Mô phỏng tiện côn, tiện ren côn, tiện cầu

Author
A. Tiện côn

Các cách tiện côn:
1. Dùng dao tiện định hình, lưỡi cắt xiên (hình 1a): dao chỉ có chuyển động ngang (vuông góc với trục quay của phôi)
2. Dùng bàn dao trên.
3. Làm lệch ụ động
4. Dùng thước dẫn
5. Dùng đồ gá chép hình thủy lực
Hình 1b là một đồ gá như vậy (đang tiện trục bậc). Đồ gá lắp trên bàn dao ngang. Trong khi bàn dao dọc chạy thì dao lắp trên xy lanh chuyển động ra vào. Chuyển động này do một đầu dò tì lên mẫu cố định điều khiển qua hệ thủy lực có sơ đồ như hình 1c.
6. Dùng máy CNC



Dưới đây là mô phỏng cho cách 2, 3, 4.

A.1. Dùng bàn dao trên



Hình 2a: Đế bàn dao trên được quay đi một góc α (nửa góc côn) so với đường tâm quay của phôi rồi cố định với bàn dao ngang. Khi chạy bàn dao trên (quay tay), mũi dao đi theo đường thẳng tạo với trục quay của phôi một góc α. Lúc này bàn dao dọc và bàn dao ngang đứng yên. Xem mô phỏng:
http://youtu.be/4LET_jHIZvM

Hình 2b: Như hình 2a, đã điều chỉnh để tiện côn trong. Xem mô phỏng:
http://youtu.be/ysiVGfX4p_4
Cách này cho phép đạt độ côn lớn nhưng chiều dài côn không được dài. Để chạy tự động bàn dao trên, một số máy có trang bị bộ phận truyền chuyển động từ trục trơn hoặc vít me của máy tiện lên vít me bàn dao trên nhờ trục mềm.

A.2. Làm lệch ụ động

Hình 2c: Ụ động được dịch ngang một lượng S được tính gần đúng theo công thức:
S = L.sinα
L: khoảng cách giữa hai mũi tâm
α: nửa góc côn
Gần đúng là do khó xác định L. Đúng ra L là khoảng cách giữa hai điểm là giao của đường tâm trục quay của phôi và đường tâm của hai mũi tâm (phải dùng mũi tâm đầu cầu). Để chính xác nên tiện và đo thử dần độ côn. Cách này cho chiều dài côn lớn nhưng độ côn chỉ được nhỏ và không làm được côn trong. Xem mô phỏng:
http://youtu.be/z3iYhKFPHKc

A.3. Dùng thước dẫn



Hình 3a: Thước dẫn màu hồng (đã điều chỉnh xiên một góc góc α bằng nửa góc côn) lắp cố định trên băng máy tiện. Bàn dao ngang (đã tháo vit me) nối với thước qua con trượt vàng. Con trượt có thể quay so với bàn dao ngang và trượt trên thước. Khi chạy dao dọc, mũi dao đi theo đường thẳng tạo với trục quay của phôi một góc α. Xem mô phỏng:
http://youtu.be/fm7uZqS3Oy0
Hình 3b là ảnh chụp một đồ gá loại này, thước dẫn ở dạng trụ tròn.

Hình 3c: Như hình 3a, đã điều chỉnh để tiện côn trong. Xem mô phỏng:
http://www.youtube.com/watch?v=9OcQW3Wc1eE

B. Tiện ren côn



Chuyển động của dao, ngoài việc tạo mặt côn còn phải theo bước xoắn của ren. Cách dùng bàn dao trên không được vì tay người không thể bảo đảm đi dao chính xác theo bước xoắn.

Hình 4a: dùng thước dẫn như trường hợp hình 3a. Máy được chỉnh để trục chính quay 1 vòng thì bàn dao dọc đi được một khoảng bằng bước xoắn của ren. Xem mô phỏng:
http://youtu.be/hIs4UHUUZdA

Hình 4b: Như hình 4a, đã điều chỉnh để tiện ren côn trong. Xem mô phỏng:
http://youtu.be/8yX4Q78QO6M

Hình 4c: làm lệch ụ động giống hình 2c. Máy được chỉnh để trục chính quay 1 vòng thì bàn dao dọc đi được một khoảng bằng bước xoắn của ren. Tiện ren côn trong không dùng được cách này. Xem mô phỏng:
http://youtu.be/ttK0LNuwQTk

