Hỏi về khuôn

W4118

New Member
Author
Em mới tìm hiểu về khuôn lên chưa biết gì mấy em thấy tài liệu để thiết kế khuôn ép nhựa , khuôn ép phun khá đầy đủ nhưng tài liệu để thiết kế khuôn đúc áp lực rất ít vì vậy em muốn hỏi : Có thể sử dụng tài liệu thiết kế khuôn ép phun để vận dụng thiết kế khuôn đúc áp lực được không hay thiết kế khuôn đúc áp lực phải có tài liệu riêng ?
Xin cam ơn !
 

QuyenQCM

Active Member
khuôn nhựa với khuôn đúc áp lực khác nhau về cơ cấu đường (cổng) bơm vật liệu và vật liệu lòng khuôn
còn về những thứ khác thì giống nhau hoàn toàn
 
K

Katecka

Chào các bác, tôi không phải là dân cơ khí nên các bác chỉ bảo cho vài vấn đề để cân nhắc xem nên gia công vài mẫu này như thế nào.

1. Với vật liệu là PVC, độ chính xác không cần cao, vậy chi phí cho hai bộ khuôn trên (ước chừng) khoản bao nhiêu?
2. Nếu số lượng thấp (dưới 500 bộ) có cần thiết làm khuôn ép không hay gia công cnc chẳng hạn?
3. Nếu không cần làm khuôn thì gia công PVC với gia công mica cái nào dễ hơn?
Xin lỗi nếu câu hỏi không phù hợp.
 
Last edited by a moderator:
Chào các bác, tôi không phải là dân cơ khí nên các bác chỉ bảo cho vài vấn đề để cân nhắc xem nên gia công vài mẫu này như thế nào.

1. Với vật liệu là PVC, độ chính xác không cần cao, vậy chi phí cho hai bộ khuôn trên (ước chừng) khoản bao nhiêu?
2. Nếu số lượng thấp (dưới 500 bộ) có cần thiết làm khuôn ép không hay gia công cnc chẳng hạn?
3. Nếu không cần làm khuôn thì gia công PVC với gia công mica cái nào dễ hơn?
Xin lỗi nếu câu hỏi không phù hợp.
Dù có vài chỗ "không phù hợp" nhưng mình cũng xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:
1.Bạn cần phải cho biết kích thước sản phẩm mới có thể tính chính xác giá khuôn được.Nếu kích thước khoảng 200mm đổ lại,làm1 khuôn chứa 2 SP khác nhau,vật liệu toàn bộ là C45 thì giá thấp nhất khoảng 10tr
2.Máy CNC chạy 2 chi tiết này hoàn chỉnh phải mất ít nhất 2h.Chi phí gia công CNC 8h khoảng 1tr (cho 4 bộ).Vậy tính ra 500 bộ là.... :4:
3.Thường thì người ta gia công mẫu bằng nhựa PA chứ ít ai làm bằng mấy vật liệu đó nên mình cũng ko biết cái nào gia công dễ hơn
 
Last edited:

W4118

New Member
Author
Cảm ơn anh QuyenQCM đã trả lời câu hỏi của em . Vậy để thiết kế khuôn đúc áp lực trừ cơ cấu ( đường ) cổng bơm , vật liệu và vật liệu lòng khuôn ra con các cơ cấu khác cỏ thể sử dụng các kiến thức ( công thức tính ) của khuôn nhựa để tính thiết kế khuôn phải không ạ ? Rất mong được sự giúp đỡ của anh các bác và các bạn . Xin chân thành cảm ơn
 
K

Katecka

Dù có vài chỗ "không phù hợp" nhưng mình cũng xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:
1.Bạn cần phải cho biết kích thước sản phẩm mới có thể tính chính xác giá khuôn được.Nếu kích thước khoảng 200mm đổ lại,làm1 khuôn chứa 2 SP khác nhau,vật liệu toàn bộ là C45 thì giá thấp nhất khoảng 10tr
2.Máy CNC chạy 2 chi tiết này hoàn chỉnh phải mất ít nhất 2h.Chi phí gia công CNC 8h khoảng 1tr (cho 4 bộ).Vậy tính ra 500 bộ là.... :4:
3.Thường thì người ta gia công mẫu bằng nhựa PA chứ ít ai làm bằng mấy vật liệu đó nên mình cũng ko biết cái nào gia công dễ hơn
Cảm ơn bác rất nhiều, tôi sẽ cân nhắc
 
