Kỹ Thuật Đồng Thời cho ngành Đúc

Author
A. ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Hiện trạng ngành Đúc thế giới

1.1. Tình hình sản xuất
Hình 1 và 2 thể hiện tình hình sản xuất đúc năm 2002 của các nước thông qua sản lượng (theo tấn). Đối với vật đúc gang thép (hình 1), Trung Quốc tiếp tục đứng đầu thế giới và chiếm 26% tổng sản lượng toàn cầu, tăng 9% so với năm 2001. Kế đến là Mỹ với 16%, giảm 0,5% so với năm 2001.


Hình 1: Sản lượng vật đúc gang thép (theo tấn) tại các nước.

Theo thống kê sản lượng vật đúc kim loại màu (hình 2), Mỹ đang dẫn đầu trong hầu hết các loại hợp kim, chiếm 26% tổng sản lượng toàn cầu, tăng 2% so với năm 2001. Đứng thứ 2 là Nhật chiếm 13%, trong đó vật đúc hợp kim nhôm chiếm 97% trong tổng sản lượng vật đúc kim loại màu của nước này. Trung Quốc chiếm 11%. Mê-hi-cô có tốc độ tăng nhanh nhất chiếm 6% so với 2,9% của năm 1995.



Hình 2: Sản lượng vật đúc kim loại màu (theo tấn) tại các nước.

Khách hàng chính của ngành đúc là công nghiệp ô-tô (chiếm 50% thị phần), kỹ thuật nói chung (30%) và xây dựng (10%). Trong đó, hơn 60% vật đúc gang được dùng trong công nghiệp ô-tô, còn vật đúc thép được dùng chủ yếu trong ngành xây dựng, chế tạo máy và valve công nghiệp.


Tình hình sản xuất đúc ghi nhận sự nổi lên của các nước đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ,
, Mê-hi-cô…


1.2. Qui mô nhà sản xuất
Sản xuất đúc ngày càng dùng ít nhân công, xưởng do mức độ tự động hóa tăng. Mối quan hệ giữa qui mô xưởng, năng xuất và nhân công được thể hiện ở hình 3.


Hình 3: Dữ liệu năng suất sản xuất vật đúc gang thép tại các nước châu Âu.

1.3. Chí phí và Lợi nhuận

Ngành đúc chi phí nhiều năng lượng, chủ yếu là khí thiên nhiên và điện. Trong đó, nấu luyện là khâu tiêu tốn nhiều năng lượng nhất khi chiếm 55% tổng năng lượng sử dụng. Kế đến là các khâu làm khuôn và ruột, chiếm 20%.


Hình 4: Chi phí năng lượng của các khâu trong sản xuất đúc.

Trong thời gian gần đây, ngành đúc tại một số nước phát triển sa sút vì công nghiệp ô-tô đi xuống và chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các nước đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ,
, Mê-hi-cô… Theo đó, giá trị gia tăng của vật đúc được sản xuất tại các nước phát triển giảm. Điển hình là Mỹ, nơi giá trị gia tăng giảm 5,4% trong giai đoạn 2000-2004.

2. Hiện trạng ngành Đúc Việt Nam
Qua topic "Hiện trạng ngành Đúc", chúng ta biết được hiện trạng cơ bản ngành Đúc tại Việt Nam. Phân tích hiện trạng giúp thấy rằng doanh nghiệp sản xuất đúc Việt Nam gặp hai vấn đề lớn sau: thiếu mô hình quản lý thiết kế hợp lý thiếu vốn và định hướng đầu tư. Cụ thể:

1.1. Mô hình quản lý quy trình thiết kế của nhà sản xuất đúc Việt Nam
Hiện nay, mô hình quản lý thiết kế của nhà sản xuất đúc Việt Nam được tổ chức theo công đoạn. Trong đó, mỗi công đoạn độc lập với nhau, nếu một công đoạn gặp vấn đề thì nhà sản xuất phải mất rất nhiều thời gian (quay lại từ đầu) để hiệu chỉnh thiết kế. Điều này làm tăng thời gian và chi phí thiết kế.


Hình 5: sơ đồ quản lý thiết kế tại đa số nhà sản xuất đúc Việt Nam.

Một nguyên nhân khác khiến thời gian và chi phí thiết kế cao là quá trình phát triển sản phẩm phải trải qua nhiều lần sản xuất thử. Thông thường, sau khi nhận yêu cầu của khách hàng, nhà sản xuất tiến hành thiết kế đúc theo kinh nghiệm và sản xuất thử. Nếu không thành công, nhà sản xuất sẽ liên hệ với khách hàng để hiệu chỉnh thiết kế. Tuy nhiên, vì đã sản xuất thử nên thời gian chuẩn bị và chi phí sản xuất đã tăng (hình 6).



Hình 6: Quy trình thiết kế đúc của nhà sản xuất Việt Nam.
Đường đậm chỉ những công đoạn tốn nhiều chi phí. Khung lớn gồm những công đoạn trong nhà máy đúc.

Công tác thiết kế không dự toán đúng chi phí sản xuất- cơ sở đưa ra báo giá cho khách hàng. Điều này do tính đa dạng của vật đúc nên mô hình tính toán chi phí sản xuất không giống nhau cho những vật đúc khác nhau. Từ đó, nhà sản xuất có thể đưa ra báo giá không chính xác, đôi lúc gây tổn thất cho chính mình và khách hàng.


