Lò thổi (BOF - Basic Oxygen Furnace)

D

dongbac

Ðề: Lò thổi (BOF - Basic Oxygen Furnace)

Ai chưa biết về slag splashing mà bác gttn nói trên thì vào đây đọc. Đây là một bài review tương đối đầy đủ về slag splasing.
http://www.jstage.jst.go.jp/article/isijinternational/45/5/619/_pdf

tóm tắt mấy dòng:
-Được đưa vào ứng dụng thực tế năm 1992(sau khi BOF ra đời đến vài chục năm), tại Indiana, Mỹ. Trung quốc bắt đầu áp dụng từ năm 1995, hiện nay có khoảng 95% sản lượng thép sản xuất ra tại Trung Quốc bằng công nghệ BOF có áp dụng công nghệ này.
-Thời gian thổi khí nitơ vá lò mỗi lần khoảng 2-4 phút.
- Xỉ thích hợp cho công nghệ này là thành phần (FeO) trong xỉ thấp, (MgO) ở trạng thái bão hòa.
- Lượng xỉ để lại trong lò để tiến hành vá được tính theo công thức
Q(slag) = 0.310.(W)n (tấn)
n= 0.583-0.65
Sơ tính nếu lò như giai đoạn hai của TISCO 60 tấn thì lượng xỉ để lại khoảng 3-4 tấn.
-Nhiệt độ, áp suất, góc độ thổi, thiết kế đầu ống thổi, chi phí lắp đặt hệ thống, lợi ích kinh tếv.v…
Không biết TISCO và Hòa phát có lắp đặt hệ thống này không bác gttn nhỉ.
 
B

beng

Ðề: Lò thổi (BOF - Basic Oxygen Furnace)

Hình như HP có lắp đặt!
 
Ðề: Lò thổi (BOF - Basic Oxygen Furnace)

Vấn đề bác dongbac nói ở đây là bắn xỉ bảo vệ lò. Nito cao áp dùng để bắn xỉ bảo vệ qua hệ thống súng thổi oxy. Thành phần FeO, MgO trong xỉ còn phụ thuộc vào VLCL xây lò nữa bạn a. Mong được trao đổi thêm.
 
Ðề: Lò thổi (BOF - Basic Oxygen Furnace)

Ồ, các bác tranh luận sôi nổi quá, cho em mạn phép góp ý thêm 1 tí ạ... :).
Cho scrap như bác gì nói ngoài tác dụng:
- Hạ nhiệt độ của gang (tạo điều kiện thuận lợi cho khử P).
- Tăng năng suất của lò BOF
- Còn 1 vai trò quan trọng nữa ạ: Đó là bảo vệ phần chịu lửa của lò khi rót gang lỏng.

Hơn nữa thuật ngữ các bác dùng "thổi đỉnh, thổi đáy" trong luyện thép cũng ko chuẩn lắm thì phải ạ.
- Với đỉnh: (top blowing) thì là "thổi đỉnh".
- Với đáy: (bottom stirring) thì là "khuấy đáy".

Còn về slag splashing - em xin bổ sung thêm phương pháp slag coating nữa. Giống nhau về vai trò là gia công lại tường lò nhưng khác nhau về cơ chế thực hiện:
- Splashing: dùng ống thổi để làm bắn tóe xỉ lên tường lò.
- Coating: Nghiêng lò qua lại để lớp xỉ tự bám lên tường lò.
 
Author
Ðề: Lò thổi (BOF - Basic Oxygen Furnace)

... Còn 1 vai trò quan trọng nữa ạ: Đó là bảo vệ phần chịu lửa của lò khi rót gang lỏng.

...Coating: Nghiêng lò qua lại để lớp xỉ tự bám lên tường lò.
Ồ không phải bảo vệ phần chịu lửa khi rót gang đâu. Nhiệt độ gang lỏng chỉ max là 1300 độC chả thấm tháp vào đâu so với sức chịu đựng của gạch MgO-C. Hay là bạn muốn nói về bảo vệ về mặt cơ học. Nếu đổ thép phế rồi mới đổ gang thì va chạm của thép phế với đáy lò làm sao êm ái bằng va chạm của gang lỏng với đáy lò được.

Thế còn cái lò thổi, nó chỉ quay lên quay xuống (360 độ) chứ không thể quay quanh mình nó. Thế thì xỉ chỉ được phủ theo hướng trước sau. Thế còn bên phải và bên trái thì làm thế nào cho xỉ nó tráng lên được?

Thế còn thổi đáy (hay khuấy đáy cũng được) thì mình rất quan tâm. Điều mình quan tâm lớn nhất là tuổi thọ của cái viên gạch thấu khí mà oxy được thổi qua đó là bao nhiêu mẻ? Viên gạch đó mua ở đâu? lắp ráp và thay thế có đơn giản không? Có thể nghiên cứu để lắp vào lò EAF được không? Bạn nào biết rõ điều này làm ơn cho đồng nghiệp biết với.
 
