Nên dùng giải pháp ERP nào cho doanh nghiệp sản xuất

Author
Phần mềm ERP không chỉ là một nhu cầu mà còn là một yêu cầu của doanh nghiệp sản xuất trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0. Phần mềm ERP là ứng dụng được tích hợp đầy đủ các tính năng quản trị, sản xuất và tự động hoá mọi nguồn lực liên quan đến doanh nghiệp. Vậy doanh nghiệp sản xuất nên lựa chọn phần mềm ERP nào?
CÁC TIÊU CHÍ LỰA CHỌN PHẦN MỀM ERP VỚI DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
Giữa vô số các giải pháp phần mềm ERP cho doanh nghiệp trên thị trường hiện nay với vô số lời quảng cáo về tính năng, điều quan trọng nhất là doanh nghiệp phải xác định được các tiêu chí để lựa một ĐƠN VỊ CUNG CẤP uy tín cùng phần mềm phù hợp nhất với quy trình thực tế của doanh nghiệp.
Phần mềm có thể tuỳ chỉnh, tuỳ biến dễ dàng theo quy trình thực tế của doanh nghiệp hay không?
6 tiêu chí lựa chọn phần mmef ERP ⇥


Sơ đồ quản lý kho
Mỗi doanh nghiệp sản xuất trong mỗi lĩnh vực có một đặc thù riêng của ngành, bản thân mỗi doanh nghiệp lại có cách vận hành, quản trị riêng. Vì vậy, rất khó để một phần mềm đóng gói, “mì ăn liền” có thể phù hợp tối đa với quy trình riêng của doanh nghiệp sản xuất.
Bởi vậy, một tiêu chí quan trọng với phần mềm ERP dành cho doanh nghiệp sản xuất đó là khả năng tuỳ chỉnh, tuỳ biến linh hoạt theo quy trình thực của doanh nghiệp. Dựa trên nền tảng sẵn có, doanh nghiệp nên xem xét nhà cung cấp có khả năng thay đổi một số tính năng, thiết lập các quy trình theo yêu cầu hay không.
Đơn vị cung cấp có uy tín không? Chính sách bán hàng và hỗ trợ có tốt không?
Nói đến các phần mềm, chúng ta không thể bỏ qua yếu tố quan trọng nhất là nhà cung cấp. Trước khi đầu tư vào một giải pháp cụ thể, bạn nên đặt ra các câu hỏi về nhà cung cấp như: Danh tiếng của nhà cung cấp là gì, khả năng tồn tại/ phát triển lâu dài của họ đến đâu? Bởi vì ngay cả khi một sản phẩm có đầy đủ các chức năng phù hợp với yêu cầu đặt ra nhưng sẽ là vô ích nếu công ty chủ quản không đáng tin cậy và an toàn. Ngoài uy tín của công ty, bạn cũng nên xem xét đến khả năng mở rộng của sản phẩm để xác định xem đây có thể là một giao dịch lâu dài hay không.
Xem xét khả năng tồn tại/ phát triển lâu dài của nhà cung cấp không chỉ đảm bảo chất lượng của hệ thống mà đó còn là một đối tác tuyệt vời cho doanh nghiệp của bạn.
Phần mềm có phù hợp với văn hoá quản trị của doanh nghiệp hay không?
Nhiều doanh nghiệp sản xuất đã tốn nhiều thời gian và cả tiền bạc để ứng dụng các hệ thống phần mềm ERP khác nhau vào quản trị. Tuy nhiên, sau một thời gian thường xuyên xảy ra tình trạng nhân viên không cập nhật công việc hàng ngày vào hệ thống, lãnh đạo không quyết liệt xử lý, các phòng ban vẫn theo thói quen làm việc cũ mà không chịu vận hành hệ thống. Bên cạnh nguyên nhân chủ quan do con người không chịu thay đổi, thích ứng với cách quản trị bằng phần mềm, nguyên nhân khách quan là do phần mềm không thực sự phù hợp với văn hoá quản trị của doanh nghiệp.
Phần mềm có thể quá khủng, cần nhiều người để vận hành hay quá nhỏ không phù hợp với quy trình của doanh nghiệp đều là những lý do khiến cho việc triển khai giải pháp phần mềm ERP thất bại. Vì vậy, tiêu chí cần xem xét là phần mềm có phù hợp với văn hoá làm việc của doanh nghiệp hay không vô cùng quan trọng.
EASTERN SUN ERP - GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI SỐ MAKE IN VIETNAM, DÀNH CHO DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT VIỆT NAM
Phần mềm quản lý sản xuất ERP uy tín tại Việt Nam ⇥


