Kiểm soát ô nhiễm không khí trong ngành đúc

Author
Chào các anh em Meslab,

Từ lúc tham gia diễn đàn đến giờ, mình đã đọc và tiếp thu rất nhiều kiến thức bổ ích. Nhân tiện đọc được một bài rất hay trên tạp chí Metal Casting Technology của tiến sỹ P.C.Maity cùng với chuyên ngành của mình nên bỏ thời gian ra dịch để có một chút gì đó đóng góp cho diễn đàn.

Vì dịch thuật và ngành đúc không phải là chuyên ngành của mình nên bài dịch còn nhiều sai sót, mong mọi người thông cảm và cho ý kiến.

[FONT=&quot]Xu hướng trong kiểm soát ô nhiễm của ngành đúc Ấn Độ:[/FONT]


[FONT=&quot] Ngành đúc Ấn Độ có tổng cộng hơn 5000 đơn vị, số xác định được ở trên phân bố trong hơn 20 cụm. Rất nhiều công ty có quy mô nhỏ và thuộc gia đình, chỉ một tỷ lệ nhỏ hoạt động với quy mô vừa và lớn. Mặc dù họ phục vụ chủ yếu cho thị trường nội địa, do việc đóng cửa của rất nhiều công ty đúc ở các nước tiên tiến, nhiều cơ hội xuất khẩu sản phẩm đúc tới thị trường toan cầu đã gia tăng trong thời gian gần đây. Trong khi nhiều công ty đang phải đóng cửa ở các nước phát triển do những quy định về môi trường chặt chẽ hơn và những cơ hội được chuyển sang cho những lĩnh vực phức tạp hơn như IT, tài chính … Ngành công nghiệp đúc Ấn Độ cũng đối mặt với những quy định kiểm soát khắc khe bắt buộc bởi những uỷ ban kiểm soát ô nhiễm của những bang khác nhau. Những nguồn ô nhiễm phổ biến được phân loại để kiểm soát trong phân xưởng đúc là bụi lơ lửng (SPM – Suspended Particulate Matter), CO, SO2, NOx … Bụi lơ lửng (SPM) là một vấn đề chính, nó xuất hiển ở tất cả các khâu sản xuất. Khối lượng bụi lơ lửng trên một thể tích không khí thông thường được phân loại, tuy nhiên thành phần và hình thái của bụi cũng quan trọng với những tiềm năng đe doạ sức khoẻ. Ví dụ, ảnh hưởng độc hại của bụi silica ít hơn, những nơi bụi kim loại chứa Ni, Cr, sợi amiang… thì được quan tâm nhiều hơn. Thêm vào những nguồn ô nhiễm kể trên, những hoá chất hữu cơ bay hơi độc hại (VÓC- Volatile organic compound) nhau cũng toả ra từ xưởng làm khuôn và lõi.[/FONT]

