Persian joint

Author
Ðề: Persian joint

Mời xem bài:

http://www.meslab.org/mes/threads/23673-Co-cau-4-khau-ban-le-khong-gian.html?p=154743#post154743

Trong bài này có hai cơ cấu hình 2b và 2c đã được mô phỏng, cùng loại với khớp trục Persian. Khớp Persian trông phức tạp hơn vì đã tăng thanh nối (màu cam) từ 1 thành 3 cho cân bằng về lực.
Khớp Persian có thanh nối quay không đều, gây rung động, nên chưa chắc đã hay hơn khớp trục Thompson:
http://meslab.org/mes/showthread.php?p=89592

Tìm trên Internet chưa có mô phỏng khớp Persian nên tôi sẽ thử làm. Nếu thành công sẽ cho bạn hay.
 
Author
Ðề: Persian joint

Cám ơn bác rất nhiều ạ/ cháu cũng đã thử mô phỏng những vẫn chưa được, nó rất khó khăn. Cơ cấu này vẫn còn rất nhiều vấn đề cũng như tính khả thi áp dụng vào thực tiễn của nó.
 
Author
Ðề: Persian joint

Trong một bài báo đã được công bố của tác giả thì tác giả đã khẳng định rằng cơ cấu này hầu như rất ít rung, có khả năng tryền chuyển động với tốc độ và mô men xoắn lớn đặc biệt là góc giao nhau có thể rất lớn, hơn bất kỳ universal joints
 
Author
Ðề: Persian joint

cám ơn bác nhiều ạ. cháu đã mô phỏng thành công rồi ạ. cháu dùng 5 khớp loại 4(cylindrical), 11 khớp loại 5(revolution),cơ cấu có bậc tự do là 1, nhưng cháu nghĩ trong thực tế thì nó là toàn khớp loại 5. Bác có thể giải thích giúp cháu chỗ này được không ạ? thanks
 
Author
Ðề: Persian joint

Cháu đã đọc bài: "cơ cấu 4 khâu không gian" của bác, cơ cấu persian joint thuộc cơ cấu cầu: bậc tự do của cơ cấu:
W = (3 x 11khâu) - (2 x14 khớp loại 5) - 6(bậc tự do thừa) + 2(ràng buộc trùng) = 1;
có dúng thế này không ạ?
 
Ðề: Persian joint

Đối với tôi, việc tính bậc tự do của các cơ cấu không gian rất khó, nhất là khi phải xác định ràng buộc trùng. Có lúc biết trước số bậc tự do rồi, việc tính nó chỉ để kiểm tra, nắn dữ liệu cho đúng!
Inventor rất hay, nó báo cho biết có ràng buộc trùng. Nếu gán chuyển động cho một khâu mà cơ cấu chạy ổn định thì chắc chắn là cơ cấu có bậc tự do bằng 1.

Riêng đối với khớp trục Persian khi các khớp đều là khớp quay nó vẫn chạy, mặc dầu lúc lắp một số khớp phải dùng khớp trụ. Tôi đã kiểm tra các khớp trụ này, thấy trong quá trình chạy, khớp không có chuyển động tịnh tiến tương đối. Như vậy biến khớp trụ thành khớp quay sẽ không sao. Giải thích tại sao thì đó là do có ràng buộc trùng. Còn xác định cái nào là trùng lại là việc phức tạp.
Trong bài báo:
http://www.sciencepub.net/report/report0205/07_2882_report0205_41_44.pdf
công thức tính bậc tự do có kể đến ràng buộc trùng. Bạn tìm hiểu xem sao.
 
Top