Lấy dấu khoan lỗ

  • Thread starter atthe
  • Ngày mở chủ đề
A

atthe

Author
Ðề: Lấy dấu khoan lỗ

theo mình được biết nếu bạn khoan trên máy khoan thì có mâm cặp phân độ là được chứ gì, còn nếu không cần chính xác thì có thể làm theo cách của các bác trên
Thủ công thôi bác, làm gì cần mấy cái ụ độ cơ chứ.
 
Ðề: Lấy dấu khoan lỗ

D0 thì tớ okie, D0=80
- Lấy mũi đánh dấu L1 tớ cũng okie
- dùng compa vạch đường tròn D1=L2L4 để xác định L2, L4 thì không được đâu bác, bác làm thử trên Cad thì biết.
__________________
tại sao lại không? mình đã làm cách này rồi. máy này minh chưa cài CAD nên ko vẽ được.
chú ý: ko phải D1 =L2,L4 mà D1 có tâm tại L1 đi qua L2,L4 cái này là đường tròn thiết kế nó sẽ cho ta đường kính khi vẽ trên CAD.
 

Tieubu

Chuyên gia cao cấp
Ðề: Lấy dấu khoan lỗ

Bạn lấy cái compa quay mấy cái đường tròn bán kính như hình vẽ thử xem dc ko
Chúc vui
 

TYA

Well-Known Member
Ðề: Lấy dấu khoan lỗ

Khổ nhỉ ?!

Làm sao chọn ra 4 đỉnh hình vuông nội tiếp đường tròn phi 80. Đó là vấn đề.

Sao không dùng phép toán mà tính chiều dài cạnh a = căn2/2 * r = 1.42/2* 80 = 56.56 như tieubu vẽ.

Như vậy cắm compa tại 1 điểm trên phi 80 quay 1 cung bán kính vừa tính là ra hai đỉnh nữa không, làm nốt đỉnh còn lại.

Việc vạch vòng tròn phi 80 nên làm trên máy tiện lúc tiện mặt. (ngừng tiến dao 1 vài giây khi ở X80, sẽ được 1 vết rất mảnh , không lõm xước đâu)
 
Ðề: Lấy dấu khoan lỗ

thật ra với trường hợp này thì mình nghĩ không nhất thiết phải dùng tới cách tính toán phức tạp đến thế đâu. vì với kích thứoc 56,56 thì phải dùng thứoc có độ chính xác 1/100 sau đó lại lấy compa chỉnh đúng kích thứoc đó. đó là việc làm khá vất vả.theo mình thì chỉ cần tận dụng vài tính chất hình học để dựng thôi. mình đã chỉ cho chủ thớt rồi nhưng hình như cậu ấy cố tình không hiểu. với những cách chia này thì mấy ông thợ nguội mình biết ngày trước làm nhoay nhoáy. họ có thể chia không chỉ 4 mà 6. 8...lỗ mà chỉ cần mỗi cái compa và cái thứoc bình thường thôi. nói dại. nếu họ đọc được thông tin này họ cười anh em kỹ sư mình thối mũi đấy
 
Last edited:
Ðề: Lấy dấu khoan lỗ

may quá cậu đã hiểu. khong qua khó để chứng minh cách dựng đâu. kiếm dược nút thank của câu quả thật vất vả.
 
Ðề: Lấy dấu khoan lỗ

Thấy các bác bàn ở đây mới chỉ là cách lấy dấu, cách này thì có lẽ ai cũng biết, chỉ cần học hết cấp 2 là đủ. Chưa thấy bác nào chỉ ra cách lấy dấu xong rồi, khoan làm sao trên máy khoan bàn, hoặc khoan đứng để cho 4 lỗ này sau khi khoan, xoay bất kỳ góc nào cũng trùng khít nhau nhỉ?:45::45::45::45::45:
 

TYA

Well-Known Member
Ðề: Lấy dấu khoan lỗ

Thấy các bác bàn ở đây mới chỉ là cách lấy dấu, cách này thì có lẽ ai cũng biết, chỉ cần học hết cấp 2 là đủ. Chưa thấy bác nào chỉ ra cách lấy dấu xong rồi, khoan làm sao trên máy khoan bàn, hoặc khoan đứng để cho 4 lỗ này sau khi khoan, xoay bất kỳ góc nào cũng trùng khít nhau nhỉ?:45::45::45::45::45:
Phương pháp có dùng đến lấy dấu là không chính xác cao rồi.

