mô phỏng quá trình ép tube trong ansys ls-dyna

  • Thread starter ave
  • Ngày mở chủ đề
A
Author
xin chào cả nhà.
em có 1 câu hỏi mong mọi người giúp đỡ,em làm quá trình mô phỏng ép tube,tuy nhiên thời gian xử lý rất lâu(khoảng 4h)vẫn không có kết quả,em không biết bị lỗi gì,em đính kèm tập tin mong các anh giúp em, thông tin cụ thể thì trong tập tin đính kèm.

http://www.megaupload.com/?d=7GKWHS3S
e xin cảm ơn
 

Pathétique

Active Member
Ðề: mô phỏng quá trình ép tube trong ansys ls-dyna

Mình đang ở chỗ làm, không mở file của bạn được, mình cũng chưa bao giờ làm việc với Ansys và mình cũng không biết gì về project của bạn. Tuy nhiên ta có thể trao đổi 1 chút.

Khi 1 chương trình không hội tụ (non convergence) thì có 4 nguyên nhân: Không tồn tại nghiệm vật lý, Nghiệm vật lý không tồn tại duy nhất, không tồn tại nghiệm discretized, thuật toán không hội tụ. 1 hoặc vài trong 4 điều này đều có thể làm chương trình không cho kết quả cuối cùng.

Giả sử bài toán của bạn đặt ra là đúng, tức muốn loại 2 nguyên nhân ban đầu. Bạn kiểm tra bằng cách chia lưới thật đơn giản xem chương trình chạy ra kết quả cuối cùng không (không xét đến tính hợp lý của kết quả).

Nguyên nhân thứ 3 là do không gian nghiệm của phương trình được tìm dựa trên nội suy phần tử hữu hạn từ chuyển vị tại các nút (ví dụ như Hermite cho phương trình vi phân bậc 4 hoặc Lagrange cho 1 hoặc coupled 2 phương trình bậc 2). Tuy nhiên nhưng giả thiết trong mô hình ứng xử vật liệu về plasticity potential không phải lúc nào cũng compatible với những phép nội suy này. Cho nên kết quả có thể dao động giữa nhiều trạng thái không cân bằng hoặc hội tụ tại 1 trạng thái mất cân bằng.

Nguyên nhân cuối thì không thể kết luận gì được vì Ansys là phần mềm commercial.

Bạn thử các tính toán đơn giản và nhanh cho cùng 1 model, bạn cũng nên nghĩ đến việc giảm khoảng cách thời gian nếu bài toán là time dependence. Chẳng hạn thuật toán nonlinear thì đòi hỏi delta t khá nhỏ để hội tụ, trong khi đó Dupont thì không cần.

Cuối cùng, trường hợp tính toán phức tạp thì mất 2 tháng cho máy chạy là chuyện bình thường. Bạn mới tính có 4h!
 

Pathétique

Active Member
Ðề: mô phỏng quá trình ép tube trong ansys ls-dyna

Mình đã xem qua bài của bạn. Kinh nghiệm đầu tiên mình muốn bạn có là bạn chịu khó bỏ chút thời gian ban đầu sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian sau này.

Thứ nhất, bài toán của bạn là đối xứng, bạn bỏ mấy phút tìm điều kiện biên thích hợp là có thể tiết kiệm 1/2 thời gian tính toán rồi. Thậm chí là nhiều hơn vì có 2 mặt đối xứng !

Thứ 2, bạn chịu khó tìm hiểu thêm chức năng chia lưới của Ansys, đừng dùng chức năng tự động. Kích thước phần tử mình chọn được, không nhất thiết lưới tube và ngàm kích cỡ khác nhau. Ansys chia lưới tube như vậy là nhỏ quá, thời gian tính toán rất lâu. 5h chưa xong là bình thường. Bạn tăng đáng kể kích thước phần tử của tube, hoặc tốt hơn thì chia phần tử nhỏ ở phần trên, to ở dưới, thậm chí dùng phần tử tam giác ở phía dưới. Mình không dùng Ansys nên không chỉ bạn cụ thể hơn được, nhưng sẽ làm rất dễ và nhanh.