[FONT=&quot]Những nguồn ô nhiễm phổ biến ở xưởng đúc:[/FONT]
[FONT=&quot]
Phần lớn những nguồn ô nhiễm độc hại được phát thải ở khu vực làm khuôn và lõi, nấu, rót và mài ở xưởng đúc. Cả bụi lơ lửng và hoá chất bay hơi đều xuất hiện ở xưởng làm khuôn và mẫu. Từ khi cát Silica được dung rộng rãi cho việc làm khuôn và lõi, bụi silica là một loại phổ biến ở khu vực này. Một loại bụi khác là sét và khoáng, phụ gia cũng là nguồn ô nhiễm. Việc tiếp xúc của công nhân trong thời gian dài với Silica và những bụi khoáng khác dẫn tới bệnh bụi phổi silic. Những công ty đúc nhỏ thường không quan tâm đến sự ảnh hưởng sức khoé. Hệ thống thông gió hiệu quả được lắp đặt trong các công ty đúc hiện đại để giảm lượng bụi lơ lửng trong xưởng. Hàm lượng bụi lơ lửng phụ thuộc vài yếu tổ như độ mịn của cát, hệ thống vận chuyển cát và những nguyên liệu khác, việc ngăn bụi trong công đoạn trộn cát. Làm sạch cát chứa bụi rât mịn và bụi từ quá trình này cũng tối thiều, mặc dù mục đích cơ bản của việc làm sạch cát là kiểm soát chất lượng khuôn/lõi tốt hơn và giảm chi phí cho chất phụ gia. Chụp hút tại những vị trí trộn cát rất hiệu quả để giảm hàm lượng bụi lơ lửng tại xưởng làm khuôn/lõi. Thông thường cát nền và phụ gia được trộn trước vài phút để định dạng hỗn hợp nguyên liệu, đây là giai đoạn chủ yếu làm tăng lượng bụi lơ lửng. Một khi chất kết dính lỏng/ phụ gia được cho vào trong thùng trộn, thì bụi phát sinh cũng được dập xuống. tuy nhiên, hoá chất bay hơi xuất hiện và phát tán vào môi trường xưởng trong lúc trộn. Trong khi chất kết dính gốc nước và Sodium silicate không phát tán thì VOC cũng hình thành từ những nguồn hoác chất kết dính, chất xúc tác hoặc chất làm cứng khác. Chất xúc tác dạng khí như là Amine đặc biệt quan trọng. vì nó rất độc và phát tán rất nhanh vào môi trường. Do đó Srubber được dùng để làm rửa việc sản xuất lõi dùng xúc tác Amin.
[/FONT]
[FONT=&quot]Hoá chất kết dính được dùng ngày càng tăng trong các công ty đúc trên thế giới vì những ưu điểm đặc biệt của nó như làm tăng độ cứng của khuôn/lõi trước khi đúc, giảm độ cứng sau khi đúc như là kết quả của việc phân huỷ chất hoá học hữu cơ bởi nhiệt của kim loại lỏng. Độ cứng cao nhất của khuôn/lõi trước khi đúc làm tăng độ chính xác đúc. Hơn nữa, vật liệu kết dính hữu cơ làm tăng độ sạch của bề mặt đúc. Giảm độ cứng sau khi đúc có lợi cho việc làm sạch, đặt biệt là lấy vật liệu làm lõi khỏi những lõi phức tạp. Mặt dù giá của hoá chất kết dính mắc nhất trong các loại chất kết dính nhưng chúng được sử dụng ngày càng tăng vì những ưu điểm kể trên. Tuy nhiên nguy cơ đối với sức khoẻ của những hoá chất hữu cơ làm kết dính cũng là cao nhất so với các loại khác. Việc làm sạch khuôn và lõi cũng phát sinh hoá chất bay hơi khi mà sơn gốc cồn được dùng. GMBOND được phát triển bởi General Motors, bang Michigan hỗ trợ bởi Hormel Foods Corporation , không độc và thân thiện với môi trường cho việc làm khuôn/lõi. Chất kết dính là một loại protein gốc polyme sinh học, có khả năng làm cứng khuôn/lõi cao, thêm nhiều ưu điểm như giảm chi phí vận hành, tăng hiệu suất , tăng độ nén của cát, tăng khả năng thiết kế và kỹ thuật cho việc làm những lõi phức tạp. GMBOND được kỳ vọng sẽ được sử dụng nhiều hơn và thay thế cho những hoá chất khác trong nhiều công đoạn trong vài năm tới. [/FONT]
Còn tiếp...
 