2.2. Thiếu vốn và định hướng đầu tư
Đa số nhà sản xuất đúc có trình độ công nghệ, thiết bị lạc hậu, sản xuất vật đúc trung bình cộng với tỷ lệ phế phẩm cao nên lợi nhuận kinh doanh thấp. Thêm vào đó, chính phủ, công chúng và nhà sản xuất chưa hiểu hết ưu điểm của chi tiết đúc và vai trò của công nghệ đúc đối với nền kinh tế. Kết quả là trong thời gian dài ngành thiếu sự quan tâm và vốn đầu tư để phát triển.

Gần đây, trong điều kiện có vốn, phần lớn doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ đúc mới, tự động hóa dây chuyền sản suất, thiết bị phân tích - kiểm tra… Hiển nhiên, điều này mang lại những chuyển biến tích cực nhưng chưa thể giúp ngành phát triển lên mức cao hơn vì thiết bị phân tích - kiểm tra không giúp giảm phế phẩm (chỉ giảm lượng hàng bị trả về), công nghệ mới và năng suất tăng chỉ làm tăng thiệt hại nếu thiết kế chưa tốt (theo thống kê, 90% khuyết tật đúc có nguyên nhân từ lỗi thiết kế).

Mặt khác, vì hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp đi trước chưa đạt yêu cầu nên không tạo ra động lực cho cho các doanh nghiệp cùng ngành.

3.Tổng kết
Tình hình sản xuất đúc cho thấy nhu cầu vật đúc của các nước phát triển lớn và dần phụ thuộc vào nhập khẩu. Ngoài ra, nó còn ghi nhận sự nổi lên của các nước đang phát triển. Điều này cho thấy khuynh hướng chuyển ngành đúc từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển.

Việc ứng dụng những công nghệ, thiết bị và công cụ cập nhật, hiện đại cùng với đòi hỏi ngày một khắc khe từ khách hàng đã biến vật đúc từ hàng hóa thông dụng thành sản phẩm có giá trị gia tăng.

Trước tình hình trên, nhà sản xuất Việt Nam có cơ hội phát triển hơn. Để tận dụng cơ hội, nhà sản xuất cần cải thiện trình độ thiết kế và có định hướng đầu tư hợp lý. Qua tìm hiểu hoạt động, xu hướng của ngành trên thế giới và kinh nghiệm làm việc riêng, tác giả nhận thấy Kỹ Thuật Đồng Thời có thể giải quyết được bài toán tăng trình độ thiết kế và định hướng đầu tư cho nhà sản xuất Việt Nam.


Tổng quan về Kỹ Thuật Đồng Thời được trình bày ở phần sau.
 
Last edited:
Author
B. KỸ THUẬT ĐỒNG THỜI
1. Kỹ Thuật Đồng Thời là gì?
Phương pháp Kỹ Thuật Đồng Thời là hệ thống quản lý thiết kế được hoàn thiện trong thời gian gần đây và trở thành phương thức tiếp cận hệ thống hướng đến việc tối ưu các vòng thiết kế.

Tiền đề cơ bản của Kỹ Thuật Đồng Thời xoay quanh hai khái niệm. Thứ nhất là ý tưởng tất cả yếu tố của vòng đời sản phẩm bao gồm chức năng, khả năng sản xuất, lắp ráp, kiểm tra, bảo trì và tác động môi trường được xem xét cẩn thận ngay từ giai đoạn thiết kế. Thứ hai, các hoạt động thiết kế tuần tự nên được tiến hành cùng lúc (đồng thời). Mục tiêu cuối cùng là rút ngắn thời gian thiết kế, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Triết lý này giúp sớm phát hiện ra lỗi và hạn chế việc chỉnh sửa ngay khi dự án còn ở dạng tóm tắt và số hóa. Bằng cách này, chi phí dự án được giảm đi đáng kể khi nó chuyển sang dạng mô hình số phức tạp hơn hoặc thậm chí là mô hình vật lý.

Như đề cập ở trên, quá trình thiết kế của Kỹ Thuật Đồng Thời có xem xét cẩn thận toàn bộ vòng đời sản phẩm như liệt kê những yêu cầu, thực hiện thiết kế ý tưởng, vận hành các mô hình số, tạo mẫu vật lý và thậm chí là sản xuất thực song song với việc xem xét các yếu tố cực kỳ quan trọng khác như ngân sách, nguồn lực và thời gian. Trước đây, cách lập kế hoạch theo kiểu “thử - sửa sai” không giúp sớm phát hiện ra lỗi. Bằng cách sử dụng đúng đắn công cụ này, chi phí dự án giảm đi đáng kế.