C. Tiện cầu



Hình 5a: Tiện cầu ngoài. Dao được lắp trên ụ dao. Ụ này quay được quanh trục đứng trên bàn dao ngang. Điều chỉnh để đường tâm trục này cắt đường tâm quay của phôi. Nếu không, mặt tạo ra không phải mặt cầu mà là mặt xuyến. Xem mô phỏng:
http://youtu.be/PhM5rsGChTk


Hình 5b là ảnh chụp một đồ gá loại này. Xem tiện thật:
http://www.youtube.com/watch?v=kjDBxxg7mhY
Video này cho thấy dùng bàn dao ngang để tiến dao. Vị trí cuối của bàn dao ngang bảo đảm đường tâm quay của ổ dao cắt đường tâm quay của phôi.

Hình 5b: Tiện cầu trong. Dao được lắp trên ụ dao. Ụ này quay được quanh trục đứng trên bàn dao ngang. Điều chỉnh để đường tâm trục này cắt đường tâm trục quay của phôi. Chỉ tiện được mặt chỏm cầu có chiều cao nhỏ hơn bán kính. Xem mô phỏng:
http://youtu.be/f0IYSAXJyBs
 
K

kjjty123456

Ðề: Mô phỏng tiện côn, tiện ren côn, tiện cầu

C. Tiện cầu



Hình 5a: Tiện cầu ngoài. Dao được lắp trên ụ dao. Ụ này quay được quanh trục đứng trên bàn dao ngang. Điều chỉnh để đường tâm trục này cắt đường tâm quay của phôi. Nếu không, mặt tạo ra không phải mặt cầu mà là mặt xuyến. Xem mô phỏng:
http://youtu.be/PhM5rsGChTk


Hình 5b là ảnh chụp một đồ gá loại này. Xem tiện thật:
http://www.youtube.com/watch?v=kjDBxxg7mhY
Video này cho thấy dùng bàn dao ngang để tiến dao. Vị trí cuối của bàn dao ngang bảo đảm đường tâm quay của ổ dao cắt đường tâm quay của phôi.

Hình 5b: Tiện cầu trong. Dao được lắp trên ụ dao. Ụ này quay được quanh trục đứng trên bàn dao ngang. Điều chỉnh để đường tâm trục này cắt đường tâm trục quay của phôi. Chỉ tiện được mặt chỏm cầu có chiều cao nhỏ hơn bán kính. Xem mô phỏng:
http://youtu.be/f0IYSAXJyBs
[/QUOTE]

Anh ơi thế tiện như vậy làm cách nào để cho đúng kích thước bán kính VD: em cần tiện 1 nừa mặt cầu có bán R=50 thỳ điều chỉnh thế nào Tks!

Email:ngaothientn1990@gmail.com
 
Author
Ðề: Mô phỏng tiện côn, tiện ren côn, tiện cầu

Bạn kjjty123456 hỏi đã lâu mà tôi không biết, nay xin trả lời:
Khoảng cách từ mũi dao đến tâm quay đồ gá chính bằng bán kính mặt cầu được tiện R. Để điều chỉnh tiện được R có thể:

Cách 1. Trên đồ gá gắn thước có vạch 0 ứng với tâm đồ gá. Đế dao di động có vạch chuẩn dò theo thước. Khoảng cách từ mũi dao đến vạch chuẩn này được định trước mới dùng được cách này.

Cách 2. Làm một đoạn trụ có bán kính R đặt đồng tâm với trục quay của đồ gá. Chỉnh mũi dao chạm vào mặt ngoài của trụ này.
 
Ðề: Mô phỏng tiện côn, tiện ren côn, tiện cầu

Nể bác NguyenDucThang ghê, quá giỏi.
 
Author
Ðề: Mô phỏng tiện côn, tiện ren côn, tiện cầu

Cảm ơn bạn Penking đã quá khen.

Không có gì là giỏi cả.
Chẳng qua làm nhiều thì quen tay, quen … đầu thôi.

Đúng vậy mà.
Xem chuyện “Ông lão bán dầu” trong sách “Cổ học tinh hoa” thì rõ.
 
C

cuongdck

Ðề: Mô phỏng tiện côn, tiện ren côn, tiện cầu

Anh ơi, nhân tiện cho e hỏi muốn tiện ovan Piston thì đồ gá như thế nào ạ:102:
 
Top