Phay thuận hay phay nghịch????

Em hỏi ngoài lề 1 chút nha

Mua dao phay của hãng nào vừa rẻ lại vừa tốt vậy? Các bác có nhìu kinh nghiệm rồi cho em biết với nhé.
Dao phay mặt đầu, dao phay ngón, dao phay ren, khoan lỗ
Mua của SANDVIK đắt kinh khủng
 
P

phannghiknifehitech

bạn à, phay lăn răng không thuộc loại nào trong phay thuận và phay nghịch, no là 1 loại phay đặc biệt mà
 

lddung

Chuyên gia cao cấp
bạn à, phay lăn răng không thuộc loại nào trong phay thuận và phay nghịch, no là 1 loại phay đặc biệt mà
Dựa vào chuyển động tương đối giữa dao và chi tiết mà có 2 từ "thuận" và "nghịch" các anh em cũng đã có nhiều ý kiến sôi nổi chính xác rồi . Nếu bạn cho rằng chuyển động tương đối giữa dao và CT khi phay lăn răng không phải thuận cũng chẳng phải nghịch thì chịu bạn rồi ! không lẽ dao cứ ấn thẳng vào phôi và rút ra ??!!!:78:
 
T

thanhddec

bạn à, phay lăn răng không thuộc loại nào trong phay thuận và phay nghịch, no là 1 loại phay đặc biệt mà
Câu hỏi khá hay, tôi cũng tự hỏi tại sao người ta gọi là phay nghịch và phay thuận, các tài liệu tôi có được chưa chỉ ra nguồn gốc của 2 từ này, bác nào có pót lên đây cùng bàn nhỉ.
 
Câu hỏi khá hay, tôi cũng tự hỏi tại sao người ta gọi là phay nghịch và phay thuận, các tài liệu tôi có được chưa chỉ ra nguồn gốc của 2 từ này, bác nào có pót lên đây cùng bàn nhỉ.
Vâng, thưa các bác,

Tôi có chút ít thời gian làm cho Sandvik, kinh nghiệm không được nhiều, nhưng các bác gãi đúng nghề, nên tôi cũng hơi "ngứa".
Mình up chút tài liệu lên nhé, tiếng Anh, nếu bác nào chưa hiểu lắm thì bảo mình để mình dịch.





































Các bạn cứ bình luận nhé, mình xin lắng nghe,
Xin lỗi các chuyên gia Sandvik, vì mình post cũng không vì lợi lộc, mình để nguyên logo Sandvik mà,

Cảm ơn,
 
T

thanhddec

Vâng, thưa các bác,

Tôi có chút ít thời gian làm cho Sandvik, kinh nghiệm không được nhiều, nhưng các bác gãi đúng nghề, nên tôi cũng hơi "ngứa".
Mình up chút tài liệu lên nhé, tiếng Anh, nếu bác nào chưa hiểu lắm thì bảo mình để mình dịch.
Các bạn cứ bình luận nhé, mình xin lắng nghe,
Xin lỗi các chuyên gia Sandvik, vì mình post cũng không vì lợi lộc, mình để nguyên logo Sandvik mà,

Cảm ơn,
Down milling and Up milling
Xin bác dịch tôi giúp 2 từ này sang tiếng việt:
Tôi dịch thế này chắc không biết đúng chưa:
Milling: sự xay, sự nghiền, sự cán
Down; xuống
Up: lên
Down milling: Phay xuống
Up milling: Phay lên.
 
Down milling and Up milling
Xin bác dịch tôi giúp 2 từ này sang tiếng việt:
Tôi dịch thế này chắc không biết đúng chưa:
Milling: sự xay, sự nghiền, sự cán
Down; xuống
Up: lên
Down milling: Phay xuống
Up milling: Phay lên.
Thôi mình cứ liều dịch vậy,

Milling: danh từ, nghĩa hiện tại là phay ( từ chuyên ngành cơ khí)

Down milling: Phay "nghịch" (theo ý các thầy viết sách, hồi mình học BK), nghĩa là "ăn dao" từ dầy đến mỏng (phoi mỏng dần...)