M

minhpro

khuôn nhựa với khuôn đúc áp lực khác nhau về cơ cấu đường (cổng) bơm vật liệu và vật liệu lòng khuôn
còn về những thứ khác thì giống nhau hoàn toàn
Không hẳn giống nhau như vậy đâu. khuôn đúc áp lực do tính chất vật liệu khác nên cần có máy hút chân không. Khuôn nhựa thì chỉ càn xẻ 1 rãnh nhỏ khoảng 0.02-0.03mm để thoát khí.khi nào có thời gian thì mình se trả lời tiếp. mình bận rồi
 

QuyenQCM

Active Member
Không hẳn giống nhau như vậy đâu. khuôn đúc áp lực do tính chất vật liệu khác nên cần có máy hút chân không. Khuôn nhựa thì chỉ càn xẻ 1 rãnh nhỏ khoảng 0.02-0.03mm để thoát khí.khi nào có thời gian thì mình se trả lời tiếp. mình bận rồi
Trời
Máy hút chân không để thoát khí ah,đây là lần đầu tiên mình nghe nói đến đấy,
trong khuôn áp lực vấn đề thoát khí được đặt nên hàng đầu,người ta thường tạo ra những rãnh sâu khoảng 0,5mm rộng chừng 5 -7 mm và càng ra xa càng nông dần...để dẫn khí ra ngoài( chú ý là phải thiết kế làm sao cho nó bắn lên trời hoặc sang phía đối diện nơi làm việc của người công nhân nếu không thì coi chừng ...)chứ chưa thấy ai dùng máy hút chân không cả và nếu có thì cái máy này làm việc như thế nào.Trước khi bắn thì đưa máy vào hút à,như thế trong lòng khuôn phải kín(tuyệt đối) và thời gian hút bao lâu...có ảnh hưởng đến năng suất không.....
 

W4118

New Member
Author
Xin hỏi tấm khuôn động và tấm khuôn tĩnh của khuôn đúc áp lực tính toán như naò không ạ ? ai biết trả lời hộ em với !
 

QuyenQCM

Active Member
không rõ câu trả lời lắm.và cũng tuỳ theo hình dáng và kích thước của chi tiết nữa
 
M

minhpro

Trời
Máy hút chân không để thoát khí ah,đây là lần đầu tiên mình nghe nói đến đấy,
trong khuôn áp lực vấn đề thoát khí được đặt nên hàng đầu,người ta thường tạo ra những rãnh sâu khoảng 0,5mm rộng chừng 5 -7 mm và càng ra xa càng nông dần...để dẫn khí ra ngoài( chú ý là phải thiết kế làm sao cho nó bắn lên trời hoặc sang phía đối diện nơi làm việc của người công nhân nếu không thì coi chừng ...)chứ chưa thấy ai dùng máy hút chân không cả và nếu có thì cái máy này làm việc như thế nào.Trước khi bắn thì đưa máy vào hút à,như thế trong lòng khuôn phải kín(tuyệt đối) và thời gian hút bao lâu...có ảnh hưởng đến năng suất không.....
:13: Sao bạn lại ngac nhiên nhỉ? Đối với khuôn đúc áp lực ( Đùn ép nhôm) thì việc dùng Van hút chân không là rất nhiiêù và tối ưu. Có 1 vài trường hợp cũng dùng xẻ rãnh nhưng mà theo đường Zic Zắc để giảm áp lực dòng vật liẹu bắn ra ngoài nhưng phải rất cẩn thận ko dùng sẽ bắn vào người công nhân chứ khong theo kiểu bắn lên trời, hoặc theo hút chân không theo kiểu đường ngầm. nhưng đa số các công ty Nhật đều làm theo kiểu có Van hút chân không.
Hình kết cấu van>:



Đối với các loại khuôn thì trong lòng khuôn phải tuyệt đối kín chứ. Hở thì thì khuôn sẽ ép theo kiểu gì mà còn chuyện Bavia nữa chứ. Thời gian bao lâu thì thử ép vài lần mới kết luận được chứ.
mặt Van tiếp xúc với lòng khuôn có nắp được mở ra nhờ lực của dong chảy nhôm. khi Dònh nhôm chảy vào lòng khuôn thì sẽ đẩy mở lắp ra và hút không khí trong long khuôn ra, khi chạm tới mặt van thjì sẽ có cảm ứng đóng nắp lại. Mặt van cần được quản lý không sẽ có Bavia.
 