Vậy "xoay bất kì góc nào cũng trùng khít nhau" có phải là đòi hỏi tính đối xứng đối với lỗ đk 60 không ? Đã là độ chính xác thì phải thể hiện bằng con số => chữ trùng khít nhau hơi mơ hồ
 
Ðề: Lấy dấu khoan lỗ

Phương pháp có dùng đến lấy dấu là không chính xác cao rồi.

Vậy "xoay bất kì góc nào cũng trùng khít nhau" có phải là đòi hỏi tính đối xứng đối với lỗ đk 60 không ? Đã là độ chính xác thì phải thể hiện bằng con số => chữ trùng khít nhau hơi mơ hồ
chý lý. Thê có khác gì thách nhau.
 
Ðề: Lấy dấu khoan lỗ

Phương pháp có dùng đến lấy dấu là không chính xác cao rồi.

Vậy "xoay bất kì góc nào cũng trùng khít nhau" có phải là đòi hỏi tính đối xứng đối với lỗ đk 60 không ? Đã là độ chính xác thì phải thể hiện bằng con số => chữ trùng khít nhau hơi mơ hồ
Chính xác bác ạ, dùng 2 sản phẩm này cho quay quanh lỗ đk60 thì 4 lỗ lúc nào cũng trùng khít với nhau. Với thiết bị chương trình số như bây giờ thì hoàn toàn gia công rất đơn giản, ý em muốn nói ở đây là khi chỉ có máy khoan thường thôi ạ, mà vẫn phải đảm bảo chính xác về tọa độ sau khi khoan... Ví dụ bác chế tạo 1 cái dưỡng để khoan hàng loạt lớn chẳng hạn, lúc này dưỡng phải chính xác thì sau này mới ra sản phẩm tốt đc.
 
Ðề: Lấy dấu khoan lỗ

chý lý. Thê có khác gì thách nhau.
Đời lắm lúc nó oái oăm thế đấy bác ạ!:20: Nhân đọc bài này em nhớ lại cách đây khoảng 15 năm, Có 1 người bạn chuyên sản xuất chân đế quạt cây cho nhà máy Điện cơ thống nhất, họ cũng chỉ cung cấp cho bản vẽ, và phải khoan + taro 6 lỗ M6 ở chi tiết này để lắp vào phần chân quạt...hàng làm ra bị hỏng hàng loạt vì sai tọa độ 6 lỗ này không thể lắp lẫn được với chi tiết có sẵn. Lúc đó nhà máy không cung cấp cho dưỡng kiểm tra, mà chỉ khi sản phẩm chở đến nhà máy họ lắp không vừa là vứt trả về. Chân đế gang bị khoan lệch vài micromet chỉ còn nước đúc lại thôi ạ.
 

Tieubu

Chuyên gia cao cấp
Ðề: Lấy dấu khoan lỗ

Đời lắm lúc nó oái oăm thế đấy bác ạ!:20: Nhân đọc bài này em nhớ lại cách đây khoảng 15 năm, Có 1 người bạn chuyên sản xuất chân đế quạt cây cho nhà máy Điện cơ thống nhất, họ cũng chỉ cung cấp cho bản vẽ, và phải khoan + taro 6 lỗ M6 ở chi tiết này để lắp vào phần chân quạt...hàng làm ra bị hỏng hàng loạt vì sai tọa độ 6 lỗ này không thể lắp lẫn được với chi tiết có sẵn. Lúc đó nhà máy không cung cấp cho dưỡng kiểm tra, mà chỉ khi sản phẩm chở đến nhà máy họ lắp không vừa là vứt trả về. Chân đế gang bị khoan lệch vài micromet chỉ còn nước đúc lại thôi ạ.
Thế anh bạn của bạn cũng chấp nhận như vậy à? Chắc anh bạn của bạn làm không được đúng như bản vẽ của người ta yêu cầu thì người ta trả lại là đúng rồi còn gì nữa. Sản phẩm làm ra thì tự mình phải làm dưỡng kiểm tra đảm bảo đúng kích thước bản vẽ rồi thì mới giao hàng cho khách mà sao lại phải yêu cầu bên điện cơ cung cấp dưỡng. Anh điện cơ thống nhất này cũng hiền thật đấy nhỉ, không lắp được thì trả về, vậy không có chi tiết lắp để giao hàng cho khách đúng hẹn thì hihihi.... với tư bản chắc người ta không chơi với mình rồi.
 