Up milling: Phay thuận (vẫn theo ý các thầy), nghĩa là ăn dao từ mỏng đến dày,

Phay kiểu gì cũng thế (phăy mặt đầu, phay ngón, phay 3D, phay ren, phay răng, phay rãnh...) cứ ăn dao từ "dày" đến "mỏng" gọi là phay nghịch, ngược lại là phay thuận.

Mình được dạy rằng, nên đưa về phay nghịch trong mọi tình huống, vì bền dao và không gây va đập trong quá trình cắt, thực tế, mình thấy dạy thế là đúng.

Cảm ơn,
 
R

rustbolt

Câu hỏi khá hay, tôi cũng tự hỏi tại sao người ta gọi là phay nghịch và phay thuận, các tài liệu tôi có được chưa chỉ ra nguồn gốc của 2 từ này, bác nào có pót lên đây cùng bàn nhỉ.
1- Tr­ước hết, hãy nói về Up và Down:
Bạn xem hình đầu tiên của Rieckermann, Up hay Down dựa theo phương của lực cắt tác dụng lên phôi (cũng như lên bàn máy). Người ta đưa ra khái niệm này là dựa trên máy phay ngang, là kiểu máy điển hình của công nghệ phay. Tuy nhiên, nếu trên máy phay đứng thì Up và Down không còn ý nghĩa -> xuất hiện khái niệm khác:
Down = Climb (trèo, bò trên mặt phôi)
Up = Conventional (kiểu thông dụng)
(rustbolt đã đề cập đến các khái niệm này ở trang trước)

2- Thuận và nghịch: chỉ có trong các tài liệu Chế tạo máy của VN (hay là cả của Nga nữa vì VN soạn từ đó ra?)
Thuận: phương chuyển động của phôi (bàn máy) cùng với phương của lưỡi dao trong vùng cắt
Nghịch: ngược lại với ý trên

3- Ưu nhược điểm của từng phương pháp phay thì trên hình đã chỉ rõ, cũng như nhiều bạn đã bàn ở các trang trước

@phannghiknifehitech
Phay lăn cũng là... phay, cũng có thể cho chạy thuận hoặc nghịch. Tuy nhiên, trong thực tế người ta thường cho chạy nghịch hơn.
 
Last edited by a moderator:
T

thanhddec

1- Tr­ước hết, hãy nói về Up và Down:
Bạn xem hình đầu tiên của Rieckermann, Up hay Down dựa theo phương của lực cắt tác dụng lên phôi (và cũng là của bàn máy). Người ta đưa ra khái niệm này là dựa trên máy phay ngang, là kiểu máy điển hình của công nghệ phay. Tuy nhiên, nếu trên máy phay đứng thì Up và Down không còn ý nghĩa -> xuất hiện khái niệm khác:
Up = Climb (trèo, bò trên mặt phôi)
Down = Conventional (kiểu thông dụng)
(rustbolt đã đề cập đến các khái niệm này ở trang trước)

2- Thuận và nghịch: chỉ có trong các tài liệu Chế tạo máy của VN (hay là cả của Nga nữa vì VN soạn từ đó ra?)
Thuận: phương chuyển động của phôi (bàn máy) cùng với phương của lưỡi dao trong vùng cắt
Nghịch: ngược lại với ý trên
Theo cách giải thích của bác rustbolt Vậy up hay down không thể hiểu là nghịch hay thuận được, theo các tài liệu Chế tạo máy của VN thì ghi là nghịch và thuận, vậy nghịch và thuận ở đây được hiểu là người ta quy định việc chuyển động của phôi và chuyển động của dao. nhưng theo các tài liệu được up lên thì không có sự giải thích rõ ràng nào, vậy quan niệm phay nghịch và thuận do tài liệu VN quy đinh? như vậy nguồn gốc từ phay nghịch và phay thuận từ các nhà nghiên cứu cơ khí VN.?
 