Một trong những lý do khiến Kỹ Thuật Đồng Thời thành công vang dội là nó thay đổi mô hình thiết kế truyền thống. Theo truyền thống, việc thiết kế được thực hiện theo công đoạn, hay còn gọi là mô hình “Thác nước”. Kỹ Thuật Đồng Thời cải biến mô hình lỗi thời này bằng cách sử dụng Phương pháp phát triển có tính tương tác hay tích hợp. Mô hình “Thác nước” gồm các công đoạn được xếp thành hàng thẳng bắt đầu những yêu cầu của khách hàng rồi tuần tự đến công đoạn thiết kế, thực thi… cho đến khi ra sản phẩm cuối cùng. Vấn đề ở đây là từng công đoạn trong hệ thống không xem xét các công đoạn trước và sau để khắc phục khiếm khuyết. Nếu có lỗi phát sinh, bản thiết kế thường bị loại hoặc chỉnh sửa nhiều. Ngược lại, quá trình thiết kế có tính tương tác mang tính lặp cao hơn: tất cả yếu tố của vòng đời sản phẩm được xem xét. Sự khác nhau giữa hai mô hình thiết kế được thể hiện ở hai hình sau:


Hình 7: Mô hình “Thác nước”


Hình 8: Mô hình tổng quát của Phương pháp phát triển có tính tương tác.

Phần đáng lưu ý của phương pháp mới là nó đánh giá cao vai trò của từng cá nhân có liên quan đến quá trình mà họ tham gia- đây là bản chất của Kỹ Thuật Đồng Thời. Thoạt nghe thì điều này có vẻ không quan trọng khi nhiều tổ chức, công ty cho rằng nhóm thiết kế phải có vai trò chủ đạo đến năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, nhóm thiết kế không thể bao quát hết mọi khía cạnh. Mặt khác, theo bản chất, con người sẽ làm việc chăm chỉ và chất lượng hơn nếu cảm thấy hài lòng và sở hữu công việc thay vì được giao nhiệm vụ và không có tiếng nói.

Những thay đổi sâu sắc trên tạo ra nhiều thách thức về mặt tổ chức và quản trị khiến các tổ chức, công ty phải cân nhắc thật kỹ trước khi thay đổi cơ cấu. Từ đây, những việc phát sinh như thực hiện xem xét thiết kế ngay từ đầu, cho phép các kỹ sư trao đổi thông tin, sử dụng bộ phần mềm tương thích và cởi mở quy trình thiết kế cần được cúc tiến để các vấn đề tự giải quyết đồng thời. Theo đó, nhóm làm việc cần có nền tảng vững chắc vì kết quả cuối cùng phụ thuộc rất nhiều khả năng hợp tác của các kỹ sư. Thông thường điều này dễ dẫn đến xung đột, tuy nhiên xung đột nên được giải quyết ngay từ đầu còn hơn gặp rắc rối lớn về sau.
 
Last edited:
Author
2. Nền tảng của Kỹ Thuật Đồng Thời
3 yếu tố nền tảng của Kỹ Thuật Đồng Thời là Cộng tác, Công Nghệ Thông Tin và Quá trình / Quy trình.


Hình 9: 3 yếu tố nền tảng của Kỹ Thuật Đồng Thời

Cộng tác
Cộng tác nghĩa là làm việc cùng nhau. Thông thường, cộng tác được hiểu là làm việc theo nhóm. Tuy nhiên, “cộng tác” khác “làm việc theo nhóm”. Các nhóm có thể hoạt động độc lập và hướng đến những ưu tiên khác nhau. Trong đó, nhóm thiết kế kỹ thuật dùng những tiêu chí: chi phí sản xuất, chất lượng, ưu thế cạnh tranh, giao hàng đúng hạn để đánh giá sự thành công. Tuy nhiên, những tiêu chí này có thể mâu thuẫn với quan điểm thành công của các nhóm sản xuất và marketing.

Nếu được dùng đúng cách, hiệu quả của Cộng tác lớn hơn làm việc theo nhóm. Nó lôi kéo sự tham gia của tất cả các phòng ban trong công ty cũng như các thành phần ngoài công ty như nhà cung cấp, khách hàng, nhà tư vấn, hệ thống bán lẻ, nhà phân phối; cá biệt có sự hợp tác của nhiều công ty để cùng phát triển sản phẩm liên danh.

Chính vì thế, để thực hiện tốt Kỹ Thuật Đồng Thời, cần có cơ sở làm nền tảng để thay đổi hành vi, hướng đến các hoạt động Cộng tác. Cơ sở nền tảng đó bao gồm hệ thống khen thưởng, cách đặt mục tiêu, phát hiện cá nhân xuất sắc, xác định chức năng…

Tóm lại, cá nhân và thiện ý cộng tác của các cá nhân trong cũng như ngoài công ty là yếu tố chủ đạo quyết định sự thành công của Kỹ Thuật Đồng Thời.
 
Last edited:
Author
Công Nghệ Thông Tin
Công Nghệ Thông Tin trong thiết kế thường được hiểu là CAD (computer-aided design: thiết kế với sự trợ giúp của máy tính) và CAE (computer-aided engineering: kỹ thuật với sự trợ giúp của máy tính). Hơn thế, Công Nghệ Thông Tin còn là nền tảng để thực hiện Kỹ Thuật Đồng Thời. Thể hiện:

  • Ứng dụng mô phỏng. Mô phỏng giúp phát hiện ra lỗi để hiệu chỉnh ngay từ giai đoạn thiết kế - khi việc hiệu chỉnh còn dễ dàng.

  • Kỹ thuật truyền tin giúp các phòng chức năng chia sẻ dữ liệu. Ví dụ, các thành viên có thể xem dữ liệu, phân tích dữ liệu theo cách riêng, biên dịch kết quả và dùng chúng để hiệu chỉnh thiết kế. Dữ liệu có thể là mô hình chi phí, phương thức kiểm tra sản phẩm, kế hoạch dự án, khả năng chế tạo, yêu cầu khách hàng và kết quả phân tích thị trường.