Ðề: Lấy dấu khoan lỗ

Đời lắm lúc nó oái oăm thế đấy bác ạ!:20: Nhân đọc bài này em nhớ lại cách đây khoảng 15 năm, Có 1 người bạn chuyên sản xuất chân đế quạt cây cho nhà máy Điện cơ thống nhất, họ cũng chỉ cung cấp cho bản vẽ, và phải khoan + taro 6 lỗ M6 ở chi tiết này để lắp vào phần chân quạt...hàng làm ra bị hỏng hàng loạt vì sai tọa độ 6 lỗ này không thể lắp lẫn được với chi tiết có sẵn. Lúc đó nhà máy không cung cấp cho dưỡng kiểm tra, mà chỉ khi sản phẩm chở đến nhà máy họ lắp không vừa là vứt trả về. Chân đế gang bị khoan lệch vài micromet chỉ còn nước đúc lại thôi ạ.
theo em hiểu thì 6 cái lỗ M6 này để lắp bởi 6 con bulong vào chi tiết có sẵn mà sai lệch vị trí chỉ có vài micromet. vậy thì không phải bạn của bác mà hầu như sẽ chẳng có ai làm đựoc. bản thân nguyên công khoan thì không thể đạt được độ chính xác như vậy được nhất là với máy khoan thông thường mà lại làm loạt lớn nữa chứ (cho dù có lấy dấu chính xác thì khi khoan thì lỗ khoan cũng bị lay rộng rồi xiêu vẹo tất nhiên không nhiều nhưng vài micromet thì hoàn toàn có thể, đấy là em còn chưa tính đến khoan có chính xác vị trí đã đánh dấu chưa và khi taro đã chuẩn chưa đấy).
thông thường nếu là lắp bulong thì 6 cái lỗ có sẵn trên chi tiết (mà bác bảo là đã có sẵn) cần có đường kính > 6 một đến hai mm thì mới đảm bảo dễ lắp giáp (và có thể bù sai số vị trí của các lỗ M6 mà bạn bác làm ). còn nếu yêu cầu độ chính xác tới vài micromet thì trên bản vẽ sẽ có ghi đầy đủ vì hiển nhiên đây là kích thước quan trọng, nếu đúng thế thì do lỗi của bạn bác rồi. Mà em vẫn chưa hiểu tại sao họ lại yêu cầu độ chính xác cao như thế (vài micromet) chỉ vì lắp mấy cái bulong=> lại đánh đố nhau rồi ạ .
chỉ là suy luận của em có gì ko đúng bác chỉ giáo thêm nhé. vì về tuổi nghề chắc chắn em kém bác nhiều lắm.
 
Ðề: Lấy dấu khoan lỗ

Vệc này cũng là do cơ chế đưa đẩy...họ củ hành nhau tý, có thể do phần lại quả chưa đến nơi đến chốn. Thôi thì cứ dẹp sang 1 bên bác ạ, vấn đề ở đây là làm cái dưỡng khoan...bác ý cũng loay hoay làm mãi mà không đạt vì hồi đó đã làm gì có máy CNC hay máy phay có thước điện tử, hoặc máy vi tính sẵn như bây giờ... Nhưng rồi cuối cùng cũng có 1 mẹo nhỏ, làm phát ăn ngay! các bác thử đoán xem làm thế nào ạ? :3::3::3:
 
Ðề: Lấy dấu khoan lỗ

có nghĩa là bác yêu cầu độ chính xác vị trí là vài micromet phải không ạ. bác có thể cho 1 con số không. để anh em còn biết đường. bài toán nay thú vị đây. anh em nhẩy vào giúp 1 tay đi.
 