R

rustbolt

Theo cách giải thích của bác rustbolt Vậy up hay down không thể hiểu là nghịch hay thuận được, theo các tài liệu Chế tạo máy của VN thì ghi là nghịch và thuận, vậy nghịch và thuận ở đây được hiểu là người ta quy định việc chuyển động của phôi và chuyển động của dao. nhưng theo các tài liệu được up lên thì không có sự giải thích rõ ràng nào, vậy quan niệm phay nghịch và thuận do tài liệu VN quy đinh? như vậy nguồn gốc từ phay nghịch và phay thuận từ các nhà nghiên cứu cơ khí VN.?
1. Rustbolt xin lỗi, gõ lẫn lộn giữa Up và Down. Bạn xem lại bài đã sửa ở trên.
2. Thuận và nghịch, theo rustbolt là từ Nga ra thì đúng hơn (theo sách Kỹ thuật phay dành cho công nhân, bản dịch Nga)
 
Thôi mình cứ liều dịch vậy,

Milling: danh từ, nghĩa hiện tại là phay ( từ chuyên ngành cơ khí)

Down milling: Phay "nghịch" (theo ý các thầy viết sách, hồi mình học BK), nghĩa là "ăn dao" từ dầy đến mỏng (phoi mỏng dần...)

Up milling: Phay thuận (vẫn theo ý các thầy), nghĩa là ăn dao từ mỏng đến dày,

Phay kiểu gì cũng thế (phăy mặt đầu, phay ngón, phay 3D, phay ren, phay răng, phay rãnh...) cứ ăn dao từ "dày" đến "mỏng" gọi là phay nghịch, ngược lại là phay thuận.

Mình được dạy rằng, nên đưa về phay nghịch trong mọi tình huống, vì bền dao và không gây va đập trong quá trình cắt, thực tế, mình thấy dạy thế là đúng.

Cảm ơn,
Mr. Đông tái xuất giang hồ, lặn đâu bặt tăm thế anh trai?!
Thanks một phát, bài viết xúc tích ngắn gọn, đủ ý!
 

paven8880

Active Member
Author
Thôi mình cứ liều dịch vậy,

Milling: danh từ, nghĩa hiện tại là phay ( từ chuyên ngành cơ khí)

Down milling: Phay "nghịch" (theo ý các thầy viết sách, hồi mình học BK), nghĩa là "ăn dao" từ dầy đến mỏng (phoi mỏng dần...)

Up milling: Phay thuận (vẫn theo ý các thầy), nghĩa là ăn dao từ mỏng đến dày,

Phay kiểu gì cũng thế (phăy mặt đầu, phay ngón, phay 3D, phay ren, phay răng, phay rãnh...) cứ ăn dao từ "dày" đến "mỏng" gọi là phay nghịch, ngược lại là phay thuận.

Mình được dạy rằng, nên đưa về phay nghịch trong mọi tình huống, vì bền dao và không gây va đập trong quá trình cắt, thực tế, mình thấy dạy thế là đúng.

Cảm ơn,
Ý của bạn rất hay! Nghich, thuận người ta phân ra ý nghĩa cũng chỉ để phần biết 2 lại gia công có độ chính xác gia công, rung động khi gia công... khác nhau thế nào, Chứ hướng phay chỉ để phân biệt!
Như vậy với câu hỏi của Topic này, ý bạn ra sao?
 
R

rustbolt

Thôi mình cứ liều dịch vậy,

Milling: danh từ, nghĩa hiện tại là phay ( từ chuyên ngành cơ khí)

Down milling: Phay "nghịch" (theo ý các thầy viết sách, hồi mình học BK), nghĩa là "ăn dao" từ dầy đến mỏng (phoi mỏng dần...)

Up milling: Phay thuận (vẫn theo ý các thầy), nghĩa là ăn dao từ mỏng đến dày,

Phay kiểu gì cũng thế (phăy mặt đầu, phay ngón, phay 3D, phay ren, phay răng, phay rãnh...) cứ ăn dao từ "dày" đến "mỏng" gọi là phay nghịch, ngược lại là phay thuận.

Mình được dạy rằng, nên đưa về phay nghịch trong mọi tình huống, vì bền dao và không gây va đập trong quá trình cắt, thực tế, mình thấy dạy thế là đúng.

Cảm ơn,
Chuyên gia bán dao mà còn lẫn lộn lung tung. Chả trách...!!!
Nói gì cũng vô ích, chỉ còn cách để mỗi người tự chiêm nghiệm:

1- Trình bày các lập luận trên với một bác thợ phay già kinh nghiệm nào đó. Bác ta mà không mắng cho một trận nên thân thì rustbolt xin đi đầu xuống đất!

