học và thực hành cùng Pro/E

  • Thread starter mold_plasticvn
  • Ngày mở chủ đề
M

mold_plasticvn

Author
Hiện tại có hai phương pháp quét hình dạnh phổ biến đó là
- Dùng dạng đầu dò tiếp xúc với vật thể để có thể có được các đường pline trong Cad dạng duôi dxf hay igs (dạng dùng tay robot).
- Dùng máy đo tạo độ CMM hay quét Laser để tạo ta các đám mây điểm .

Với ví dụ về mũ bảo hiểm dưới đây file quét dưới dạng tay robot trong Viện công nghệ .
Ví dụ được làm kèm theo được vẽ trên phần mềm Pro/E 4.0 M010
Sau khi có file quét dạng đường trong môi trường Autocad ta tiến hành ghi ra đuôi *.dxf hay *.dwg đều được nhưng nhớ là để phiên bản Cad2000 và tên nên để ngắn và không có dấu cách ( ).
1.Mở Pro/E trực tiếp File đó để dạng Part thay vì để Drawing như mặc định
2.tạo 03 mặt phẳng làm việc qua gốc tạo độ và vuông góc với các trục.
3.Tạo đường phần khuôn bằng lệnh style , vẽ đường dạng tự do (Free) và trong quá trình vẽ nhớ nhấn giữ Shift .
4.Tạo Datum plane DTM4 cách DTM3 là 24.63
5. Vẽ đường cong đi qua đỉnh mũ bằng lệnh vẽ phác thảo
6.Tạo đường tâm giao của hai mặt phẳng DTM1DTM2
7.Chọn các đường cơ làm đối xứng qua mặt DTM2
8.Vẽ trường điểm Point các điểm này yêu cầu là giao của mặt DTM1 và các đường đi cắt qua nó.
9.Vẽ đường cong sketch trên mặt DTM1 đi qua các điểm này.



10.Tương tự ta tạo Datum Plane DTM5 đi qua đường tâm và làm với mặt DTM1 một góc 45 độ và vẽ được các điểm sau đó tiến hành vẽ đường cong sketch3 , Và đối xứng đường cong vừa vẽ này qua mặt DTM2.



11.Ta tiến hành copy sau đó Paste các đường này và tiến hành cắt (trim)đường bằng điểm pnt6.



12 Dùng lệnh Boundary Blend qua 08 đường cong và chọn thuộc tính close blend.



13.Vẽ mặt Extrude > Surface và tiến hành cắt mặt Boundary Blend ở trên.
14.Tạo chiều dày vật thể thicness=3
15.Bo tròn các cạnh dưới round



Các bạn cũng có thể thay lệnh Boundary Blend ở trên bằng lệnh Blend > Surface > rotational ta cũng được kết quả tương tự.


File và ví dụ mẫu đi kèm

http://ifile.it/dik4j6q


Để việc vẽ lại những sản phẩm có mẫu sẵn được nhanh thì trước khi quét ta tiến hành nghiên cứu những lệnh và những đường cơ cần thiết thì ta mới tiến hành quét giảm thời gian quét và nâng cao độ chính xác mô hình tránh quét những đường không sử dụng . Với ví dụ trên đây ta chỉ cần quét 06 đường đi qua tâm và đường đi qua mặt để làm mặt phân khuôn sau này .
Với việc quét laser thì không cần thiết vì nó tạo ra đám mây điểm . Từ các đám mây điểm này ta cũng có thể làm việc thiêt kế lại sản phẩm
1.bằng những lệnh cơ bản Extrude , sweep....
2.Dùng dạng vẽ đường mặt tự do style.
3.Có thể kết hợp cách tạo đường và mặt tự động hay bằng tay kết hợp với nhau trong modul Restyle


.
 