Thứ 3, trong step control bạn tìm xem số step hoặc delta t của mỗi step ở đâu. Tăng delta t này lên mức 0,05 hoặc giảm số step xuống còn 50 để xem nó chạy kết quả sơ bộ hãy. Trong procedure tính toán step by step thì trong từng step còn có 1 vòng lặp mà chỉ khi phép tính hội tụ mới kết thúc và bắt đầu step mới.

Ansys là 1 phần mềm thương mại, có giao diện đồ họa nên không phải viết code, vì vậy các thao tác rất tiện và nhanh, bạn làm sẽ rất nhanh những bước mình vừa nêu.

Mình không rõ project cụ thể của bạn nên không xem xét điều kiện biên của bạn, bạn kiểm tra lại cho chặt chẽ.

Bạn nên đọc lại lý thuyết phương pháp PTHH để biết máy nó tính thế nào, kết quả có tin tưởng được không, làm thế nào để có kết quả đúng.

Ps: trường hợp của bạn có thể là biến dạng lớn nên nếu bạn không có kết quả thí nghiệm để so sánh thì nên đọc lại lý thuyết cơ chất rắn hoặc mô trường liên tục để làm post processing cho đúng.
 
Last edited:

Pathétique

Active Member
Ðề: mô phỏng quá trình ép tube trong ansys ls-dyna

À, còn vấn đề 5 bodies của bạn thì mình nghĩ do bạn khi xây dựng mỗi object 2 bên tube thì extrude rồi lấy đối xứng, cho nên Ansys nó hiểu mỗi vật đó thành 2 vật. Bạn thử tạo 1 mặt phẳng song song với xz và extrude 1 lần duy nhất thì mình nghĩ sẽ ra 3 bodies.

Trong 5s đầu bạn thấy process nhanh thì thật ra nó là bước initial bài toán thôi. Sau khi bạn chia lưới thì phần mềm sẽ lưu 1 file gồm dạng hình học của bài toán và dữ liệu về chia lưới, file này đôi khi khá nặng. Khi bạn launch tính toán thì 1 trong các bước đầu tiên là restitution file chia lưới này. Ngoài ra thì còn bước đọc và check code, và các bước initiation sau khi bắt đầu procedure step by step. Bạn lưu ý là thời gian tính cho mỗi step không bằng nhau, phép tính sẽ theo vòng lặp cho đến khi hội tụ thì sẽ bắt đầu bước mới. Nên có khi processing khai báo 50 phần trăm rồi nhưng thời gian còn rất lâu.
 
Last edited:
A
Author
Ðề: mô phỏng quá trình ép tube trong ansys ls-dyna

em xin cảm ơn anh rất nhiều vì sự hướng dẫn của anh,em chỉ mới xài nên còn mơ hồ lắm,em sẽ làm theo anh nói thử xem được không,em nói rõ bài toán em nha,nó là quá trình ép tube(tube chứa sản phẩm như các loại kem dưỡng da)sau khi điền đầy sẽ dùng 2 ngàm ép lại,em đã đơn giản là chọn cạnh ngàm cho nó xoay quanh đó chứ đúng ra là ngàm sẽ xoay quanh chốt,tube làm bằng nhựa PE,nung nóng rồi ngàm sẽ ép 2 má tube dính lại với nhau
.Hình minh họa bên dưới.

em có nghe nói là có thể tọa gốc tọa độ tại 1 cạnh ngàm và cho nó xoay quanh đó thì không cần vẽ chốt nhưng em vẫn chưa làm được vì không biết cách chọn gốc tại ngàm,anh có thể hướng dẫn em được không.cảm ơn anh rất nhiều
 
Last edited by a moderator:

Pathétique

Active Member
Ðề: mô phỏng quá trình ép tube trong ansys ls-dyna

Đi sâu vào chi tiết thì anh không giúp em được hơn vì anh chưa dùng Ansys bao giờ cả.

Vấn đề của em cũng cần xem xét grad nhiệt độ để xem có cần tính interaction thermomechanics không.

Chia lưới như anh nói, đạt điều kiện biên tận dụng tính đối xứng thì tiết kiệm được rất nhiều thời gian.
 
Top