Last edited by a moderator:
M

minhpro

Xin hỏi tấm khuôn động và tấm khuôn tĩnh của khuôn đúc áp lực tính toán như naò không ạ ? ai biết trả lời hộ em với !
Tấm động và tấm tĩnh khhi thiết kế thì đối với công ty nước ngoài thi nó đều có tiêu chuẩn cả. Nhưng nhìn chung thì nó dựa vào áp lực của máy, độ bền khuôn tính cho bao nhiêu sản phẩm, lực phun v ật liệu...
 
Tấm động và tấm tĩnh khhi thiết kế thì đối với công ty nước ngoài thi nó đều có tiêu chuẩn cả. Nhưng nhìn chung thì nó dựa vào áp lực của máy, độ bền khuôn tính cho bao nhiêu sản phẩm, lực phun v ật liệu...
Về độ dày của áo và lõi động tĩnh thì đúng như bạn @minhpro nói nó phụ thuộc vào áp lực bắn (chú ý là khác với áp lực máy) .Độ bền phụ thuộc vào sản lượng ,bề mặt lõi tôi ram ,thậm chí cả thấm càng tốt thì càng bền .Về bề rộng của áo thường rộng hơn lõi khoảng 40mm là ngon lành rồi ,ngoài ra cần chú ý đến kích thước bàn máy để thiết kế kích thước áo nhé ,nhiều lúc thiết kế khuôn to thì cái này cũng đau đầu lắm đấy
 

W4118

New Member
Author
Chào các anh . Ai có tài liệu hay hiểu biết để lựa chọn hay thiết kế các phần của khuôn đúc áp lực như thanh kê , tấm kẹp đẩy, lõi động .... giúp em với . Em đang thiết kế từng phần rồi lắp ghép lại thành bộ khuôn mà không biết làm sao để tính toán được . Đây là chi tiết của em . Cảm ơn sự giúp đỡ .
http://www.mediafire.com/?sharekey=f5dc8dbc03ba4998391d7d881749d3a7e04e75f6e8ebb871
 
M

minhpt

Xin hỏi tấm khuôn động và tấm khuôn tĩnh của khuôn đúc áp lực tính toán như naò không ạ ? ai biết trả lời hộ em với !
Tấm khuôn động và tấm khuôn tĩnh dùng để bắt vít lên tấm động và tấm tĩnh của máy đúc áp lực. Theo kinh nhiệm của mình với máy ép phun ngang thì làm 1 chiều làm rộng ra so với kích thước của khuôn 30 - 50 mm, còn 1 chiều lấy đúng bằng kích thước của khuôn.
 
M

minhpt

:13: Sao bạn lại ngac nhiên nhỉ? Đối với khuôn đúc áp lực ( Đùn ép nhôm) thì việc dùng Van hút chân không là rất nhiiêù và tối ưu. Có 1 vài trường hợp cũng dùng xẻ rãnh nhưng mà theo đường Zic Zắc để giảm áp lực dòng vật liẹu bắn ra ngoài nhưng phải rất cẩn thận ko dùng sẽ bắn vào người công nhân chứ khong theo kiểu bắn lên trời, hoặc theo hút chân không theo kiểu đường ngầm. nhưng đa số các công ty Nhật đều làm theo kiểu có Van hút chân không.
Chắc ý của bác Quyên là dùng với khuôn đúc áp lực cho nhựa (khuôn ép phun) chứ không phải là khuôn đúc nhôm. Theo mình khuôn đúc áp lực cho nhựa thì thường làm rãnh thoát khí ở giữa 2 nửa khuôn có thể dùng dũa dũa vài rem là được.
 
Last edited by a moderator:
Top