Last edited by a moderator:
M

mold_plasticvn

Author
dùng mặt Variable secsion Sweep để tách khuôn với ví dụ trên

Việc tách khuôn như đã trình bầy trong các chương học Pro/E trước đây đó là dùng dạng sinh mặt phân khuôn tự động hay ta dùng dạng cơ như có thể vẽ thêm mặt hay copy . Ta cũng có thể hết hợp cả hai phương pháp trên như bịt các lỗ thì ta dùng dạng tự động còn tạo mặt phân khuôn ngoài ta có thể vẽ thêm . Trong ví dụ thực tế với mũ bảo hiểm trẻ con trên đây tôi dùng cách tạo mặt phân khuôn bằng cách vẽ mặt Variable secsion Sweep để tách khuôn.

1.Chèn sản phẩm 3D.part vào trong môi trường tách khuôn



2.Tạo phôi dạng tự động , nếu không thích các bạn có thể tiến hành tạo phôi vẽ như những ví dụ trước đây đã hướng dẫn



3.Copy đường biên để làm đương quỹ đạo quét secsion phục vụ lệnh vẽ mặt Variable secsion Sweep



4.Dùng lênh vẽ mặt để tạo mặt phân khuôn Variable secsion Sweep với đường quỹ đạo gốc Origin chọn là đường Copy ở trên



tiến hành ràng buộc sketch của secsion vuông góc với cạnh biên của phôi nhớ tiến hành kéo dài ra khỏi phôi để sau này khỏi dùng thêm lệnh extend
Chú ý : mặt nếu mặt phân khuôn tạo này mà không trùm qua tất cả các bề mặt xung quanh phôi thì quá trình tách khuôn khi chọn mặt này sẽ bị lỗi do không tiến hành chia tách phôi được.



5.tiến hành quá trình tách khuôn Edit >split.....> tách làm hai nửa > chọn mặt Variable secsion Sweep vừa vẽ trên đây làm mặt phân khuôn > Đặt tên chàycối.
-Mold comp > Extract >chọn chàycối
6.Tiến hành mở khuôn xem



7.Có thể mở từng tấm khuôn riêng để quan sát.





File ví dụ mẫu đi kèm : http://ifile.it/wsmta69
 
Last edited by a moderator:

ME

Active Member
Tốt lắm Mold plasticvn. Biếu bạn 1 điểm.
 
thank tác giả đã kỷ công viết bài này
nhưng trông cái MPK trông kỳ quá ,có lẽ không dùng mặt này trong thực tế
 
M

mold_plasticvn

Author
Mặt phân khuôn loại này không kỳ đâu . Dùng trong thực tế nó rất tốt cho khuôn với những sản phẩm yêu cầu áp phun cao thì nó sẽ không bị trượt trong quá trình phun . Do mặt cong trên mặt phân khuôn nó khống chế trượt theo các phương XY . Nếu dùng dạng Extrude thì có thể gây ra tình trạng trượt một chiều
 
Last edited by a moderator:
Với cái mũ này thì mặt kiểu này chết thằng gia công!
Với kiểu mũ này, khuyến cáo đưa về mặt phân khuôn dạng phẳng, biên cắt keo được đưa vào trong lõi, khẳng định không có hiện tượng "trượt";
Khuôn làm bằng thép S45C, các chi tiết phụ như chân, bích, tấm đẩy thì CT3 đê la thành...
Sẵn sàng bảo hành tới sản phẩm thứ 10 nghìn!
Thân!
 
S

slab

Author
Mình có chút kinh nghiêm xin góp ý
- Mặt phân khuôn kiểu này đúng là khó gia công
- Khi thiết kế khuôn người ta luôn thiết kế mặt phân khuôn đơn giản để dễ gia công
- Nếu sợ bị trượt một chiều thì bạn nên thiết kế thêm bộ phận định vị, hoặc ngàm định vị, cái này cũng thiết kế đơn giản và dễ gia công. Nói chung một bộ khuôn luôn siêu định vị khi đóng khuôn. Cái đó tùy thuộc vào kết cấu của từng loại khuôn mà ta bố trí thiết kế siêu định vị như thế nào cho hợp lý
 
L

Liễu Ngân Đình

Author
thằng gia công cũng ko chết đâu, chỉ ngất thôi.
THằng chết chắc là thằng Lắp nguội ấy.
Thế nhưng có người cho rằng lắp nguội đơn giản như ăn bánh Rán đấy.