2- Kiếm một cái máy phay "rơ rão" nào đó, gá dao, phôi đầy đủ rồi tự tay mình cho ăn "từ dày đến mỏng" (không dùng từ thuận nghịch gì nữa vì nhiều người cứ lẫn lộn lung tung, dễ gây hiểu lầm), cho chiều sâu cắt kha khá vào rồi tự tay mình quay vô lăng cho ăn dao bằng tay. Bạn nào không giật mình và vội vàng quay ngược vô lăng trở lại vì những tiếng va đập khủng khiếp cũng như cái bàn máy cứ rung lên bần bật thì rustbolt cũng xin... di chuyển trên mặt đất bằng cái đầu của mình!

3- Vẫn máy, phôi, dao, chiều sâu cắt, chế độ cắt như trên, thử cho ăn "từ mỏng đến dày" và tự rút ra kết luận cho mình.
 
Chuyên gia bán dao mà còn lẫn lộn lung tung. Chả trách...!!!
Nói gì cũng vô ích, chỉ còn cách để mỗi người tự chiêm nghiệm:

1- Trình bày các lập luận trên với một bác thợ phay già kinh nghiệm nào đó. Bác ta mà không mắng cho một trận nên thân thì rustbolt xin đi đầu xuống đất!

2- Kiếm một cái máy phay "rơ rão" nào đó, gá dao, phôi đầy đủ rồi tự tay mình cho ăn "từ dày đến mỏng" (không dùng từ thuận nghịch gì nữa vì nhiều người cứ lẫn lộn lung tung, dễ gây hiểu lầm), cho chiều sâu cắt kha khá vào rồi tự tay mình quay vô lăng cho ăn dao bằng tay. Bạn nào không giật mình và vội vàng quay ngược vô lăng trở lại vì những tiếng va đập khủng khiếp cũng như cái bàn máy cứ rung lên bần bật thì rustbolt cũng xin... di chuyển trên mặt đất bằng cái đầu của mình!

3- Vẫn máy, phôi, dao, chiều sâu cắt, chế độ cắt như trên, thử cho ăn "từ mỏng đến dày" và tự rút ra kết luận cho mình.
1. Mắng mình muộn thế !!! mình làm về dao cụ cũng khá lâu mà chưa bị ai mắng. Bác thợ già mắng thì mình nhận mắng, kính lão đắc thọ... hẹn bác thợ già lần sau đến sẽ trao đổi tiếp (nếu có thời gian)...

2. Mình thấy "ăn dao từ mỏng đến dày" thì có vẻ êm, nhưng sinh nhiệt nhiều - do biến dạng dẻo của phoi, và miết mặt sau của lưỡi dao...



Mình dịch dòng chữ to: Phay nghịch - kiểu phay được ưa dùng trong hầu hết các nguyên công phay

Nếu phay tinh mà phay kiểu " ăn từ mỏng đến dày", thì dao sẽ bị trượt, gây hiện tượng "nảy dao", bề mặt gia công sẽ xấu và mất chính xác...

3. Không thể cắt chế độ giống nhau ở các máy khác nhau... Mà mình không thích kiểu up-cut lắm, nên mình sẽ không thử

Cảm ơn ý kiến của bạn,
 
Last edited:
Mình dịch dòng chữ to: Phay nghịch - kiểu phay được ưa dùng trong hầu hết các nguyên công phay
Bằng chứng nữa cho lời anh Đông: Thông số Cut_type của hầu hết các phần mềm Cam (milling mode), giá trị default của nó luôn là Climb Cut (Down Milling) chứ không phải kiểu Conventional (Up Milling) đâu thưa Mr. rustbolt!
 
