Lập trình plc, tài liệu lập trình plc

  • Thread starter congtyvnk
  • Ngày mở chủ đề
C

congtyvnk

Author

[h=2]Lập trình PLC là gì?[/h]Lập trình PLC (Programmable Logic Controller), là thiết bị điều khiển lập trình được, nó có khả năng thực hiện linh hoạt các thuật toán thông qua một ngôn ngữ lập trình. Người sử dụng có thể tạo ra chương trình lập trình hàng loạt các sự kiện, thao tác. Các thao tác này được kích hoạt khi có tác nhân kích thích hoặc có thể hoạt động có thời gian trễ (thời gian đã định hoặc các sự kiện được đếm). PLC có thể dùng thay thế các mạch rơ le trong thực tế. Nguyên lý hoạt động của PLC là quét các trạng thái trên đầu ra và đầu vào tức là khi đầu vào có thay đổi thì đầu ra thay đổi theo. Ngôn ngữ lập trình PLC phổ biến là Ladder hoặc State Login, đây là 2 ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất nhiện nay.
[h=2]Nguyên lý hoạt động:[/h]Khi thiết bị được kích hoạt (trạng thái ON hoặc OFF do thiết bị điều khiển vật lý bên ngoài). Một bộ điều khiển lập trình sẽ liên tục lặp chương trình (vòng lặp) do người dùng cài đặt sẵn và chờ các tín hiệu xuất hiện ở ngõ vào và xuất ra các tín hiệu ở ngõ ra.
Để khắc phục những nhược điểm của bộ điều khiển dùng dây nối (bộ điều khiển bằng Relay) người ta đã chế tạo ra bộ PLC nhằm thỏa mãn các yêu cầu sau:

  • Lập trình dể dàng, ngôn ngữ lập trình dễ học.
  • Gọn nhẹ, dể dàng bảo quản, sửa chữa.
  • Dung lượng bộ nhớ lớn để có thể chứa được những chương trình phức tạp.
  • Hoàn toàn tin cậy trong môi trường công nghiệp.
  • Giao tiếp được với các thiết bị thông minh khác như: máy tính, nối mạng, các môi Modul mở rộng.
  • Giá cả cá thể cạnh tranh được.
[h=2]Cấu trúc của PLC[/h]Trong PLC, phần cứng CPU và chương trình là đơn vị cơ bản cho quá trình điều khiển hoặc xử lý hệ thống. Chức năng mà bộ điều khiển cần thực hiện sẽ được xác định bởi một chương trình. Chương trình này được nạp sẵn vào bộ nhớ của PLC, PLC sẽ thực hiện việc điều khiển dựa vào chương trình này. Như vậy nếu muốn thay đổi hay mở rộng chức năng của qui trình công nghệ, ta chỉ cần thay đổi chương trình bên trong bộ nhớ của PLC. Việc thay đổi hay mở rộng chức năng sẽ được thực hiện một cách dễ dàng mà không cần một sự can thiệp vật lý nào so với sử dụng các bộ dây nối hay Relay.
Hiện nay có nhiều hãng sản xuất ra PLC như Siemens, Allen-Bradley, Mitsubishi Electric, General Electric, Omron, Honeywell…
Dưới đây là giáo trình lập trình PLC S7_200 của tác giả : Hà Văn Trí biên soạn
Link download http://bit.ly/laptrinhplc

Tìm hiểu nhiều thông tin về cơ điện khác nữa tại http://vnk.edu.vn
 
C

congtyvnk

Author
Ðề: Lập trình plc, tài liệu lập trình plc

Các bạn mới học PLC thì đương nhiên có đôi chút khó khăn khi viết một chương trình PLC. Một trong những lý do gây khó khăn, theo mình, là các bạn cứ vô tư nhảy vô code, rồi chạy thử, sai thì code lại, rồi chạy thử ... cuối cùng thì không biết là sai ở đâu
. Vậy các bạn hãy thay đổi cách làm, bằng cách thêm giai đoạn design (thiết kế) trước khi code. (Xây nhà thì bắt buộc phải có bảng vẽ mà, phải không?)
Quy trình bài bản viết một chương trình PLC chỉ gồm 3 bước đơn giản
1. Design(50%)​
a) Sơ lược mô hình​
b) Lập bảng variables​
c) Sơ lược chức năng​
2. Code(25%)​
3. Debug(25%)​
Để minh hoạ cho dễ hiểu, mình lấy ngay bài tập mà một bạn nhờ giúp nhé:

Một dãy gồm 5 đèn hoạt động theo nguyên tắc sau: Bật hệ thống bằng nút S1, tắt
bằng nút S2, chuyển chế độ tự động/bằng tay (A/M) bằng công tắc S3
- Chế độ tự động: Khi ấn nút “lên” các đèn sáng lần lượt từ đèn số 1 đến
đèn số 5 và dừng lại. Khi ấn nút “xuống” các đèn tắt dần từ đèn số 5 đến
đèn số 1. Thời gian cách nhau giữa các đèn là 1s
- Chế độ bằng tay: Mỗi lần ấn nút “lên” sẽ có thêm một đèn sáng. Mỗi lần
ấn nút “xuống” sẽ có một đèn tắt.
1a. Design- Sơ lược mô hình (dùng Word vẽ)
​​
1b. Design- Lập bảng variables (dùng Word vẽ)

