một số câu hỏi cần chia sẽ kinh nghiệm!!!!!!!!!1

Author
cấ anh co kinh nghiệm về ma sát học cố thể cho em ít ý kiến về một số câu hỏi này không:
1.so sánh cơ chế của bôi trơn ở nhiệt đọ thấp tải trọng thấp va ở nhiệt độ cao ,tải trọng lớn?
2.chạy rà& ảnh hưởng của nó dến máy va chi tiết máy mới[MARQUEE]cảm ơn mọi người[/MARQUEE]
 
M

manhcknn

Trả lời câu 2 nhé:
Chạy rà và ảnh hưởng của nó đến máy và chi tiết máy mới:
Chạy rà nhằm mục đích kéo dài tuổi thọ của máy và cụm máy. Khi chạy rà có thể kiểm tra, phát hiện hư hỏng nếu có để điều chỉnh hay sửa chữa, đảm bảo máy hoạt động bình thường.
Tại sao máy và chi tiết máy mới cần phải chạy rà? Bởi vì khi lắp ráp các chi tiết mới thì do độ nhám bề tế vi của bề mặt lắp ghép, bề mặt chi tiết sẽ không tiếp xúc hoàn toàn, mà chỉ là các đỉnh nhấp nhô, rất nhỏ trên bề mặt chi tiết tiếp xúc với nhau. Do đó diện tích tiếp xúc ban đầu thường nhỏ hơn bề mặt của chi tiết, dẫn đến áp suất phân bố tại các điểm tiếp xúc đó cao hơn nhiều so với áp suất trung bình, độ kín khít giảm đồng thời khả năng truyền nhiệt kém. Lấy ví dụ mối ghép trục bạc, do khe hở lắp ráp quá nhỏ chưa đủ điều kiện để hình thành quá trình bôi trơn ma sát ướt, nên có khả năng xảy ra sự tiếp xúc trực tiếp giữa 2 chi tiết gây mài mòn và sinh nhiệt lớn.
Quá trình chạy rà sẽ san phẳng các mấp mô đó làm cho diện tích tiếp xúc tăng lên và áp lực đơn vị sẽ giảm dần, dẫn tới độ mòn của chi tiết cũng giảm dần. Từ đó nâng cao khả năng truyền lực và chịu lực của chúng, cho phép các chi tiết làm việc với tải trọng cũng như vận tốc trượt theo đúng thiết kế mà không bị hư hỏng.
Khi chạy rà máy cần phải chú ý đến chất lượng lắp ráp, điều kiện bôi trơn, tải trọng và chế độ chạy rà. Ví dụ khi chạy rà động cơ thì thường dùng dầu nhờn có độ nhớt 30-50 Cst. Khi chạy rà lúc đầu cần cho máy chạy với vận tốc thấp, bảo đảm dầu bôi trơn được dẫn vào các bề mặt tiếp xúc, sau đó tăng dần tốc độ và tải trọng đến giá trị sử dụng tùy theo quy định của từng máy và cụm máy.
Sau khi chạy rà cần phải xiết lại các mối lắp ghép, thay dầu bôi trơn và sử dụng dầu bôi trơn đúng quy định.
Cụ thể về chạy rà và các phương pháp chạy rà thì dài lắm, trên đây chỉ là sơ lược thôi.
 
Ðề: một số câu hỏi cần chia sẽ kinh nghiệm!!!!!!!!!1

cấ anh co kinh nghiệm về ma sát học cố thể cho em ít ý kiến về một số câu hỏi này không:
1.so sánh cơ chế của bôi trơn ở nhiệt đọ thấp tải trọng thấp va ở nhiệt độ cao ,tải trọng lớn?
2.chạy rà& ảnh hưởng của nó dến máy va chi tiết máy mới[MARQUEE]cảm ơn mọi người[/MARQUEE]
Mình muốn trả lời câu 1 nhưng có vẻ chung chung quá.
-Theo mình cơ chế bôi trơn ở nhiệt độ thấp và tải trọng thấp thì rất dễ, chỉ cần duy trì màng dầu hoặc mỡ bôi trơn theo yêu cầu của cơ cấu là được. Có thể dùng các loại dầu mỡ bình thường.
-Với nhiệt độ cao, tải trọng cao thì lại hoàn toàn là chuyện khác.
+Nhiệt độ cao thường làm chất bôi trơn giảm độ nhớt, mất tính bôi trơn, dễ bay hơi. Vì vậy chất bôi trơn phải chịu được nhiệt độ cao hoặc được làm mát liên tục bằng các hệ thống bôi trơn tuần hoàn.
+ Để chịu được tải trọng lớn thì chất bôi trơn phải có độ nhớt cao để duy trì màng dầu bôi trơn. Chất bôi trơn có độ nhớt càng cao thì chịu tải càng lớn. Để tăng tính chịu tải và chịu va đập cho chất bôi trơn, người ta dùng thêm phụ gia bôi trơn rắn, thường là Graphite, MoS2, bột kim loại...v...v....
Các vành răng hở của lò nung xi măng là một bộ phận điển hình hoạt động với chế độ tải trọng lớn, áp suất giữa các bề mặt ăn khớp rất cao. Phương pháp bôi trơn theo kiểu cổ từ những năm 70 là dùng các loại dầu mỡ đen, thành phần gồm có dầu khoáng và graphite. Dầu khoáng thường có độ nhớt không cao, chỉ từ 200 đến 350 cSt, cùng lắm là đến 1000 cSt. Vì vậy bột graphite làm nhiệm vụ chính chịu tải để đảm bảo quá trình bôi trơn.
Tuy nhiên hiện nay với tiến bộ khoa học kỹ thuật, người ta có thể tạo ra những loại dầu bôi trơn với độ nhớt rất cao, độ chịu tải cực lớn. Dầu mỡ bôi trơn vành răng hở cỡ lớn đang được thay thế dần dần với loại dầu trong có độ nhớt cực cao , không có phụ gia bôi trơn rắn, đảm bảo giảm ma sát, tăng hiệu suất truyền động và bảo vệ bề mặt răng tốt hơn, đồng thời ít tiêu hao hơn do độ nhớt cao làm giảm quá trình bay hơi và tăng độ bám dính lên bề mặt kim loại.
 
Last edited:
Top