EASTERN SUN ERP – GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI SỐ MAKE IN VIETNAM, DÀNH CHO DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT VIỆT NAM
Eastern Sun ERP là hệ thống phần mềm quản trị doanh nghiệp Make in Vietnam, được phát triển bởi đội ngũ kĩ sư người Việt, am hiểu văn hoá quản trị của doanh nghiệp Việt Nam. Eastern Sun ERP bao gồm 8 phân hệ cơ bản cùng liên thông và kế thừa dữ liệu trên một hệ thống duy nhất.
Sản phẩm được phát triển trên nền tảng ASP.NET MVC CORE cùng với hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL của Microsoft, sử dụng các công nghệ Microservices, Web Application, Angular, Reactjs, MongoDB, với hệ thống API mở cho phép kết nối với các ứng dụng bên ngoài, các sàn thương mại điện tử Shoppe, Lazada, Tiki, Zalo, Facebook…cùng với App Mobile build trên nền tảng React-native,Swift,kotlin… chạy dưới dạng ứng dụng độc lập hoặc sử dụng trình duyệt trên máy tính cá nhân, máy tính bảng và điện thoại thông minh.
Eastern Sun ERP hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất:
  • Quản lý các thông tin về tình trạng máy móc, con người, quy trình kỹ thuật, nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất
  • Quản lý thông tin về tiến độ sản xuất chi tiết theo các công đoạn, tránh lãng phí nguyên vật liệu
  • Thống kê tỷ lệ sản phẩm lỗi hỏng và chi tiết lý do dẫn đến sản phẩm lỗi, hỏng, từ đó doanh nghiệp nhanh chóng khắc phục
  • Báo cáo sản xuất được cập nhật theo thời gian thực, giúp doanh nghiệp kịp thời đưa ra quyết định khi phát sinh vấn đề
  • Hệ thống có khả năng kết nối với các thiết bị IoTs, MES, robot và các thiết bị thu thập dữ liệu khác, tổng hợp dữ liệu, hướng đến tự động hoá, xây dựng nhà máy thông minh.
Giải pháp Eastern Sun ERP hiện đang được triển khai tại nhiều nhà máy trong nhiều lĩnh vực đa dạng như Nhựa, Cơ khí, May mặc, Hoá chất, Gỗ nội thất, Thực phẩm,…Một số khách hàng tiêu biểu của Eastern Sun có thể kể đến như Việt Nhật plastic, Nhà máy Z175, Nhà máy Z176, Bình Minh, Vecto, TCI, Quang Huy, HBT,…

Hiện nay, Eastern Sun ERP đang triển khai nhiều gói dịch vụ hấp dẫn dành cho các doanh nghiệp Việt Nam tuỳ theo quy mô và ngân sách của doanh nghiệp. Eastern Sun ERP có thể dễ dàng triển khai theo dạng đóng gói hoặc thiết kế dựa trên quy trình chuẩn của doanh nghiệp.
 
em thắc mắc không biết những rủi ro tiềm ẩn liên quan đến việc triển khai ERP là gì? anh có thể cho em biết thêm được không
 
Last edited:
bài viết của bạn hay quá nhưng mình không biết những chiến lược nào có thể được sử dụng để giảm chi phí liên quan đến việc triển khai ERP? bạn chia sẻ thêm nhé
 
Last edited:
Hay quá bạn ạ, bạn có thể chia sẻ cho mình gói dịch vụ mà ERP mang đến tới khách hàng là gì hay không nhỉ?
 