Ðề: Lấy dấu khoan lỗ

Chắc cộng trừ khoảng 0,1mm là đc rồi. Nhưng dưỡng làm xong bác có thể dùng ngay chính chuôi mũi khoan đó để kiểm. Xoay các góc của 2 tấm dưỡng, đều cắm xuyên đc 6 cái mũi khoan đó sang bên kia! :35:
 
Ðề: Lấy dấu khoan lỗ

Chắc cộng trừ khoảng 0,1mm là đc rồi. Nhưng dưỡng làm xong bác có thể dùng ngay chính chuôi mũi khoan đó để kiểm. Xoay các góc của 2 tấm dưỡng, đều cắm xuyên đc 6 cái mũi khoan đó sang bên kia! :35:
đang từ 1/1000 bác nhảy cóc sang 1/10 :59:
khoan hãy nói về cấu tạo cái dưỡng như thế nào chứ việc khoan các lỗ trên cái dưỡng với sai số +-0.1 thì có gì là khủng khiếp đâu ạ.vì là chi tiết đơn lẻ. lấy dấu cẩn thận cho chuẩn rồi (chú ý các net vẽ càng mảnh càng tốt.). dùng mũi khoan mồi rồi khoan thật chỉ cần ông thợ khéo léo 1 chút là đạt thôi mà. Mà có bàn phân dô thì càng ok
 
Last edited:
Ðề: Lấy dấu khoan lỗ

Nếu không có sẳn nhiều dụng cụ đo đạc và chi tiết không đòi hỏi độ chính xác cao thì tôi sẽ làm như sau:
- Đặt sãn phẩm lên 1 tờ giấy ,giừ cho khỏi di động,dùng dao rọc giấy rà quanh sãn phẩm để cắt vòng tròn trùng với vòng ngoài.Cũng có thể dùng bút chì đồ theo rồi lấy kéo cắt vòng tròn.
-Gấp tờ giấy tròn làm tư.Gấp càng khéo thì độ chính xác càng cao.
-Dùng thước thẳng đo từ tâm của tấm giấy ra bằng với bán kính của vòng tròn mà các lổ cần khoan sẽ nằm trên đó và dùng bút chì vạch những nét thật mảnh thẳng góc với các đường gấp.
-Dùng một tấm giấy khác bọc quanh sãn phẩm,để cạnh giấy nhô lên một tí tạo thành biên ngoài của sãn phẩm.
-Bôi một ít hồ dán lên sãn phẩm rồi thả miếng giấy tròn lọt vào biên,vuốt nhẹ để miếng giấy dính lên bề mặt.
-Lấy dấu ở giao điểm của nét bút chì và đường gấp của tấm giấy tròn.
 
Last edited:

mrgiang99

Active Member
Ðề: Lấy dấu khoan lỗ

1/ Trên máy tiện: các bác ở trên đã cho ý kiến rồi.

2/ Trên máy phay: xác định tâm rồi dùng du xích hoặc thước số của máy phay.

3/Phương pháp trung gian 1: lấy 1 khối hình chữ nhật, gia công một lỗ hình tròn vừa khít để thả vật vào (+0.02 ~ +0.05) sau đó vạch dấu theo cạnh hình chữ nhật (hoặc vuông cho khỏe)

4/Phương pháp trung gian 2: làm mặt nạ úp lên sản phẩm để lấy dấu

5/Phương pháp trung gian 3: kẹp vật vào etô giữa 2 miếng chêm phẳng chuẩn, lấy dấu 2 đường thẳng theo cạnh 2 miếng chuẩn. tìm trung điểm 2 đoạn thẳng tạo bởi đường vạch dấu và cạnh tròn ngoài sản phẩm (outline) và lấy dấu sang 2 bên để được 4 điểm

.......

Còn rất nhiều cách, mời các cao thủ bổ sung...
 
Top