Nhiệt luyện khử ứng suất cho thép

Nova

MES LAB Founder
Author
Hồi này em bị Stress vì công việc, ban đêm mệt quá không ngủ được, dịch mấy bài chơi để phục vụ anh em MES, cả năm qua mải quản lý, chẳng viết được bài nào ra hồn cho MES, thật lỗi quá.

Bài này em dịch nguyên văn từ cuốn ASM Handbook Volume 4: Heat treating có tiêu đề là "Stress - relief heat treating of Steel"

Thân mến,
 
Last edited:

Nova

MES LAB Founder
Author
Nhiệt luyện giảm ứng suất [ASM 4]

Nguyên tác: Domenic A. Canonico, ABB Combustion Engineering Services:63:

Nhiệt luyện khử ứng suất - Tác hại của ứng suất dư


Nhiệt luyện khử ứng suất được dùng để giải phóng ứng suất còn tích trữ trong cấu trúc vật liệu sau các khâu gia công trước đó. Định nghĩa này giúp phân biệt nhiệt luyện khử ứng suất và nhiệt luyện sau khi hàn vì nhiệt luyện sau khi hàn, ngoài mục đích giảm ứng suất còn có mục đích khác là cải thiện tổ chức tế vi hoặc tính chất của vùng mối hàn. Ví dụ, các sản phẩm hàn bằng thép ferrite được nhiệt luyện tiếp theo để nâng cao độ dai va đập cho vùng-ảnh-hưởng-nhiệt (Heat affected zones - HAZ). Ngoài ra, các sản phẩm làm bằng thép austenite hoặc hợp kim màu cũng được nhiệt luyện sau hàn để nâng cao khả năng chống ăn mòn trong môi trường.

Nhiệt luyện khử ứng suất là sự nung nóng đồng nhất trên toàn bộ hoặc một phần của chi tiết đến một nhiệt độ thích hợp ở dưới khoảng nhiệt độ chuyển biến (nhiệt độ Ac1 với thép ferrite), giữ tại nhiệt độ đó trong thời gian xác định và làm nguội đồng nhất sau đó. Với hình thức nhiệt luyện này, cần chú ý khi làm nguội để đảm bảo chi tiết được làm nguội được đồng nhất, đặc biệt là với các chi tiết có kích thước thay đổi. Nếu tốc độ làm nguội không được kiểm soát tốt (không ổn định hoặc không đồng nhất tại các vị trí khác nhau) thì có thể sinh ra ứng suất mới tương đương hoặc thậm chí còn lớn hơn ứng suất trước nhiệt luyện.

Nhiệt luyện khử ứng suất cũng có thể làm giảm độ sai lệch hình dạng và ứng suất lớn xuất hiện sau khi hàn, những nhân tố có thể ảnh hưởng đến khả năng làm việc của chi tiết. Các ứng suất dư loại này có thể dẫn đến hiện tượng nứt vỡ do ăn mòn ứng suất (Stress Corrosion Cracking - SCC) ở gần mối hàn hay tại những phần chi tiết đã trải qua biến dạng nguội. Bên cạnh đó, bản thân biến dạng nguội cũng làm giảm đáng kể độ bền chống dão tại nhiệt độ cao của vật liệu.

Các loại ứng suất dư trong thép ferrite làm giảm khả năng chống phá hủy giòn của thép. Kể cả đối với các loại vật liệu không có xu hướng phá hủy giòn, như thép không gỉ austenite chẳng hạn, ứng suất dư làm tăng độ nhạy cảm với phá hủy do ăn mòn ứng suất ngay cả trong các môi trường tưởng như tương đối "an toàn" cho loại thép này.

Nguồn gốc của ứng suất dư?