Author
em thắc mắc không biết những rủi ro tiềm ẩn liên quan đến việc triển khai ERP là gì? anh có thể cho em biết thêm được không
ERP (Enterprise Resource Planning) là một hệ thống quản lý nguồn lực doanh nghiệp, được sử dụng để tổ chức và quản lý thông tin về các hoạt động kinh doanh, tài chính, sản xuất, nhân sự, vật tư, kho hàng và bán hàng. Mặc dù ERP có thể mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, nhưng triển khai ERP cũng có một số rủi ro tiềm ẩn như sau:

  1. Chi phí đầu tư: Triển khai một hệ thống ERP tốn nhiều tiền, vì vậy các doanh nghiệp phải đảm bảo rằng họ đủ tài chính để chi trả chi phí đầu tư và duy trì hệ thống sau khi triển khai.
  2. Độ phức tạp: ERP là một hệ thống phức tạp và có thể mất nhiều thời gian và nỗ lực để triển khai. Nó cũng đòi hỏi sự hợp tác của nhiều phòng ban và người dùng khác nhau trong doanh nghiệp.
  3. Khả năng tương thích: Hệ thống ERP phải tương thích với các hệ thống hiện có trong doanh nghiệp. Nếu không, doanh nghiệp có thể phải đầu tư thêm vào các giải pháp tương thích, làm tăng chi phí và độ phức tạp.
  4. Thời gian triển khai: Thời gian triển khai có thể kéo dài nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm, trong khi đó doanh nghiệp vẫn phải hoạt động một cách bình thường.
  5. Đào tạo người dùng: Người dùng phải được đào tạo để sử dụng hệ thống ERP, và việc này có thể tốn nhiều thời gian và ngân sách.
  6. Sự phụ thuộc vào nhà cung cấp: Sự phụ thuộc vào nhà cung cấp ERP có thể làm cho doanh nghiệp trở nên khó khăn khi cần thay đổi hoặc cập nhật hệ thống.
  7. Rủi ro về bảo mật: Hệ thống ERP chứa nhiều thông tin quan trọng về doanh nghiệp, do đó rủi ro bảo mật là rất cao nếu hệ thống không được bảo vệ cẩn thận.
Do đó, trước khi triển khai ERP, doanh nghiệp nên tập trung nghiên cứu và đánh giá kỹ các rủi ro tiềm
 
Author
bài viết của bạn hay quá nhưng mình không biết những chiến lược nào có thể được sử dụng để giảm chi phí liên quan đến việc triển khai ERP? bạn chia sẻ thêm nhé
Việc triển khai ERP là một quá trình phức tạp và tốn kém về chi phí. Tuy nhiên, có một số chiến lược mà các công ty có thể sử dụng để giảm chi phí trong quá trình triển khai ERP, bao gồm:

  1. Lựa chọn phần mềm ERP phù hợp: Các công ty nên tìm kiếm và lựa chọn phần mềm ERP phù hợp với nhu cầu và ngân sách của mình. Nếu phần mềm ERP có đầy đủ các tính năng cần thiết và giá cả phải chăng, thì đó sẽ giảm chi phí triển khai.
  2. Thực hiện khảo sát trước: Trước khi triển khai ERP, các công ty nên thực hiện khảo sát kỹ lưỡng để đánh giá các yêu cầu và quy trình công việc cần thiết để đảm bảo rằng phần mềm ERP được triển khai đúng cách và không cần thiết phải chỉnh sửa sau đó, dẫn đến tốn kém chi phí.
  3. Tạo một kế hoạch triển khai chi tiết: Việc tạo ra một kế hoạch triển khai chi tiết có thể giúp công ty đảm bảo rằng mọi công việc được triển khai đúng thời gian và ngân sách. Kế hoạch này cần phải được định rõ các bước, thời gian, nguồn lực, và người chịu trách nhiệm.
  4. Đào tạo nhân viên: Các công ty nên đào tạo nhân viên trước khi triển khai phần mềm ERP. Nhân viên cần phải được huấn luyện để sử dụng phần mềm một cách hiệu quả, để tránh tốn kém chi phí trong quá trình triển khai và sử dụng.
  5. Tối ưu hóa quy trình công việc: Các công ty nên tối ưu hóa quy trình công việc của mình trước khi triển khai phần mềm ERP. Việc này giúp công ty cải thiện quy trình và tiết kiệm chi phí, đồng thời giúp phần mềm ERP được triển khai một cách hiệu quả hơn.
  6. Sử dụng các nhà cung cấp dịch vụ có kinh nghiệm: Các công ty nên tìm kiếm và sử dụng các nhà cung cấp dịch vụ có kinh nghiệm trong triển khai phần mềm ERP.
 
Top