  • Nó cung cấp mạng lưới để kết nối với cá nhân, tổ chức, công ty bên ngoài. Thông thường, đây là cách giao tiếp với nhà cung cấp để nhận phản hồi về khả năng chế tạo, cũng như những phương án thay thế với chi phí thấp hơn, phù hợp với quy trình sản xuất tại công ty.

  • Công Nghệ Thông Tin giúp chuẩn hóa thư viện dữ liệu. Các thư viện này giúp kết thúc việc ghi nhận và gộp tính phức tạp của dữ liệu thiết kế của một sản phẩm thật chi tiết trước khi chuyển qua sản phẩm khác (thường dùng trong ngành thiết kế linh kiện điện tử).

  • Trong một số trường hợp, khách hàng và công ty được kết nối với nhau qua mạng (internet, LAN…). Khi đó, khách hàng có thể trực tiếp gửi phản hồi để tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm. Hơn thế, nó còn củng cố mối quan hệ hợp tác giữa công ty và khách hàng.

  • Công Nghệ Thông Tin rút ngắn thời gian mô hình hóa. Trong đó, người sử dụng có thể xem trước sản phẩm qua mô hình số, đồng thời dùng mô hình số để tạo mô hình vật lý bằng máy tạo mẫu nhanh.

  • Mạng máy tính cải thiện năng suất làm việc của cả nhóm. Cấu trúc mạng có thể là mainframe hoặc workstation và máy tính cá nhân (PC). Cấu trúc thứ hai giống các “ốc đảo”, trong đó thông tin được truyền qua các thiết bị lưu trữ (CD, đĩa mềm…). Trong môi trường kỹ thuật, cấu trúc mạng thường dùng là máy trạm/máy chủ (clients/server). Trong đó, máy trạm thực thi các ứng dụng và máy chủ (server) lưu trữ cơ sở dữ liệu phục vụ các máy trạm. Cấu trúc trên có tính linh động cao vì kết hợp ưu điểm của hai cấu trúc mainframe và workstation. Theo cấu trúc mainframe, nó cho phép mọi thành viên truy nhập dữ liệu để phát triển sản phẩm. Theo cấu trúc workstation, các kỹ sư có thể linh hoạt dùng các ứng dụng chuyên biệt được cài đặt sẵn để thiết kế, phân tích và chuyển đổi dữ liệu tùy vào mục đích của nhóm. Các phần việc tại máy chủ là kiểm soát truy xuất, quản trị, sao lưu và bảo mật dữ liệu. Ngoài ra, các ứng dụng phần mềm nhóm cho phép nhóm cùng soạn thảo tài liệu, tự động tiến trình công việc và tăng năng suất làm việc.
Tóm lại, Công Nghệ Thông Tin là nền tảng kích hoạt Kỹ Thuật Đồng Thời. Nó hỗ trợ thiết kế và phân tích. Nó mang đến khả năng phân tích, mô phỏng và mô hình hóa trong môi trường điện toán. Nó giúp truyền tải thông tin để thúc đẩy cộng tác giữa các thành viên trong và ngoài nhóm. Ở một số trường hợp, việc kết nối qua mạng giữa khách hàng và công ty mang lại ưu thế cạnh tranh vượt trội. Cuối cùng, Công Nghệ Thông Tin giúp chuyển đổi dữ liệu điện tử thành mô hình vật lý.

Quá trình/Quy trình
Quá trình/Quy trình trong Kỹ Thuật Đồng Thời bao trùm từ mức độ tổng quan của chu kỳ phát triển đến mức độ chi tiết của từng quy trình và hệ phương pháp thiết kế. Nó xác định cặn kẽ từng bước phát triển quy trình và sản phẩm. Tập hợp những quá trình, quy trình trong Kỹ Thuật Đồng Thời gồm quá trình thiết kế sản phẩm; các quy trình sản xuất, marketing và xây dựng kênh phân phối.

Hội tụ các ý tưởng
Quá trình tư duy cơ bản trong Kỹ Thuật Đồng Thời là quá trình hội tụ các ý tưởng, nơi một lượng lớn ý tưởng cộng tác dẫn đến giải pháp đột phá, hiểu biết về thị trường, sản phẩm và các quy trình. Kết quả của hội tụ ý tưởng là sản phẩm hoàn chỉnh và một bộ quy trình cho sản xuất và marketing.

Hội tụ ý tưởng là một phần quan trọng của Kỹ Thuật Đồng Thời. Trong quá trình xây dựng, cả sản phẩm và quy trình không ngừng thay đổi nhưng sự hội tụ lại hướng về một sản phẩm và một bộ quy trình rõ ràng. Trong quá trình hội tụ, sự hiểu biết được tích lũy dần cho đến khi hình thành một sản phẩm và bộ quy trình có tính cạnh tranh cao. Quá trình hội tụ ý tưởng được thể hiện ở hình 10.