Có rất nhiều nguyên nhân sinh ra ứng suất dư. Ứng suất dư có thể sinh ra trong quá trình gia công vật phẩm từ thỏi đúc đến thành phẩm. Các khâu gia công có thể tạo thành ứng suất dư có thể kể đến: cán, đúc, rèn hoặc cắt, uốn, kéo, gia công cơ (tiện, phay,...) và nguyên công hàn. Trong các quá trình gia công này, ứng suất dư sẽ xuất hiện khi vật liệu chịu áp lực vượt quá giới hạn đàn hồi và quá trình chảy dẻo xảy ra.



Thao tác uốn các chi tiết dạng thanh tại nhiệt độ mà vật liệu chế tạo chi tiết đó không thể hồi phục (quá trình hồi phục - recovery - không xảy ra được) sẽ dẫn đến kết quả là trên bề mặt chi tiết xuất hiện các vùng ứng suất dư khác nhau,
một bên bị ứng suất kéo và bên đối diện chịu ứng suất nén.

Thao tác tôi các chi tiết có chiều dày lớn sẽ dẫn đến kết quả là lớp bề mặt có ứng suất nén dư. Ứng suất nén dư này được cân bằng bởi ứng suất kéo dư bên trong thể tích khối vật liệu.

Mài cũng là một nguồn sinh ra ứng suất dư. Ứng suất dư đó có thể là dạng kéo hay dạng nén tùy thuộc vào thao tác mài như thế nào. Mặc dù các ứng suất dư sau mài chỉ xuất hiện ở lớp rất mỏng trên mặt chi tiết nhưng chúng cũng có thể làm cho các chi tiết mỏng bị cong vênh.

Hàn: Ứng suất dư sau Hàn rất được quan tâm nghiên cứu. Ứng suất dư do quá trình nâng hạ nhiệt quá nhanh khi hàn có thể phát triển trên diện rộng, trải khắp chiều dài của chi tiết hoặc cũng có thể chỉ co cụm ở một số vùng tế vi. Các ứng suất dư tập trung kiểu này đôi khi có thể vượt quá giới hạn chảy của vật liệu tại nhiệt độ thường.

Còn nữa...
 
Last edited:
Lượt thích: umy
V

vuhoang567

Ðề: Nhiệt luyện khử ứng suất cho thép

:8::8::8::8::8::8::8::8::8::8::8:
 
M

MES.be.Prof

Ðề: Nhiệt luyện khử ứng suất cho thép

Có một số yếu tố gây ảnh hưởng tới quá trình làm giảm ứng suất dư như cường độ ứng suất, thời gian tác động, nhiệt độ và độ ổn định của quá trình nhiệt luyện.
Ảnh hưởng của nhiệt độ-thời gian: Sự giảm ứng suất là tác động của hai yếu tố có liên quan nhiệt độ-thời gian(Như hình dưới đây):

Và nó có thể thể hiện bằng phương trình Larson-Miller như dưới đây:

Hiệu ứng nhiệt= T(log t + 20)10-3 (10 mũ -3)
[LEFT]trong đó T: nhiệt độ(Rankin) , t: thời gian(giờ)
Phương trình này thể hiện trực quan như đồ thị trên đây. Điều đó cho thấy chúng ta có thể khử ứng suất bằng cách giữ nhiệt trong khoảng thời gian dài dưới nhiệt độ thấp. Chẳng hạn như việc giữ nhiệt ở 595độC trong 6 tiếng hay ở 650độC trong 1 tiếng có khả năng khử ứng suất dư tương đương nhau.
.....[/LEFT]



 
C

cravenA_58

Ðề: Nhiệt luyện giảm ứng suất [ASM 4]

anh nova có tài liệu gì về nhiệt luyện khử ứng suất gang và phương pháp nhiệt luyện gang trước gia công đối với gang khi đúc ra bị biến trắng đó anh. em tìm tài liệu về cái đó mà không có. toàn về nhiệt luyện thép không. nếu anh có tài liệu gì chỉ em với nha.:22:.....
 

lbaduy

New Member
Ðề: Nhiệt luyện khử ứng suất cho thép

Hic "vọng" chữ "còn nữa..." của a Nova mấy năm rồi vẫn chưa thấy.
 
Top