Để cho đẹp thì cũng OK mà.
Hoặc giả dụ ông bạn này muốn dọa bọn làm mũ rởm là mày thấy khó nhằn chưa. Đừng nhào vào kẻo lỗ vốn. :77:
 
M

mold_plasticvn

Author
Cái này có gì đâu mà khó gia công . Chạy dao phá thô Ví dụ với dao chíp D=30 R=5mm sau nguyên công phá thô này ta tiến hành chạy tinh ngay bề mặt phân khuôn bằng dao cầu D=25 R=12.5 đạt ngay thôi mà.
-Với mặt phân khuôn kiểu này đơn giản không ai tiến hành ra nguội mặt phân khuôn làm gì nếu máy phay chuẩn không có sai số nhiều có thể bỏ qua nguyên công làm nguội rà mặt phân khuôn quan trọng ta phải có chút kinh nghiệm để gia công lần cuối bằng dao cầu nó đạt độ tinh , bóng mà thôi
 
M

mold_plasticvn

Author
sau khi tách khuôn ra trên Pro hay một phần mềm nào đó dạng tham số . Và có bề mặt phân khuôn cong 2 chiều để giảm bớt việc gia công mặt phân khuôn ta nên tiến hành trim cắt bề mặt phần ngoài đi chỉ để lại 20mm phân biên dạng chày và cối giao thoa với nhau . Phần ngoài đó ta tiến hành cho thấp hơn mặt phân khuôn trong trường hợp này tôi lấy Ví dụ =0.7mm và khi gia công ta để lượng dư gia công cho các nguyên công tiếp theo là 0.4mm vậy là khi gia công thô xong ta đã không cần gia công bề mặt ngoài này mà bề mặt này vẫn thấp hơn mặt phân khuôn chuẩn . Lúc này ta chỉ tiến hành gia công mặt mầu Xanh đó thôi với dao cầu bước cắt =0.2mm giảm rất nhiều thời gian GC và cũng tránh được vấn đề mòn dao cầu .

HÌnh minh họa chày và cối giao thoa mặt phân khuôn mầu xanh với nhau



Tôi đã tiến hành làm rất nhiều bộ khuôn mẫu mũ bảo hiểm chứ không như bạn Đình nói tôi chỉ đi dọa mấy cậu làm nguội đâu . Không biết bạn Đình có biết làm nguội không mà thấy nhắc đến vấn đề làm nguội và coi trọng chuyện này vậy
 
Last edited by a moderator:
Thì đúng là kiểu gì cũng gia công được thôi, nhưng hãy cân nhắc thêm về thời gian và các yếu tố khác. Thời gian gia công cái mặt phân khuôn này bằng tôi gia công 1.5 bộ khuôn mũ. Tiền luôn phải tiết kiệm bạn à!
 
Hiện nay mình không có đủ thời gian để đi học.Mà thấy các anh trình bày đẹp mắt quá.Anh nào có tài liệu học Pro cho em xin.Tranh thủ thời gian giải lao em vọc một chút.Khi vẽ được em sẽ pót lên cho mọi người xem.
Trân trong!
 