Hình 14: Quá trình hội tụ ý tưởng. Trong quá trình này, nhiều dữ liệu đầu vào, nhiều nguồn kiến thức, nhiều công cụ và hệ phương pháp được cung cấp cho kỹ sư. Quá trình Kỹ Thuật Đồng Thời sử dụng nguồn dữ liệu trên theo một cách định sẵn. Trong đó, đội kỹ thuật phát triển và mở rộng kiến thức của mình về sản phẩm và quy trình; cùng lúc đó, quá trình hội tụ kiến thức trên hướng kết quả làm việc về một sản phẩm và bộ quy trình rõ ràng. Trong suốt quá trình này, thiết kế không ngừng biến đổi.

Sự hội tụ làm cho “cấp nỗ lực” và “sự hiểu biết” tiến triển đồng bộ. Nếu quá trình hội tụ diễn ra nhanh, kết quả sẽ rất giới hạn. Ví dụ, ở những bước đầu, nhóm cần triển khai các khái niệm tổng quan hơn là một thiết kế cụ thể vì nó triệt tiêu tính sáng tạo và bỏ đi nhiều ý tưởng.
Nếu hướng đến một sản phẩm cụ thể và hoàn thành công việc sớm, nhóm làm việc có nguy cơ phải hủy sản phẩm đã thiết kế khi nhận được thông tin khách hàng hoặc quy trình mới. Thông thường, việc hủy bỏ vấp phải sự chống đối vì cá nhân và tổ chức không muốn mất đi chi phí, nỗ lực đã bỏ ra.

Quá trình hội tụ ý tưởng có thể khắc phục được điểm trên vì nó xác định được công việc ở từng cấp hội tụ.

Phát triển quy trình marketing.
Gồm các việc nghiên cứu thị trường, tìm hiểu khách hàng, phản hồi cho đội thiết kế về tính hữu dụng của sản phẩm, chỉ ra các nét đặc trưng, làm hài lòng khách hàng, định giá cả, cấu hình sản phẩm, hiểu được ưu thế cạnh tranh, cũng như chuẩn bị cho triển lãm thương mại, ra thông cáo, trưng bày sản phẩm…

Phát triển quy trình chế tạo.
Gồm các việc tìm ra quy trình có chất lượng/chi phí thấp, xác định các rủi ro công nghệ, phương thức quản lý thích hợp cho chi tiết và vật liệu mới, xác định nhà cung cấp chính, ban hành cách đánh giá và thử nghiệm cho chi tiết mới, xác định phương pháp kiểm tra và tìm ra phương án sản xuất có hiệu suất cao. Ban hành tất cả phương án sản xuất từ chế tạo, lắp ráp, thử nghiệm đến quản lý chất lượng, quản lý thời gian thực hiện, phát triển tất cả các phương pháp tạo mẫu, và hỗ trợ kỹ thuật cho hoạt động sản xuất.

Phát triển quy trình phân phối.
Gồm các việc thương lượng với các nhà phân phối và kênh bán lẻ về các điều khoản và điều kiện bán hàng để hình thành phương thức phân phối có lợi cho kênh bán lẻ, xác định sản phẩm cần thiết và cấu trúc chiết khấu phù hợp; trong một số trường hợp, nó là việc cộng tác phát triển và tìm ra ưu thế cạnh tranh cho một sản phẩm liên danh.

Cả việc phát triển quy trình phân phối và chế tạo được thực hiện song song với phát triển sản phẩm. Trong đó, hệ phương pháp thiết kế là kim chỉ nam để chuyển đổi dữ liệu đầu vào rời rạc từ khâu chế tạo, marketing và định dạng lại chúng cho quá trình thiết kế sản phẩm.
 
Last edited:
Author
3. Kỹ Thuật Đồng Thời và ngành Đúc Việt Nam
Qua theo dõi hiện trạng và xu hướng của ngành đúc thế giới và Việt Nam, tác giả thấy rằng có thể dùng Kỹ Thuật Đồng Thời như là một mô hình quản lý thiết kế để nâng cao năng lực cho nhà sản xuất đúc Việt Nam vì những lý do sau:

  • 90% khuyết tật đúc có nguyên nhân từ thiết kế chưa hợp lý. Do đó, tăng chất lượng thiết kế là bước cơ bản để giảm khuyết tật.

  • Thiết kế tốt giúp tự tin sản xuất các vật đúc phức tạp, tạo ra giá trị gia tăng, từ đó tăng thu nhập cho nhà sản xuất.

  • Thiết kế đúng làm giảm thử nghiệm và nấu luyện. Hệ quả là tiết kiệm thời gian và chi phí, giảm ô nhiễm môi trường.

  • Kỹ Thuật Đồng Thời là mô hình quản lý thiết kế tiên tiến giúp doanh nghiệp đầu tư đúng hướng và khai thác hợp lý công nghệ, thiết bị và công cụ đã đầu tư. Giống như trò chơi xếp hình, Kỹ Thuật Đồng Thời giúp nhìn ra bức tranh tổng quan, dựa vào bức tranh này, nhà sản xuất biết chọn và đặt những mảnh ghép (công cụ, thiết bị, công nghệ) vào những vị trí thích hợp.

  • Các cơ sở đào tạo có thể dựa vào Kỹ Thuật Đồng Thời để xây dựng chương trình đào tạo cho ngành đúc.
Mô hình Kỹ Thuật Đồng Thời cho thiết kế đúc được thể hiện ở hình 11:


Hình 11
: Quá trình Kỹ Thuật Đồng Thời trong ngành Đúc.
 