Ðề: Lò thổi (BOF - Basic Oxygen Furnace)

Ồ không phải bảo vệ phần chịu lửa khi rót gang đâu. Nhiệt độ gang lỏng chỉ max là 1300 độC chả thấm tháp vào đâu so với sức chịu đựng của gạch MgO-C. Hay là bạn muốn nói về bảo vệ về mặt cơ học. Nếu đổ thép phế rồi mới đổ gang thì va chạm của thép phế với đáy lò làm sao êm ái bằng va chạm của gang lỏng với đáy lò được.

Thế còn cái lò thổi, nó chỉ quay lên quay xuống (360 độ) chứ không thể quay quanh mình nó. Thế thì xỉ chỉ được phủ theo hướng trước sau. Thế còn bên phải và bên trái thì làm thế nào cho xỉ nó tráng lên được?

Thế còn thổi đáy (hay khuấy đáy cũng được) thì mình rất quan tâm. Điều mình quan tâm lớn nhất là tuổi thọ của cái viên gạch thấu khí mà oxy được thổi qua đó là bao nhiêu mẻ? Viên gạch đó mua ở đâu? lắp ráp và thay thế có đơn giản không? Có thể nghiên cứu để lắp vào lò EAF được không? Bạn nào biết rõ điều này làm ơn cho đồng nghiệp biết với.
Của em mới chỉ là lý thuyết thôi, em chưa được thực tế.
- Về việc thép phế liệu bảo vệ tường lò, theo tài liệu của cty em thì giải thích như này: Thép phế được chia làm 2 loại: nặng và nhẹ. Khi nạp thép phế cho BOF thì cũng phải lưu ý đến cách xếp, chia làm 4 lớp: lớp liệu nhẹ lót máng (tránh làm hỏng máng), nửa ngoài nạp trước thì là lớp nhẹ, sau đó lớp nặng, phủ lên trên cùng là lớp nhẹ. Hiểu đơn giản là lớp nặng sẽ được bao bọc bởi lớp nhẹ để tránh va đạp trực tiếp với tường lò. Vì gang lỏng có nhiệt độ cao (1350-1300), khi rót ở độ cao (BOF ở cty em là 275-300 tấn- chiều cao khoảng 8m) sẽ gây ra sự bào mòn cực lớn (tất nhiên nếu BOF nhỏ, độ cao lò sẽ thấp, sự mài mòn ko đáng kể, thì ko quan tâm đến điều này ạ) => nguyên nhân dẫn đến việc giảm tuổi thọ cho lớp gạch chịu lửa.
Chính vì thế thông thường ở lò BOF, thép phế thường được nạp sau đó mới đến gang lỏng, (hơn nữa nạp thế cũng là để tránh bắn tóe gang lỏng nếu nạp thép phế sau). Chỉ trong 1 số trường hợp đặc biệt mới nạp gang trước - thép phế sau, đó là khi muốn kiểm tra chiều cao lớp gang, hoặc kiểm tra chất lượng lớp chịu lửa (sau khi bảo dưỡng, thay gạch, ...).

Còn nói về việc Slag Coating: dễ dàng, nhanh chóng hơn so với Splashing, nhưng ngược lại, nhược điểm chính là chỗ bác vừa chỉ ra đó ạ. Đó là việc bảo dưỡng, sửa chữa tường lò sẽ ko được đồng đều so với splashing.

Về việc gạch rỗ khí để thổi khí trơ tạo khả năng khuấy đáy (cty của bác lại thổi oxy từ đáy ạ????)của BOF hay LF, cái này về mặt thiết bị thì em ko biết ạ, vì bên em theo như báo cáo đầu tư là có 1 công ty riêng chuyên chịu trách nhiệm về gạch chịu lửa cho toàn bộ dây chuyền.


Trên đây là ý kiến của em, đứng từ phương diện lý thuyết. Em mới đọc về Luyện Thép được 1 năm. Có gì sai sót mong bác chỉ giáo.
 
Author
Ðề: Lò thổi (BOF - Basic Oxygen Furnace)

Ahá! Mình biết ngay là bạn lo cho bảo vệ va đập đáy lò mà. Nếu thổi đáy mà nạp thép phế trước thì có thể dẫn đến tắc thấu khí đó. Lò to quá nhỉ. Ở Việt Nam không biết đến bao giờ mới có lò như thế, nghe mà thèm quá. Vấn đề xối đáy lò có thể khắc phục thế này: Lúc đầu bao giờ cũng để lại một lượng xỉ của mẻ trước, rót gang từ từ, khi có một lớp gang êm ái đủ dầy ta mới đổ ào 1 phát là xong. Lò 50 tấn mình thấy nó đổ gang chưa đến 40 giây.