R

rustbolt

Vẫn còn lẫn lộn! Rustbolt phân tích kỹ hơn vấn đề này và xin được lắng nghe, cũng như sẵn sàng tranh luận với mọi ý kiến phản biện từ các bạn:

[
Khẳng định các khái niệm và định nghĩa[/B]
[
Down Milling[/B]
- Từ tương đương: Climb Milling, Phay thuận
- Nhận dạng: Chiều quay của dao cùng hướng với chiều tiến của phôi. Cần giải thích thêm, một cái là chuyển động quay, 1 cái tịnh tiến làm sao so sánh chiều? Thật ra là người ta xét vec tơ vận tốc dài của răng dao phay trong vùng cắt (Giống như cái vô lăng lái của xe hơi, khi người ta nói “đánh sang phải” thì mọi “bác tài” đều biết rất rõ là phải quay như thế nào cho đúng. Lẫn lộn là toi mạng!)
- Đặc điểm cắt: dao cắt vào phôi từ dày đến mỏng

B- Up Milling
- Từ tương đương: Conventional Milling, Phay nghịch
- Nhận dạng: Chiều quay của dao ngược hướng với chiều tiến của phôi.
- Đặc điểm cắt: dao cắt vào phôi từ mỏng đến dày


Hình minh hoạ dưới đây được trích trong một giáo trình dạy nghề phay:






C- Ưu nhược điểm của từng phương pháp
Như minh hoạ ở hình dưới đây, cũng như hình đầu tiên mà bạn Rieckecmann đã post





II - Nên dùng phương pháp nào?
Trước hết, câu phát biểu “nên đưa về phay nghịch trong mọi tình huống” của bạn Rieckecmann cần phải xem xét lại ở 2 khía cạnh:
- Bạn đã hiểu “phay nghịch” là “down milling” -> sai khái niệm
- Bỏ qua cái đó (cứ xem như đã đính chính lại cho đúng), nếu kết luận như vậy thì trên thực tế sẽ không tồn tại cả 2 phương pháp. Chẳng lẽ những người dùng phương pháp ngược với cách của bạn bị điên hết à?

[
Kết luận của rustbolt[/B]
Phương pháp phay thuận (Down Milling) tỏ ra ưu việt hơn trong nhiều trường hợp. Tuy nhiên, để áp dụng được nó, cần phải bảo đảm các điều kiện:
- Máy mới, cứng vững, bàn máy không rơ (đa số các máy CNC còn mới đáp ứng tốt)
- Hệ thống công nghệ (máy – gá – dao – chi tiết) cũng phải đủ cứng vững để chống va đập và rung động. Lưỡi dao từ… không trung bay xuống, bập một nhát dày vào phôi (như nông dân… cuốc đất vậy mà!), nếu hệ thống không đủ cứng vững sẽ gây ra rung động.
- Cũng với quan điểm trên, phay thuận thích hợp hơn với gia công tinh (chiều sâu cắt và lượng chạy dao nhỏ)
- Đặc biệt, bề mặt phôi không được dính cát hoặc chai cứng (đúc khuôn cát hoặc rèn dập). Nếu không, từ dao dỏm China cho đến dao xịn của Sandvik đều bị mòn khẩn cấp (nếu như may mắn không mẻ lưỡi cắt!)


Khi cảm thấy không hội tụ đủ các điều kiện nêu trên, người ta đành "bấm bụng" chấp nhận phương pháp phay nghịch (Up Milling). “Yếu đừng ra gió” là sự lựa chọn khôn ngoan! Cần nói thêm một chút, tuy các máy phay CNC (cũng như các máy phay thông thường mới nhập) đã được sử dụng khá phổ biến tại VN, nhưng đồng thời các máy phay già cỗi của thế hệ cũ vẫn ngày đêm miệt mài làm việc. Xin các bạn nhớ cho, chính thế hệ máy phay đời cũ này chiếm tỷ lệ áp đảo hiện nay tại VN chứ không phải là các máy xịn đời mới. Các bạn hãy chú ý câu khuyến cáo "Trong điều kiện của xưởng trường, chỉ dùng phương pháp phay nghịch" ở hình trên và tự lý giải.

Chuyên gia dao cụ nước ngoài, chuyên gia phần mềm CAM khuyến khích dùng Down Milling là “con mắt nhìn đời” của… Tây. Còn với Ta, hãy tỉnh táo nhìn nhận và tiếp thu có chọn lọc ý kiến của họ. Tự biết mình là hiểu biết lớn nhất của con người!
Cám ơn tất cả các bạn đã chịu khó đọc bài!
 
Top