Những chia sẻ hữu ích của diễn giả Nguyễn Đức Long tại Tech Series No.2

MES LAB

Well-Known Member
Ban Quản trị
Author
Đến với Tech Series lần thứ 2, ông Nguyễn Đức Long - Giám đốc điều hành COMIT Smart Factory đã mang đến cho các khách mời những chia sẻ thú vị về phương pháp quản lý chất lượng hiệu quả trong sản xuất linh kiện điện tử.

Câu chuyện đầu tiên ông Long muốn chia sẻ liên quan đến chất lượng sản phẩm. Vào năm 2016, Samsung đã vướng vào một sự cố lớn, đó là dòng điện thoại Galaxy Note 7 của Samsung đã phát nổ. Nó gây ảnh hưởng tới một loạt khách hàng ở thị trường Mỹ và Samsung đã phải thu hồi gần hai triệu điện thoại với tổng thiệt hại ước tính khoảng 5,3 triệu đô. Sau đó các nhà khoa học đã tìm hiểu và phân tích ra có ba cái lỗi liên quan chính, đó là về khả năng chịu nhiệt, chất lượng pin cũng như pin thay thế. Trong điều kiện nhiệt độ thay đổi thì những bài kiểm tra rất quan trọng và nhất là đối với các sản phẩm điện tử có sử dụng ắc quy.
15.jpg
Báo cáo thứ hai liên quan đến chất lượng các sản phẩm điện tử đó là Hiệp hội bảo vệ an toàn người dùng Mỹ đã thống kê được vào năm 2023 có 45% các sản phẩm điện tử lỗi gây ra cháy nổ và 22% gây ra chấn thương cho người sử dụng. Còn ở khu vực Châu Âu thì nhóm sản phẩm bị thu hồi nhiều nhất là các nhóm liên quan đến bộ sạc sử dụng cổng USB. Đây là hai nhóm sản phẩm điện tử lỗi bị thu hồi nhiều nhất và cũng gây ra thiệt hại rất lớn về tài chính và uy tín thương hiệu. Tiếp theo có thể nói đến năm 2013 đã có 1,56 triệu sản phẩm máy lọc được bán ra thì đến năm 2016 đã ghi nhận có khoảng nửa triệu sản phẩm này bị thu hồi vì liên quan đến các vấn đề về pin, nó gây ra cháy nổ và mất an toàn cho người dùng. Tổng thiệt hại ước tính vào khoảng 2 triệu đô la Mỹ.

Đây là một vài ví dụ của ông Long để các khách mời thấy được nếu các sản phẩm điện tử đến tay người tiêu dùng mà không có các hoạt động kiểm tra, kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất thì không đảm bảo được chất lượng. Thiệt hại sau đó sẽ quay trở lại cho doanh nghiệp và thương hiệu. Một giải pháp chúng ta có thể nhìn ngay ra là tăng cường các hoạt động kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất. Nó sẽ giúp tăng cường sự an toàn cho người dùng, gia tăng lợi thế cạnh tranh và tạo được sức lan tỏa. Tiếp nữa là tăng sự trung thành của khách hàng và cải thiện các giá trị thương hiệu

Trong quá trình sản xuất điện tử sẽ có ba khu vực cần phải kiểm soát chất lượng, đó là khu vực kiểm soát chất lượng đầu vào ITC (vật tư, linh kiện đầu vào), khu vực sản xuất VPC và cuối cùng là kiểm tra sản phẩm đã hoàn thiện trước khi đưa vào kho chuẩn bị xuất hàng.

Ở mỗi khu vực thì yêu cầu kiểm tra là hoàn toàn khác nhau. Trong quá trình kiểm tra chất lượng đầu vào thì thông thường các doanh nghiệp Việt Nam sẽ tin vào báo cáo chất lượng của nhà cung ứng vật tư. Tuy nhiên họ vẫn thiết lập sẵn một phòng AUC để kiểm soát theo cách thức lấy mẫu sản phẩm, ngoài ra còn kiểm soát chất lượng trên dây chuyền BBC.