Last edited:
Author
Lời bàn:
Điểm khác biệt cơ bản giữa Kỹ Thuật Đồng Thời và phương pháp phát triển sản phẩm truyền thống là: thành phần đội thiết kế.

Theo phương pháp truyền thống, đội thiết kế gồm một nhóm người chuyên về thiết kế. Tổ chức, công ty, khách hàng và xã hội giao cho họ nhiệm vụ thiết kế và chịu trách nhiệm chính về chất lượng và năng suất sản phẩm. Đây là điều không hợp lý. Đội thiết kế như vậy không thể bao quát hết mọi khía cạnh nên sản phẩm thế nào cũng có sai sót.

Chúng ta đã gặp trường hợp trên. Một ví dụ mà ai cũng có thể thấy rõ là bộ Sách Giáo Khoa mới. Đội viết sách dù có trình độ rất cao nhưng vẫn mắc sai sót. Khi sai sót được phát hiện thì chi phí chỉnh sửa lớn và nhóm bị chỉ trích rất nhiều. Như vậy là không công bằng.

Kỹ Thuật Đồng Thời nói cho dễ hiểu là phương thức quản lý thiết kế cho phép các đối tượng (thành phần, phòng ban, khách hàng, xã hội...) có liên quan đến sản phẩm tham gia phát triển sản phẩm. Điều này giúp lường trước được sai sót để hiệu chỉnh ngay từ đầu. Triết lý này giúp rút ngắn thời gian và chi phí phát triển sản phẩm, tăng năng suất
chất lượng sản phẩm.

Hiện nay trên thế giới, các ngành công nhiệp ô-tô, hàng không - vũ trụ, điện thoại di động, máy tính, các trường đại học là đối tượng áp dụng Kỹ Thuật Đồng Thời mạnh mẽ nhất. (Bên dưới là minh họa đội thiết kế của ngành hàng không).





Link file tham khảo.


Nguyên lý thì giống nhau nhưng mỗi ngành có những đặc thù riêng nên mối quan hệ công tác, công cụ và qui trình/quá trình có khác nhau. Vì thế, Thịnh đang tìm hiểu Kỹ Thuật Đồng Thời, cách ứng dụng cho ngành đúc và thử ứng dụng tại một nhà sản xuất cụ thể.

---------------

Tiếp theo, mình sẽ cập nhật những gì mình tìm hiểu được và tiến độ công việc lên đây để mọi người xem và góp ý giúp.

Chân thành cảm ơn. :1:

 
Last edited:
Author
C. KỸ THUẬT ĐỒNG THỜI, NHỮNG THAY ĐỔI CƠ BẢN NHẤT.

1. Những thay đổi và xuất phát điểm
Thay đổi cơ bản là gì?
Công ty muốn chuyển sang dùng Kỹ Thuật Đồng Thời buộc phải trải qua sự thay đổi từ mức cơ bản và nền tảng nhất. Mức nền tảng được hiểu là mức cần thiết cho sự chuyển đổi. Nó được xem như là những nguyên tắc cơ bản nhất để dẫn dắt các phần còn lại. Thay đổi từ mức này có khi mất đến hàng năm. Vì vậy, cần thiết có sự cam kết lâu dài của lãnh đạo công ty. Nó bao gồm các khoản đầu tư, những thay đổi về mặt tổ chức, kỹ năng mới và công nghệ tạo khả năng. Phần này đề cập những thay đổi cần thiết cho quá trình chuyển đổi.

Những thay đổi nào cần xuất hiện?
Kỹ Thuật Đồng Thời giúp giảm chi phí vòng đời sản phẩm (bao gồm chi phí phát triển sản phẩm, chi phí sản phẩm, chi phí khởi động, chi phí sản xuất…), tăng chất lượng (thỏa mãn yêu cầu khách hàng, độ tin cậy…), tăng ưu thế cạnh tranh (thông qua các tính năng vượt trội, những so sánh sản phẩm, nghiên cứu thị trường…), đồng thời giúp thực hiện những việc này trong thời gian ngắn (ngắn vừa đủ để không mất thị phần). Đây là những hiệu quả trực tiếp từ việc áp dụng Kỹ Thuật Đồng Thời.


Bắt đầu từ đâu?
Có nhiều ý kiến về xuất phát điểm để chuyển sang Kỹ Thuật Đồng Thời. Chung quy lại, có 3 xuất phát điểm đáng chú ý:
  • Ứng dụng Công Nghệ và Quy Trình tạo khả năng (giúp con người có thêm các khả năng trong hoạt động trí tuệ).
  • Cơ cấu lại đội ngũ và để đội ngũ tự xác định nhu cầu.
  • Cơ cấu tài chính và dùng nó dẫn dắt kết quả.
Các xuất phát điểm trên có những ưu và nhược điểm riêng. Theo logic, công ty thường bắt đầu bằng cách ứng dụng Công nghệ và Quy trình tạo khả năng, sau đó phát triển sản phẩm. Tuy nhiên, do chưa hiểu hết về sản phẩm và quy trình nên công ty có thể thiếu sót khi chọn lựa (xem lại quá trình hội tụ trong Kỹ Thuật Đồng Thời). Nếu bắt đầu bằng cách tái cơ cấu đội ngũ, công ty phải mất nhiều chi phí và gặp nhiều rủi ro. Lý do: không có sự kiểm soát từ ban lãnh đạo, đội ngũ sẽ có những chi tiêu thiếu hiệu quả. Vì vậy, nên bắt đầu bằng việc cơ cấu tài chính trong một phạm vi thời gian (phạm vi thời gian: là thời điểm trong tương lai mà tại đó quá trình hay quy trình được xem như kết thúc). Điều này khiến các phòng ban nắm được các vấn đề về tổ chức, ngân sách và vai trò của mình trong quá trình chuyển đổi. Nó cho phép ban lãnh đạo xác định quá trình theo tài chính, dẫn dắt đội ngũ theo chuẩn tài chính và quan trọng hơn là kết quả kinh doanh.

