng quát hơn.em đang làm đồ án định làm trên máy CNC nhưng chua định hình được lam thế nào;.........................
 
uh,có bác nào có đồ án lập trình trên máy CNC pots lên cho em nha.xem đồ án sẽ có cái nhìn tổng quát hơn.em đang làm đồ án định làm trên máy CNC nhưng chua định hình được lam thế nào;.........................
Chỉ giáo dùm cái nghen!
Nghe mấy bác lúc nào cũng làm đồ án này, đồ án nọ...vậy đồ án là nội dung bài luận án tốt nghiệp hả?Hay chỉ đơn thuần là 1 bài tập nhỏ mà ông thầy giao cho vậy?
 
Em đồng ý với bác Đình, chỉ xin bổ sung thêm là cái N code đó em thấy quan trọng khi đang chạy dở vì lý do nào đó phải dừng máy hoặc thay đổi chương trình (Trong khi gia công được khá nhiều rồi, chả lẽ sau khi thay đổi hặc chay lại lại phải chạy từ đầu. Cho nên nếu muón chạy từ chỗ lúc trước dừng, thì chỉ cần tìm lại N.. sau đó lùi lại một đoạn cho an toàn. Rất tiện khi máy chạy bằng lập trình bằng Cad/Cam.
 
L

Liễu Ngân Đình

Author
Đúng vậy, nếu chạy lại đúng cái chỗ đã bị mất thì có phần nguy hiểm. Vì vậy chạy cái phần đã chạy rồi tầm vài chục Lệnh rồi mới tới phần cần chạy tiếp sẽ an toàn hơn. Lý thuyết là thế, thực hành cần có kinh nghiệm và kỹ năng mới Nuột được.
 

TYA

Well-Known Member
Đúng vậy, nếu chạy lại đúng cái chỗ đã bị mất thì có phần nguy hiểm. Vì vậy chạy cái phần đã chạy rồi tầm vài chục Lệnh rồi mới tới phần cần chạy tiếp sẽ an toàn hơn. Lý thuyết là thế, thực hành cần có kinh nghiệm và kỹ năng mới Nuột được.
Cái N thông thường tôi dùng như sau :

N1M22 (O.D ROUGH)
G50S3500
T101M16G99G96S200M4/M8
G0X_Z_...

...
M1

N2M22(O.D FIN)
G50S2000
T202M16G96S280M4/M8
G0X_Z_...
...
M1
N3M22
....

Các pác dùng N đặt ở đầu MỖI câu thì ghê quá, tốn bộ nhớ máy lắm!
Việc chạy thẳng vào 1 dòng lệnh không thể thực hiện mà không có M22 (code khởi động p/g)
 

TYA

Well-Known Member
uh,có bác nào có đồ án lập trình trên máy CNC pots lên cho em nha.xem đồ án sẽ có cái nhìn tổng quát hơn.em đang làm đồ án định làm trên máy CNC nhưng chua định hình được lam thế nào;.........................

Anh làm đồ án năm 2004. Đồ án có trang bìa - A0 in màu - hình ảnh máy CNC dựng trên SW được treo trong trung tâm thực hành CNC - hồi anh quay lại trường nhìn thấy. Giờ có lẽ bỏ rùi...

Nội dung :

-Cấu trúc căn bản máy CNC

-1. Dựng model máy (sw)
2.Tính tải trọng trong các chế độ cắt
3.Kiểm tra chuyển vị với chế độ cắt (cosmos work)
4. Ứng dụng m.cam trong lập trình gia công tool shank
file .doc 16Mb lấy tham khảo anh cho
 
N

nvkhanh_CNTN

Author
Anh TYA có thể cho em xin tài liệu đó tham khảo được không.Em đang học nên rất cần tài liệu về Mcam, CNC. Đây là gmail của em: Ksnguyen021186@gmail.com
 
Top