đúng là MPK của anh Hải thiết kế trên đây nó kỳ thật ,trước đây em cũng đã được tiếp cận với bộ thiết kế hoàn chỉnh bộ khuôn này của anh Hải .MPK ở đây có thể dùng dạng extrude ,dạng mặt phẳng và dạng sweep .Mỗi một MPK đều có đặc điểm riêng và người thiết kế phải lựa chọn sao cho tối ưu ,có lẽ anh Hải thiết kế MPK để định hướng cho các bạn sinh viên có một cái nhìn tổng quát về thiết kế MPK nói riêng .
anh BkMech_edu bảo anh gia công MPK này giảm 1,5 thời gian gia công MPK dạng sweep trên ,anh nêu thử phương án của anh cho mọi người xem .Em nghĩ MPK dạng sweeep trên thì chiếm nhiều diện tích gia công (chỉ xét khi gia công tinh thôi),tuy nhiên em nghĩ là thời gian gia công phụ thuộc rất nhiều vào thể tích phay đi (tức là phần gia công phá) như vậy ngoài bước phay tinh thì các bước gia công hầu hết là như nhau .Có lẽ để giảm 1,5 thời gian thì em nghĩ là rất khó khăn
Mong anh chỉ giáo
 
L

Liễu Ngân Đình

Author
Tôi đã tiến hành làm rất nhiều bộ khuôn mẫu mũ bảo hiểm chứ không như bạn Đình nói tôi chỉ đi dọa mấy cậu làm nguội đâu . Không biết bạn Đình có biết làm nguội không mà thấy nhắc đến vấn đề làm nguội và coi trọng chuyện này vậy
Với khuôn nhựa thì cũng ko ít lắm nhưng Tôi chưa làm hay thiết kế cái khuôn mũ bảo hiểm nào cả. Thiết nghĩ làm khuôn nhựa nói chung phải tuân thủ những tính chất chung của nó.
Xét về gia công cơ khí hiện đại thì Nguội đúng là nguyên công lắp ráp, nhưng sản phẩm của bạn phay xong có bóng mà không nhẵn. Nếu cho rằng dao phay cầu đã hớt được hết phần nhấp nhô tế vị thì chưa chính xác. Vẫn cần nguội đánh bóng lòng khuôn và sửa môi mè nữa.
Có lẽ với mũ bảo hiểm sẽ có phần khác biệt.
Tuy nhiên tôi có xem trên Video của nước ngoài người ta hút PET mũ bảo hiểm thế nào.
1 lần được 4 chiếc (Khuôn phẳng lấy 4 SP mẻ), sau đó dùng dao điện gọt từng cái ra, vẽ lỗ thoát khí, dùng dao điện cắt phần bỏ đi, sơn trang trí, vẽ trang trí, nhét xốp, gắn vải lót và dây đeo.
1 ngày làm được 30 nghìn chiếc với nhiều mẫu mã và kiểu dáng khác nhau. Diện tích nhà xưởng nhỏ bé lắm, chỉ có Kho là to lớn thôi.

Thiết kế của bạn khá phức tạp, có lẽ bạn ở SG. Cách thiết kế này có tốn công gia công nhưng tiết kiệm được sự căn chỉnh chính xác giữa 2 mặt phân khuôn. Chốt lại tuy lâu nhưng chính xác và thuộc loại có đẳng cấp.
 
Last edited by a moderator:
Khuôn mũ bảo hiểm là một dạng hàng thời vụ. Yêu cầu phải đáp ứng nhanh, giá thành rẻ để quay vòng vốn nhanh. Bạn làm khuôn kiểu này làm giá thành thành phẩm bị đội lên là tất nhiên. Khuôn mũ này không bán được.

Thêm nữa, để chống trượt, và dạt khuôn, tôi chỉ đơn giản làm thêm 4 mấu định vị trên mặt phân khuôn dạng phẳng. Như vậy vừa dễ gia công, vừa tiết kiệm công nguội.

@tryagainf5: Nếu bạn đã có kiến thức về gia công và chế tạo khuôn, bạn sẽ dễ dàng nhận ra thời gian gia công cho mặt PK này kéo dài bao lâu, điều này là sơ đẳng, không cần thiết phải mất công đưa ra phương án để chứng minh làm gì cả.
 
Top