Định hướng lập ngân sách
Có một vài hướng dẫn tổng quát hữu ích khi cơ cấu ngân sách. Thứ nhất, tất cả phòng ban có vai trò ngang nhau, dù có những vai trò được xem là quan trọng hơn như marketing, kỹ thuật và sản xuất. Thứ hai, nhóm Kỹ Thuật Đồng Thời không làm hết mọi việc. Thay vào đó, nhiệm vụ chính của nhóm là phát triến sản phẩm. Bên cạnh đó là các phòng ban phát triển môi trường Kỹ Thuật Đồng Thời để phục vụ nhóm. Khi bắt đầu chuyển đổi, công ty không có đủ các công nghệ, nguyên lý, hệ phương pháp và hiểu biết để thực hiện tốt công việc. Vì thế, phải nhận thức được rằng nỗ lực ban đầu của nhóm phát triển sản phẩm sẽ giúp các phòng ban biết đâu là điểm thiếu sót và lúc này công ty chưa thấy được ưu điểm của Kỹ Thuật Đồng Thời. Bước lặp thứ hai cần được làm tốt hơn và dần dần hoàn thiện việc áp dụng Kỹ Thuật Đồng Thời. Các nỗ lực phát triển sản phẩm tiếp theo sẽ tiếp tục cải tiến quá trình cho đến khi toàn bộ công ty được cơ cấu lại cho phù hợp. Do đó, một chiến lược dài hơi qua nhiều lần phát triển sản phẩm cần được hoạch định ngay từ đầu.

(Còn tiếp).
 
Last edited:
V

vinhhung

Bài không sửa, lỗi phông chữ có đọc được gì đâu và cám ơn
 
Author
Bài không sửa, lỗi phông chữ có đọc được gì đâu và cám ơn
Có lẽ bạn dùng Internet Explorer nên không đọc được. Tuy nhiên, mình đã đổi font để mọi người có thể theo dõi. Cảm ơn bạn.

-------------------------

Hôm nay đọc bài: Ý kiến về phim "Những ngày hè xanh" trên báo Thanh Niên. Bài báo cho thấy tình trạng rất khó xử của nhà đài khi phim chịu sự phản đối mạnh mẽ của những chiến sĩ và ban tổ chức mùa hè xanh. Một số khán giả đã lên tiếng tẩy chay phim và nhà đài. Mặt khác, phim đã hoàn thành, nếu không trình chiếu thì chi phí sản xuất đổ sông, đổ biển sao!?

Có như vậy mới thấy được ứng dụng của Kỹ Thuật Đồng Thời là rất lớn.
 

TAMAC

Active Member
Có lẽ bạn dùng Internet Explorer nên không đọc được. Tuy nhiên, mình đã đổi font để mọi người có thể theo dõi. Cảm ơn bạn.

-------------------------

Hôm nay đọc bài: Ý kiến về phim "Những ngày hè xanh" trên báo Thanh Niên. Bài báo cho thấy tình trạng rất khó xử của nhà đài khi phim chịu sự phản đối mạnh mẽ của những chiến sĩ và ban tổ chức mùa hè xanh. Một số khán giả đã lên tiếng tẩy chay phim và nhà đài. Mặt khác, phim đã hoàn thành, nếu không trình chiếu thì chi phí sản xuất đổ sông, đổ biển sao!?

Có như vậy mới thấy được ứng dụng của Kỹ Thuật Đồng Thời là rất lớn.
Lâu nay riêng những bài của Anh Thịnh tôi vẫn phải đọc ở trình duyệt khác (nhưng vì bài hay nên cũng không sao) nay thì tốt rồi:78:
 
Author
2. Đặc điểm các khoản đầu tư trong Kỹ Thuật Đồng Thời.
Đầu tư để giảm chi phí và thời gian phát triển sản phẩm
Một trong những ưu điểm của Kỹ Thuật Đồng Thời là nó tác động tức thì lên thời gian và chi phí phát triển sản phẩm. Điều này được thể hiện ở đồ thị hình 12.


Hình 12
Biến đổi chi phí phát triển sản phẩm. Hình trên so sánh biến đổi chi phí
phát triển sản phẩm của phương pháp truyền thống và Kỹ Thuật Đồng Thời.
Không chỉ thời gian từ lúc khởi động đến khi có thu nhập đầu tiên (FRS: First Revenue Shipment) ngắn hơn
mà chi phí phát triển sản phẩm cũng nhỏ hơn.