Lượt thích: envi
Author
[FONT=&quot]Nguồn ô nhiễm nguy hiểm trong xưởng nấu chảy kim loại gồm hai nguồn. [/FONT][FONT=&quot]Việc đốt cháy nhiên liệu sinh ra khói và các khí gas khác. Khói trong xưởng không chỉ gây khó chịu cho công nhân mà còn là nguồn ô nhiễm tiềm tàng. Việc đốt cháy không hết nhiên liệu sinh ra khí Carbon Monoxide (CO), loại khí làm thay đổi lượng Carboxy –Homoeoglobin độc hại trong cơ thể con người nếu như hít phải. Tuy vậy, những nhiên liệu được dùng trong nhiều công ty đúc để nấu chảy kim loại đen cũng như kim loại màu là loại chất đốt rẻ nhất. Các công ty đúc cỡ vừa và lớn sử dụng lò cảm ứng để nấu kim loại đen và trong vài trường hợp là kim loại màu. Nấu bằng lò cảm ứng thì ít gây ô nhiễm hơn so với dùng lò đốt nhiên liệu, thêm vào đó là đạt được nhiệt độ cao hơn và khả năng nấu nhanh hơn. Tuy nhiên vì giá thành cao nên các công ty nhỏ không có khả năng đầu tư lò cảm ứng. Nguồn phát thải khói và bụi trong xưởng nấu thứ hai là từ quá trình tiếp liệu. Khi dùng lò hồ quang, khói xuất phát từ việc nung nguyên liệu, từ điện cực và từ những hợp kim, phụ gia làm hoàn nguyên. Vì dòng đối lưu của kim loại lỏng phía trên lò, nên bụi ô xít mịn cũng phát tán vào trong môi trường xưởng. Sử dụng lò cảm ứng là lựa chọn tốt nhất để giảm ô nhiễm trong xưởng nấu, lò đốt khí thiên nhiên cũng có khả năng giảm lượng khí thải. Ở lò cảm ứng, diện tích mặt lò là nhỏ nhất nên lượng khói và bụi hình thành cũng nhỏ nhất. Việc vận chuyển phế liệu cũng là một nguồn gây bụi lơ lửng trong xưởng nấu. Hệ thống hút khí phía trên kim loại trong lò là xu hướng hiện nay để giảm ô nhiểm từ quá trình nấu chảy.[/FONT]
[FONT=&quot]
Xưởng đổ khuôn là một nơi có nguy cơ cao, nhiều loại khí gây ô nhiễm cao được phát thải. Phần lớn chất kết dinh hoá học và phụ gia có liên quan đến ô nhiễm ở khu vực này. Đó là kết quả của việc truyền nhiệt bên trong khuôn/lõi trong thời gian ngắn sau khi kết thúc quá trình rót, khuôn/lõi ngay sát bề mặt đúc sẽ đạt được nhiệt độ tương đương kim loại lỏng. Bên cạnh đó, mặt ngoài khuôn vẫn ở nhiệt độ phòng, nhiệt độ bên trong mặt phân khuôn sẽ tăng dần. Đối với vật đúc cỡ vừa, sau vài phút rót thì nhiệt độ trong khuôn đã ấm hẳn, ở khoảng nhiệt độ này thì việc đốt cháy không hoàn toàn của các hợp chất hoá học sẽ xuất hiện trong tình trạng thiếu oxy trong khuôn/lõi. Kết quả là nhiều loại hơi và khí gas khác nhau sẽ thoát ra ngoài tuỳ thuộc vào loại chất kết dinh, phụ gia, phụ gia, chất làm cứng… sử dụng trong khuôn/lõi và gây ô nhiễm. Mặt khác, các chất rắn và khí gas chủ yếu hình thành gần bề mặt tiếp xúc kim loại khuôn vì nhiệt độ cao ở vùng này, nên không có cách tránh được sự hình thành của các chất này. Cách duy nhất để giảm ô nhiễm ở xưởng rót là lắp đặt hệ thống hút khí hiệu quả phía trên khu vực rót.
[/FONT]
[FONT=&quot]
Ở khu vực
[/FONT][FONT=&quot] mài, cả ô nhiễm không khí và ô nhiễm tiếng ồn cần được quan tâm đặc biệt, nhiều hoạt động mài và hàn được thực hiện ở đây, làm xuất hiện bụi kim loại, oxit và khí độc cũng như tiếng ồn cao từ việc mài. Thông thường mài được thực hiện nhiều hơn khi đúc thép do nhiệt độ rót cao hơn. Mài vật đúc thép hợp kim [/FONT][FONT=&quot]có thể làm xuất hiện bụi kim loại mịn chứa Ni, Cr… đây là những kim loại độc hại. Thậm chí bụi silica xuất hiện trong khi mài vật đúc kim loại đen vì cát silicat bám rất chặt vào bề mặt vật đúc thép và gang. Bụi xỉ, vảy sắt cũng có thể phát tán trong khi mài vì lý do tương tự. Cắt bằng hồ quang, khí oxy-gas, hàn rất thường được sử dụng ở xưởng mài làm phát sinh khí độc. Những hoạt động trên thì không tránh được khi đúc thép và gang, tuy nhiên có thể làm giảm được bằng các phương pháp cần thiết.[/FONT]
[FONT=&quot]
Uỷ ban kiểm soát ô nhiễm ở các bang của Ấn Độ đã chỉ rõ giới hạn ô nhiễm chấp nhận ở ngành đúc. Để thành lập công ty đúc và đi vào hoạt động, phải được cấp “Giấy phép thành lập” và “ Giấy phép hoạt động” bởi Văn phòng Trung tâm công nghiệp của Uỷ ban kiểm soát ô nhiễm của Bang. Các công ty đúc được quan tâm ở “Loại đỏ” vì sử dụng lò nấu kim loại và vì thế Uỷ ban cho phép chỉ cho phép các công ty đúc bắt đầu hoạt động sau khi lắp đặt hệ thống kiểm soát ô nhiễm đầy đủ. Từ khi nhiều công ty đúc trong vùng đặt tại ngoại ô nhận được than phiền từ cộng đồng vì ô nhiễm, Uỷ Ban đã giám sát công ty cần quan tâm và có hành động pháp lý trong trường hợp cần thiết. Có vài công ty cung cấp thiết bị kiểm soát ô nhiễm địa phương như hệ thống gom bụi, srubber ướt… cho nhiều công ty đúc .
[/FONT]

[FONT=&quot]Viện năng lượng và tài nguyên (TERI) hợp tác với Cơ quan hợp tác và phát triển Thuỵ Sỹ (SDC) thiết kế kết hợp việc chia lò cao và srubber ướt để nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng và công nghệ nấu thân thiện với môi trường. Có nhiều công ty đã thực hiện thành công và hoàn vốn trong vòng một năm. Lò cao không dùng than cốc đang trở nên phổ biến vì những ưu điểm của nó, chi phí nấu rẻ, ít ô nhiễm, và sự sẵn sàng của công nghệ và bi cách nhiệt yêu cầu. Cơ hội mới đang mở ra với việc sử dụng khí hoá than cho lò cao. Ở vùng phía đông, nhiều lò không dùng than coke đang hoạt động, và sự tiện lợi của lò dùng khí hoá than đang được học hỏi.

[/FONT] [FONT=&quot] Hết.[/FONT]
 
Last edited:
Top