Lean Manufacturing (sản xuất tinh gọn) là gì?

long8564

Active Member
Moderator
Lean Manufacturing (sản xuất tinh gọn) là một trong những phương pháp quản trị phổ biến tập trung vào tinh gọn hoạt động sản xuất dựa trên giảm thiểu lãng phí. Ngày nay, mô hình quản lý sản xuất tinh gọn – Lean Manufacturing được phát triển và ứng dụng trên toàn thế giới như một tiếp cận đột phá, nhằm đảm bảo doanh nghiệp vận hành tác nghiệp một cách hiệu quả, bền vững, và có thể linh hoạt thay đổi trong kỷ nguyên VUCA. Vậy Lean Manufacturing là gì? sản xuất tinh gọn là gì?



Lean Manufacturing là gì? Mô hình quản lý sản xuất tinh gọn là gì?
Lean Manufacturing hoặc Lean Production có nghĩa là Sản xuất tinh gọn, là một mô hình bao gồm các nguyên tắc và công cụ cải tiến có hệ thống, tập trung vào việc tạo giá trị từ góc nhìn của khách hàng và loại bỏ những lãng phí trong quá trình sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ của một tổ chức. Lean giúp tăng khả năng sử dụng các nguồn lực, rút ngắn thời gian chu trình sản xuất và cung cấp dịch vụ nhằm cung cấp sản phẩm, dịch vụ đáp ứng yêu cầu của khách hàng mà không có bất kỳ sự lãng phí nào thông qua cải tiến liên tục quá trình.

Ngoài ra đảm bảo cung cấp các dịch vụ với chi phí thấp hơn và có ít lỗi hơn so với hệ thống kinh doanh truyền thống. Do đó, để tối ưu hóa chi phí và nâng cao khả năng cạnh tranh, loại bỏ những lãng phí không hiệu quả là một điều cần thiết.

Lean là một phương pháp quản trị sản xuất bắt nguồn từ Hệ thống sản xuất Toyota (TPS) và đã được dần triển khai xuyên suốt các hoạt động của Toyota từ những năm 1950. Từ trước những năm 1980, Toyota đã ngày càng được biết đến nhiều hơn về tính hiệu quả trong việc triển khai hệ thống sản xuất Just-In-Time (JIT). Ngày nay, Toyota thường được xem là một trong những công ty sản xuất hiệu quả nhất trên thế giới và là công ty đã đưa ra chuẩn mực về điển hình áp dụng Lean Manufacturing. Cụm từ “Lean Manufacturing” hay “Lean Production” đã xuất hiện lần đầu tiên trong quyển Cỗ máy làm thay đổi Thế giới (The Machine that Changed the World) xuất bản năm 1990 và ngày càng ứng dụng rộng rãi tại nhiều công ty sản xuất hàng đầu trên toàn thế giới.
Mục tiêu của Sản xuất tinh gọn là gì?
  • Với cùng một mức sản lượng đầu ra nhưng có lượng đầu vào thấp hơn – ít thời gian hơn, ít mặt bằng hơn, ít nhân công hơn, ít máy móc hơn, ít vật liệu hơn và ít chi phí hơn.
  • Giảm thời gian chuẩn bị sản xuất. Cải thiện tối đa chu kỳ sản xuất. Giảm thời gian quy trình và chu kỳ sản xuất bằng cách giảm tối đa thời gian chờ đợi giữa các công đoạn, cũng như thời gian chuẩn bị cho quy trình và thời gian chuyển đổi mẫu mã hay quy cách sản phẩm;
  • Cải thiện cách bố trí nhà máy dựa trên việc sắp xếp lưu chuyển nguyên liệu hiệu quả
  • Giảm những nguồn lực cần cho việc kiểm tra chất lượng
8 lãng phí trong mô hình sản xuất tinh gọn – Lean Manufacturing
  • Lãng phí do sản xuất dư thừa (Over production);
  • Lãng phí do tồn kho (Inventory waste);
  • Lãng phí vận chuyển (Conveyone waste);
  • Lãng phí do khuyết tật sản phẩm (Defect waste);
  • Lãng phí quá trình (Processing waste);
  • Lãng phí trong hoạt động (Operation waste);
  • Lãng phí về thời gian vô ích (Idle time);
  • Lãng phí nguồn nhân lực (Non Utilized People): Đây là loại lãng phí thứ 8 mới được các chuyên gia bổ sung thêm sau 7 lãng phí trong sản xuất mà Taiichi Ohno (Giám đốc điều hành tập đoàn Toyota, 1912-1990) đưa ra do doanh nghiệp không phát huy được tài năng và sự sáng tạo của nhân viên.


Làm thế nào để loại bỏ lãng phí trong sản xuất?
Để đưa ra các cách loại bỏ lãng phí trong sản xuất hợp lý – hiệu quả, trước hết doanh nghiệp cần xác định các loại lãng phí mà đơn vị mình đang gặp phải và chấm điểm mức độ nghiêm trọng. Tiếp theo, phân định trách nhiệm và tính toán các chi phí liên quan đến lãng phí. Khi có đầy đủ thông tin, doanh nghiệp sẽ cân nhắc sử dụng các công cụ cải tiến năng suất phù hợp và các công nghệ 4.0 để linh hoạt giải quyết các vấn đề lãng phí đang tồn đọng trong cơ sở sản xuất của mình.
 
Top