Có một thread mình nhờ mọi người tìm cho cái gọi là hệ thống khuấy thép bằng từ tính của EAF. Sở dĩ mình theo đuổi ý tưởng ấy là bị ảnh hưởng tài liệu của Nga ngày trước. Bọn G7 bây giờ đều dùng gạch thấu khí và bottom stirring hết. Biết là như thế nhưng không biết gạch và thiết bị đồng bộ kèm theo có phức tạp lắm không. Chắc chắn sẽ phải thay gạch giữa chừng nhưng bù vào đó là tiết kiệm điện năng, rút ngắn tap to tap time và nhiều thứ nữa.

Chúc bạn gặt hái nhiều trong cái nghiệp đam mê luyện thép.
 
Ðề: Lò thổi (BOF - Basic Oxygen Furnace)

Ahá! Mình biết ngay là bạn lo cho bảo vệ va đập đáy lò mà. Nếu thổi đáy mà nạp thép phế trước thì có thể dẫn đến tắc thấu khí đó. Lò to quá nhỉ. Ở Việt Nam không biết đến bao giờ mới có lò như thế, nghe mà thèm quá. Vấn đề xối đáy lò có thể khắc phục thế này: Lúc đầu bao giờ cũng để lại một lượng xỉ của mẻ trước, rót gang từ từ, khi có một lớp gang êm ái đủ dầy ta mới đổ ào 1 phát là xong. Lò 50 tấn mình thấy nó đổ gang chưa đến 40 giây.

Có một thread mình nhờ mọi người tìm cho cái gọi là hệ thống khuấy thép bằng từ tính của EAF. Sở dĩ mình theo đuổi ý tưởng ấy là bị ảnh hưởng tài liệu của Nga ngày trước. Bọn G7 bây giờ đều dùng gạch thấu khí và bottom stirring hết. Biết là như thế nhưng không biết gạch và thiết bị đồng bộ kèm theo có phức tạp lắm không. Chắc chắn sẽ phải thay gạch giữa chừng nhưng bù vào đó là tiết kiệm điện năng, rút ngắn tap to tap time và nhiều thứ nữa.

Chúc bạn gặt hái nhiều trong cái nghiệp đam mê luyện thép.
Bên em mới là dự án, chưa có lò nên em mới bảo của em chỉ là lý thuyết mà. :). Mà theo lý thuyết thì BOF của bên em là 300 tấn, thời gian nạp gang lỏng từ 2-3 phút. :).

Về vấn đề lò điện, em cũng chưa hiểu gì về nó nên ko thể đóng góp ý kiến cùng bác ợ. :D.
 
Ðề: Lò thổi (BOF - Basic Oxygen Furnace)

Vấn đề slagsplasing đem lại lợi ích rất lớn về kinh tế. Qua thực tế em rút ra một số nhận định:<br>
- Căn cứ vào tình trạng lò (mới hay cũ), đáy lò mới tiến hành bắn xỉ.<br>
- Sau khi ra thép tiến hành bắn xỉ ngay (lâu xỉ cứng).<br>
- Thời gian bắn xỉ phụ thuôc tình trạng lò, đáy lò (lâu có thể xối dáy).<br>
- Xỉ thích hợp: Độ kiềm 2.8-3.5, FeO, MgO, CaO phù hợp VLCL của lò. Thông thường FeO 15-17%, MgO 8-12%, CaO 45%.<br>- Trong trường hợp tạo xỉ tốt, nên áp dụng biện pháp lưu xỉ để thuận lợi khử P,S trong mẻ sau. Trước khi nạp gang lỏng cho mẻ sau nên nạp lượng vôi nhất định tránh phun bắn.<br>
Mong được các bác trao đổi thêm về công nghệ lò thổi.
 
Last edited:
K

ks.hoangpro

Ðề: Lò thổi (BOF - Basic Oxygen Furnace)

He.....he.....đọc topic này chỉ thấy mỗi bác gttn và dongbac trao đổi với nhau, khả năng 2 bác phải xin số đt của nhau để mà liên lạc thôi.
Em tuy không làm bên thép nhưng cũng rất cám ơn các bác vì đã sưu tập và cung cấp rất nhiều thông tin về lò thổi cho anh em tham khảo.
Nhân tiện đây bác nào có nhiều tại liệu về gang thì post lên cho a em tham khảo và trao đổi với nhé .
Thank's các bác trước.
 
B

Be_tap_boi

Ðề: Lò thổi (BOF - Basic Oxygen Furnace)

Mềnh thấy bọn nó bảo khuấy đáy lò thổi thì sử dụng khí Argon, giai đoạn đầu thổi luyện có thể dùng nitơ cho nó tiết kiệm. Về hình thức thì chẳng khác gì viên thấu khí của thùng LF. He he, thay thế thì cũng vậy thôi.
 
Top