hướng dẫn vận hành máy CNC fagor 8055M

Author
mình đang tìm hiểu việc vận hành cái fagor 8055M mà không tìm đâu ra tài liệu
mong các bác giúp đỡ chỉ cho em một số đường cơ bản như offset tool ; zero offset;...
mình có câu hỏi này mong các bác đứng cười vì kiến thức nông cạn " trong chương trinh có sử dụng nhiều dao có chiều dài khác nhau vậy khi cần điều chỉnh điểm 0 của chương trinh trùng điểm 0 của chi tiết(G54) thì ta thực hiện cho một dao hay cho toàn bộ ?"
mình nghĩ là chỉ thực hiện cho dao đầu tiên còn các dao khác thì sử dụng việc bù chiều dài dao.
mong được giải đáp
 
Last edited:
Ðề: hướng dẫn vận hành máy CNC fagor 8055M

Ủa, không tìm thấy tài liệu là sao hè? Bạn cứ vào trang Fagorautomation.com là có tài liệu cả đống, cho down miễn phí mà.
Về phần bù dao, suy nghĩ của bạn là đúng rồi đấy( thực ra khi đã bù dao chuẩn rồi thì dùng bất kỳ dao nào để cài đặt điểm 0 cũng được cả, chỉ có điều nhớ chạy câu lệnh cho đúng thôi)
 
Ðề: hướng dẫn vận hành máy CNC fagor 8055M

Chào anh bạn!
Câu hỏi của bạn là một vấn đề kỹ thuật rất bình thường.
Nếu bạn là chủ doanh nghiệp và mới mua về và tự mò làm thì câu hỏi rất hay
Nếu bạn là một kỹ sư cơ khí đi làm độc lập, thì đây là một câu hỏi rất ngớ ngẫn.
Bạn chưa hiểu gì về offset dao thì ai dám giao máy cho bạn điều khiển, phá máy như chơi.
Nó cũng không khó mà pải hiểu bản chất để làm cho an toàn:

Offset dao tức là đưa điểm P của dao vào hệ điều khiển máy . Điểm N nằm trên đường tâm của trục dao và mặt pẳng áp mặt đầu của má dao so với điểm M của máy được nhà sản xuất tính và nạp sẵn mặt định. Để tính khoảng cách của P so với M pải thong qua N và N’. N’ là điểm giao của trục giao và mặt đầu của mà dao. Khi lắp vào ụ dao hai mặt pẳng này trùng nhau và N trùng N’. bây giờ P cách M bao nhiêu thì là do chiều dai dao quyết định.
Có hai cách:
1 là lấy thước cặp và đo từ điểm P của dao tới mặt pẳng (bích áp mặt dao) bao nhiêu, ghi ra giấy. Và vào sổ offset nhập chiều dài này vào sổ T tương ứng với số hốc dao.
Nhưng cách này không được chính xác tuyệt đối và thủ công.
2 là dùng thước đo có sẵn của máy để đo chiều dài của dao, cách này chính xác là nhờ bàn trục Z chính xác và thước đo hiển thị tới giá trị 1/1000.
Cách làm cũng có hai cách:
1 là dung con dao chuẩn và hai là tháo bớt một dao.
Dùng dao chuẩn cũng có thể là con dao không có lưỡi cắt, nó là một cục thép trụ và được quy ước sẵn chiều dài 30mm. Cho con dao này chạm vào mặt phôi (dao không được quay nhé). Và không được đi quá, nó đẩy lún bàn máy đó. Để biết nó đã áp hay chưa thì dung cách sau; Bạn để một tờ zấy nằm giữa mặt pôi và dao khi gần xuống bạn giảm xung dịch chuyển và xê dịch tờ giấy, khi nào tờ giấy hết xê dịch nghĩa là đã chạm rồi đó.
Bạn vào mục hệ thống toạ độ tương đối Relative và nhập Z30 và Reset và OK
Sau đó nâng lên và vào thay dao khác vào, và cho dao quay xuống cắt vừa bay poi của mặt trên pôi, sau đó dừng di chuyển Z và vào chỗ hệ toạ độ Relative nhìn xem thử bây zờ tạo độ Z là bao nhiêu, bạn có thể viết giá trị này ra giấy và qua bên mục lưu T dao để nhạp vào sổ D tương ứng hoặc nếu máy có chức năng nhập tự động thì bấm các pím tương ứng.
Tương tự như vậy bạn thực hiện cho các dao còn lại
Cách thứ 2 là tháo bới một dao và cũng cho mặt ổ dao áp xuống mặt pôi và có lót giấy để kiểm tra, khi đã áp rồi dừng và nhập vào mục roạ độ Relative Z0, bấm Reset và Ok
Sau đó Offset cho các con dao tương tự như trên
Ngoài ra còn một cách nữa là dung trực tiếp một con dao có lưỡi cắt xuất cắt vừa bay poi và dừng sau đó vào mục Relative nhập chiều dài thực của con dao này và bấm Reset, nhưng chiuề dài thực của con dao này khó biết chính xác, là do dao bị mòn và khó đo do bạn pải đo từ mặt bích của dao tới một lưỡi cắt bên dưới và cây thước ắt sẽ cầm bị nghiêng và đọc không chính xác. Chính vì vâyj mà hay dung hai cách trên.
Cách dung dao chuẩn có cái lợi là chiều chuẩn 30 hầu như không bao giờ thay đổi, nó như cái căng mẫu rồi, và nó không có lưỡi cắt để khỏi quay cắt và bị mòn. Cách này có nhược là tốn tiền mua một con dao chuẩn (giá không hề rẽ)
Chắc bạn sẽ thắt mắt là tại sao không dung cách thứ hai hết đi, mắc chi pải mua con dao chuẩn cho tốn tiền.
Cách thứ hai thì tháo mất một dao, nhưng có cái vấn đề kỹ thuật là khi bạn áp mặt dao và bạn không canh hành trình dịch chuyển sẽ vượt và ép quá mạnh vào pôi, dẫn đến gây biến dạng trục Z bàn máy. Còn nếu bàn dung dao chuẩn, kết cấu nòng gá là hốc côn, nên khi bạn nhấn vượt quá có chi thì nó épn mặt con này trước rồi mới đến ép trục Z. Và diện tích tiếp xúc của mặt dao chuẩn và pôi nhỏ hơn mặt má mặt đầu dao nên lực sẽ nhỏ hơn
Hai cách trên đều có cái zỡ là mất một ổ dao vô ích,
Chuyển sang dung còn dao có lưỡi cắt và dung cho gia công lun thì lại không chính xác.
Để hợp cả đôi đường thì áp mặt đầu dao xong và lắp dao vào lại và offset bình thường hoặc thay dao chuẩn (công việc này làm băng tay nhé)
(Cách giải thích việc dung dao chuẩn và áp mặt đầu sinh ra lực ép mạnh là mình tự phân tích và thấy như vậy, nó đúng hay sai là hổng biết nhé)
Tại sao ta pải làm công việc đầu tiên là lấy điểm Z chuẩn và Reset hệ toạ độ tương đối theo pương Z?
Tức là ta reset là việc hiển thị thước đo theo pương Z giữa hai lần dịch chuyển lên xuống gần nhau trong mục tương đối để hiển thị chính xác toạ độ pương Z của con dao thứ hai trở đi, gốc lấy từ 0. Mục đích là lấy gốc 0mm để đo, nếu bạn không làm công việc này thì pải tính toán chiều dài bằng tay mà gốc ko pải là 0mm
Nó tóm lại là offset dao chỉ quan tâm đến hệ toạ độ tương đôi Relative
  • Offset pôi.
Là đưa điểm W vào M thong qua con đường P dao, N mặt dao.
Offset pôi ta chỉ quan tâm đến hệ toạ độ tuyệt đối của máy Machine
Lấy Z thì bằng cách cho dao xuống chạm cắt bay poi và dừng sau đó đọc giá trị Zm trong Machine, lấy giá trị này – chiều dài thật của dao ta đã offset xong và luư rồi đó. Ghi nhớ kết quả này ra giấy
Theo pương X và Y thì hạ dao xuống cắt lưỡi cắt bên của dao và cũng để cho chạm bay poi thôi. Sau đó dừng và đọc trị Xm và Ym trong mục Machine. Lấy giá trị này + hặoc – R của con dao đó và ghi nhớ kết quả.
Việc cộng hay trừ là do vị trí bạn để W ở góc nào hoặc ở giữa, vấn đề này như hình học cơ bản nên bạn sẽ hiểu.
Vào mục Offset pôi tức là G54 đấy. bạn nhập 3 giá trị đã tính toán lúc trước vào 3 mục X, Y, Z tương ứng. Còn G53 mặc định là 0,0,0 hết đó điểm chuẩn của M so với vị trí bắt đầu của thước đo, đừng rờ vào mục này làm gì.
Nếu muốn tạo them một điểm W nữa chỗ khác thì cũng làm như vậy và lưu vào G55 đến G59
Sau đó bạn chạy chương trình tìm điểm gốc để kiểm tra sựu chính xác của các dao đã offset.
  • Vấn đề bù dao hoặc khai gian dao, đây là một cách chế để khỏi pải viết lại chương trình, hoặc lượng dư pôi lớn chạy một lần ko hết hoặc gia công tinh.
  • Đầu tiên để tránh nhầm lẫn hốc dao nào thì lưu sổ D hoặc H nấy (D dung cho Fagau, H dung cho Fanuc) Chẳng hạn dao số 1 lưu vào D1 hặoc H1. ta lưu đây là lưu đúng.
  • Nếu muốn cắt thô biên dạng chẳng hạn thì ta khai thêm D11 chẳng hạn R thật của con dao là 8mm, nếu mang đúng con dao này với R 8mm trong sổ D1 vào gia công thì nó bù và cắt đúng biên dạng và lượng dư sẽ không còn nữa. Nếu ta mang con dao này ra với D11 và sổ D11 khai 8.25mm. Thì dao nó cứ nghĩ là nó 16,5 thật và tự bù lui ra. Như vậy ta đã chừa lại lượng dư 0,25mm rồi đó. Đến công đoạn chạy tinh mọi việc không đổi gì cả, toạ độ chương trình giữ nguyên ta chỉ cần đổi D11 sang D1 là được
  • Nếu muốn cắt thô mặt pẳng thì khai them D12 chẳng hạn chiều dài thật của con dao ta offset được là 50mm, nếu mang vào gia công thì lượng dư không còn nữa , Nếu ta mang con dao này ra với D12 và sổ D12 lưu 51mm. Thì nó cứ nghĩ là nó dài 51mm và tự lui lên 1mm rồi mới chạy thô. Khi chạy tinh ta trả lại D1 là nó chạy đúng
  • Vấn đề khai sổ lưu này rất dễ nhầm, nếu mang bạy sổ D ra là đánh gãy dao hoặc cắt lẹm chi tiết hết đó
  • Ta nên lưu theo thự tự này cho dễ nhớ: Khai đúng D1, khai gian R D11, Khai gian chiều cao D12.
  • Tương tự cho con con dao số 2: D2, D22, D23
  • Dao 3: D3. D33, D34
Chào bạn
Chúc pạn vận hành máy an toàn
Quang Tèo
 
Top