​​
1b. Design- Sơ lược chức năng
Thường theo thói quen ta hay làm là tổng hợp tất cả tình huống (vd nhấn nút này thì ... hoặc cảm biến 1, cảm biến 2 tác động thì ... ) rồi tác động ra output hoặc timer. Nếu các tình huống càng phức tạp hoặc biến đầu vào tác động quá nhiều thì ta rất dễ sai sót, hoặc rất khó để phát hiện tình huống nào ta code sai. Vậy bây giờ ta thử làm ngược lại: Chọn 1 biến đầu ra (Output, Timer, Counter ....) và từ từ lần ra từng tình huống một tác động đến nó. Cách làm như ví dụ:

a) Biến Memory lưu trạng thái chương trình:

​​

b) Biến Timer, Counter

​​

c) Biến Output

​​

OK, đến đây là chúng ta đã xong giai đoạn thiết kế. Vì chúng ta đã design kỹ rồi nên phần sau (code) thực sự quá dễ dàng. Cứ xem thiết kế và copy qua bên phần mềm PLC mà thôi.

2a. Code - Copy bảng variables to Symbol

​​

2b. Code - Copy từ "Sơ lược chức năng" vô chương trình

a) Biến Memory lưu trạng thái chương trình:

​​
b) Biến Timer, Counter


​​
c) Biến Output
​​

Vậy là xong chương trình. Nếu theo cách này mình tin là các bạn sẽ thấy lập trình PLC thực sự không khó. Khi design trong file Word, chúng ta tự nhiên cũng hình thành thói quen làm document.
Chỉ cần nhìn vào design này, cả năm nhìn lại chương trình ta viết cũng hiểu được, hoặc giả ta có nghỉ việc ở công ty thì đồng nghiệp cũng có cái mà tiếp tục bảo trì. Hơn nữa, chúng ta không mất nhiều thời gian để viết code với một con PLC khác (vì design đã có, chỉ cần copy qua mà thôi).
 
M

mrcnc_123

Author
Ðề: Lập trình plc, tài liệu lập trình plc

Anh có thể hướng dẫn cụ thể hơn được không ah? Nếu muốn làm hệ thống như trên thì cần những thiết bị gì ah? Thanks.
 
Ðề: Lập trình plc, tài liệu lập trình plc

Anh có thể hướng dẫn cụ thể hơn được không ah? Nếu muốn làm hệ thống như trên thì cần những thiết bị gì ah? Thanks.
- Sao nhiều bạn tiết kiệm quá!!! gõ vài chữ rồi người đọc chỉ còn biết đoán già đoán non ???
- Hệ thống PLC nó rộng lắm, nhiều thiết bị ngoại vi, nhiều ứng dụng hợp thành mới ra 1 hay nhiều hệ thống tự động hóa (PLC)
- Thí dụ trong hệ thống bạn cần điều khiển 1 bếp nung thì phần cứng cần có PLC, modul analog, cần thay đổi thông số thì phải cần 1 con HMI, đi sâu và rỏ ràng hơn nữa thì bạn hãy miêu tả hệ thống của bạn cần làm việc ra sao thì mới tư vấn được chứ?
 
M

mrcnc_123

Author
Ðề: Lập trình plc, tài liệu lập trình plc

Cảm ơn bạn đã nhắc nhỡ, mình cũng không hiểu rõ về PLC nhiều. Ý mình là nếu muốn làm một hệ thống tắt bật bóng đèn như trên( chủ đề ctyvnk đã nêu) thì cần những thiết bị gì? Thanks.
 
Ðề: Lập trình plc, tài liệu lập trình plc

Cảm ơn bạn đã nhắc nhỡ, mình cũng không hiểu rõ về PLC nhiều. Ý mình là nếu muốn làm một hệ thống tắt bật bóng đèn như trên( chủ đề ctyvnk đã nêu) thì cần những thiết bị gì? Thanks.
- Thế thì nhẹ nhàng và rất đơn giản. Chỉ cần 1 con PLC, vài con relay là dư dùng rồi. Và muốn hoành tráng hơn thì dùng thêm HMI (HMI= Human-M[FONT
/FONT]
Interface)
- Với 2 món chính cơ bản đó bạn lắp đặt tại nhà điều khiển tắt mở đèn quạt, bơm nước, thiết bị ....cao cấp hơn gán thời gian on/off
- Thí dụ: Bạn muốn máy bơm nước tưới vườn lan của bạn hàng ngày mở lúc 8h, bơm khoảng 45 phút thì tắt/ 16h_on, chạy 60 phút_off/ 21h_on, chạy 10 phút off. Thì PLC nó sẽ ngoan ngoãn nghe theo bạn, còn việc thay đổi thông số thì bạn phải nhờ màn hình HMI
 
M

mrcnc_123

Author
Ðề: Lập trình plc, tài liệu lập trình plc

Cảm ơn bạn nhiều. Mong được học hỏi thêm từ bạn.
 
M

mrcnc_123

Author
Ðề: Lập trình plc, tài liệu lập trình plc

Cho mình hỏi thêm 1 chút là hiện tại mình có một con PLC XinJe XC3 48 không biết loại này có khác với các loại khác không ah? Thanks!
 
V

vanhienhaui

Author
Ðề: Lập trình plc, tài liệu lập trình plc

chủ đề này hay quá , mình cũng muốn học về plc nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu , bác nào biết tư vấn cho mình với ^^
 
Top