Tiếp đến, ông Long đã chia sẻ chi tiết về các thiết bị giải pháp cho những nhóm bài đo như nhóm bài kiểm tra độ tin cậy (tủ giả lập môi trường), nhóm bài kiểm tra tính an toàn và nhóm bài kiểm tra tính năng.
20.jpg

Ông Long đã đặt cho các khách mời tham gia một câu hỏi: Đâu là những vấn đề mà chúng ta hay gặp phải trong quá trình kiểm soát chất lượng? Thứ nhất là bài toán về số lượng và độ chính xác của phương tiện đo. Hầu hết các nhà máy đều có phương tiện đo nhưng lại chưa đầu tư một cách đầy đủ và chất lượng. Thường liên quan đến vấn đề nhận thức và tài chính. Nhiều doanh nghiệp sẽ đánh đổi, giảm mua để làm phần test. Nhưng cuối cùng nếu sai số lớn thì đến khi thực tế sử dụng rất khó thay đổi. Thứ hai là các biến động trong quá trình sản xuất. Với các sản phẩm ngày càng nhiều mẫu mã và thay đổi liên tục thì các yêu cầu test cũng thay đổi liên tục, đây là thách thức lớn cho nhiều nhà máy. Thứ ba là cái khâu kiểm soát đầu vào. Về giá thành, sau mỗi lần mua chúng ta có thể ép giá, giảm giá, tăng giá thì đến một thời điểm nào đấy cái mà chúng ta nhận được nó sẽ không còn như trước nữa.

Ví dụ gần đây nhất là Vfast, họ đã xây dựng mới toàn bộ phòng ITC. Trước đây họ tin tưởng vào toàn bộ các báo cáo, nhưng đến gần đây họ đã phát hiện ra quá nhiều vấn đề về chất lượng sản phẩm. Họ lật lại toàn bộ phòng IPC và mua mới các thiết bị đo lường để kiểm soát lại.

Tiếp theo là thay đổi các quy định về các tiêu chuẩn để đủ điều kiện xuất ra thị trường nước ngoài. Thứ năm là yếu tố cạnh tranh và các áp lực thời gian. Trước đây Smartphone một năm chỉ có khoảng hai mẫu mới nhưng bây giờ chúng ta sẽ thấy gần như mỗi quỹ đều có mẫu lên kệ. Thứ sáu là kiểm soát trong quá trình phân phối. Khi ra khỏi nhà máy, sản phẩm đi qua nhiều điều kiện ngoại cảnh khác nhau, nếu không bảo quản tốt rất khó gây lỗi sau thời gian ngắn sử dụng.

Về việc phát triển sản phẩm và năng lực cạnh cạnh tranh thì chúng ta phải biết là mình đang phục vụ khách hàng tốt đến đâu, sản phẩm tốt đến mức độ nào và việc lấy ý kiến phản hồi của khách hàng là điều rất quan trọng để cải thiện sản phẩm cũng như tạo ra sản phẩm mới phù hợp với thị hiếu khách hàng.

Qua tất cả những chia sẻ ở trên, ông Long muốn giới thiệu đến các khách mời những giải pháp mà COMIT đã và đang cung cấp để cải thiện chất lượng sản phẩm cho các doanh nghiệp.
17.jpg
COMIT Smart Factory có một hệ giải pháp đầy đủ gọi là CNSU từ khâu chăm sóc khách hàng, phục vụ các hoạt động R&D, nghiên cứu mô phỏng trên máy tính để kiểm tra vật tư, khâu kiểm tra đồng hồ đo. Về hoạt động kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất trên dây chuyền thì COMIT có nhóm bài kiểm tra tự động kết hợp với khả năng về phân tích, thu thập dữ liệu từ các máy đo để phục vụ cho quá trình giám sát. Ở nhóm kiểm tra độ tin cậy, COMIT thiết lập 12 nhóm sản phẩm khác nhau để có thể kiểm tra chính xác nhất cho từng loại sản phẩm: kiểm tra sốc, rơi, các chèn ép, khả năng va đập, chống cháy; kiểm tra các bài liên quan đến nhiệt độ, môi trường. Nhóm kiểm tra về độ tiếp cận sẽ kiểm tra các khuyết tật của sản phẩm. Ngoài ra, COMIT cũng có các giải pháp cho nhóm nghiên cứu về sản phẩm AI để giúp khách hàng phát hiện lỗi và thay thế một số vị trí thao tác bằng nhân viên để tăng độ chính xác, giảm sự xuất hiện các lỗi trong quá trình sản xuất.

Trên đây là những nội dung chính mà ông Nguyễn Đức Long đã chia sẻ để chúng ta có thêm một góc nhìn, một lăng kính liên quan đến nâng cao chất lượng trong ngành sản xuất điện tử.
 
Top