Thậm chí với cách tiếp cận Kỹ Thuật Đồng Thời thiếu hiệu quả cũng làm giảm thời gian và chi phí phát triển sản phẩm. Ảnh hưởng của khoản đầu tư ban đầu lên cả quá trình phát triển được thể hiện ở đồ thị hình 12. Đồ thị cho thấy nếu dùng Kỹ Thuật Đồng Thời, công ty cần đầu tư ban đầu (new investment) nhiều hơn. Đây là khoản đầu tư để lôi kéo sự tham gia của các phòng ban và đôi lúc là nhà cung cấp, khách hàng và nhà phân phối. Ngoài ra, khoản đầu tư này cũng cần thiết cho các hoạt động mới liên quan đến Kỹ Thuật Đồng Thời.

Mục đích của khoản đầu tư là tăng lợi nhuận. Khi dự án mới khởi động, rất dễ để thay đổi thiết kế cho phù hợp với yêu cầu. Việc này giúp tăng khả năng thành công cho sản phẩm. Tại đây, chi phí thay đổi thiết kế còn thấp.

Các kỹ sư được dạy về Luật 10 lần. Luật này có nghĩa chi phí hiệu chỉnh sẽ tăng lên gấp 10 lần qua mỗi cấp thiết kế (từ tổng quan đến chi tiết). Theo đó, nếu yêu cầu thị trường hay khả năng sản xuất khác được phát hiện trễ chi phí thay đổi sẽ gấp 100 – 1000 lần so với khi chúng được thay đổi ngay từ đầu.

Tóm lại, đầu tư ban đầu cho phát triển sản phẩm có nghĩa là tốn chi phí ngay từ đầu còn hơn phải tốn nhiều hơn về sau.

Đầu tư để giảm Chi Phí Vòng Đời Sản Phẩm
Cách đơn giản để biết được ảnh hưởng của thiết kế lên chi phí vòng đời sản phẩm là tìm hiểu mối quan hệ giữa quá trình thiết kế và chi phí sản phẩm. Quá trình thiết kế là sự phát triển và hội tụ kiến thức. Trong đó, kiến thức mới liên tục được tìm ra và làm rõ cho đến khi hình thành một sản phẩm và một bộ quy trình rõ ràng, có tính cạnh tranh cao. Trong quá trình này, chi phí sản phẩm được ghi lại. Như thể hiện ở hình 13, phần lớn chi phí sản phẩm (determined cost) được quyết định từ rất sớm- ngay ở giai đoạn phát triển ý tưởng (
concept developement) của quá trình thiết kế. Đây là thời điểm mà thông tin về sản phẩm, quy trình, khách hàng và thị trường chưa rõ ràng. Đây cũng là thời điểm chi phí bỏ ra còn ít. Điều này cho thấy kiến thức thiết kế ảnh hưởng rất mạnh đến lợi nhuận sau này. Vì thế, đầu tư nâng cao kiến thức thiết kế là việc làm mang tính quyết định đến khả năng sinh lợi. Khoản đầu tư này được đổ vào đội phát triển sản phẩm và các phòng ban thích hợp để phát triển môi trường Kỹ Thuật Đồng Thời cho nhóm phát triển sản phẩm.

Kỹ Thuật Đồng Thời hỗ trợ phát triển ý tưởng.
Trong quá trình Kỹ Thuật Đồng Thời, việc phát triển ý tưởng được thực hiện khác với phuơng pháp truyền thống. Ở giai đoạn ý tưởng, các dữ liệu về khách hàng, thị trường, tình hình cạnh tranh, quy trình chế tạo, đối tác… được các phòng ban (bao gồm đội phát triển sản phẩm) tập hợp lại. Sau đó, đội phát triển sản phẩm dùng các hệ phương pháp và quy trình mới để xử lý dữ liệu và biến chúng thành một sản phẩm và bộ quy trình cho hiệu quả cao hơn. Như vậy, thời gian cho giai đoạn ý tưởng kéo dài hơn bình thường và thời gian cho các giai đoạn tiếp theo trở nên ngắn lại.


Hình 13
Tầm quan trọng của giai đoạn phát triển ý tưởng (concept development).
Hình trên thể hiện mối quan hệ của chi phí bỏ ra (incurred cost) đến
chi phí sản phẩm (determined costs) và mối liên hệ của kiến thức thiết kế (Knowledge of Design)
đến những chi phí này. Theo đó, phần lớn chi phí sản phẩm được quyết định

ngay tại giai đoạn phát triển ý tưởng. Theo truyền thống, chỉ có một vài cá nhân tham gia ở giai đoạn này.
Thêm vào đó, những quyết định được đưa ra khi chi phí bỏ ra còn thấp.
Ngược lại, giai đoạn phát triển ý tưởng trong Kỹ Thuật Đồng Thời dài hơn để có thời gian xem xét cẩn thận
nhiều nguồn dữ liệu đầu vào. Điều này giúp các quyết định trọng yếu liên quan đến chi phí được thực hiện trên
nền tảng hiểu biết đầy đủ nhằm tăng khả năng sinh lợi cho sản phẩm.

[LEFT](còn tiếp)
[/LEFT]
 
Last edited:
T

truongxuan2

Ðề: Kỹ Thuật Đồng Thời cho ngành Đúc

bác thịnh viết bài hay quá?hi
bài đọc bình thường mà có lỗi gì đâu các huynh
 
Top