phương án làm tăng độ cứng CT3 tốt nhất

Author
em đang thử nghiệm 1 số sản phẩm trên Ct3 nhưng về cơ tính của nó mềm quá nhờ anh em MES tư vấn cho nên chọn phương án nhiệt luyện nào tối ưu nhất về công nghệ cũng như giá thành
RẤT MONG ĐƯỢC MỌI NGƯỜI GIÚP ĐỠ.
THANKS!
 
H

hongmai

Ðề: phương án làm tăng độ cứng CT3 tốt nhất

Chào bạn
Bạn không nói rõ yêu cầu kỷ thuật, mục đích sử dụng của sản phẩm bạn đang thử nghiệm. tuy nhiên tôi gợi ý như sau:
Có thể dùng phương pháp tôi thấm carbon.
Nhiệt độ thấm từ 900 - 980 độ C, thời gian cho giai đoạn thấm chia làm 3 phần:
Phần 1: khoảng 60 phút, phần 2: khoảng 60 - 180 phút, phần 3 khoảng: 145 - 240 phút.
Nhiệt độ làm nguội 830 - 850 độ C. thời gian giử nhiệt tại ngưởng này khoảng 30 phút
Môi trường làm nguội: dầu(có quạt hoặc hệ thống khuếch tán trong bồn), nhiệt độ dầu khoảng 90 - 120 độ C.
Tùy vào độ cứng, độ sâu thấm mong muốn mà điều chỉnh cho phù hợp.
Trên đây là vài điểm chính, còn cụ thể thì phải tùy bạn có thiết bị như thế nào, thì mới viết ra chương trình xử lý nhiệt phù hợp được.
 
D

duongcvhut

Ðề: phương án làm tăng độ cứng CT3 tốt nhất

theo em bác nên sử dụng công nghệ tôi kết hợp thấm Cacbon!như trên nhung nhiệt độ cần xem lại!thấm CAcbon nhiệt độ tối đa cũng chỉ 950 C.nếu chỗ bác làm là phân xưởng thì có thể tham khảo công nghệ của cty dụng cụ cơ khí xuất khẩu!tôi thấm ở lò liên tục dùng metanol làm khí bảo vệ và môi truog thấm.thép CT3 thực tế có %C=0.21 nên thấm được bác ah!Đây là ý kiến của em
 
Ðề: phương án làm tăng độ cứng CT3 tốt nhất

Ngoài phương pháp thấm tôi như các bạn nói thì với thép Carbon ( CT3) các bạn có thể phun bi bề mặt để tăng cứng. Tuy nhiên phương pháp này ít dùng hơn.
 
Ðề: phương án làm tăng độ cứng CT3 tốt nhất

Một cách giải quyết khác là chế tạo lớp phủ có độ cứng cần thiết bằng một số phương pháp như mạ, phun phủ nhiệt (khí cháy, hồ quang điện, plasma, CVD, PVD, HVOF, cold spray ...). Mỗi phương pháp chế tạo lớp phủ đều có thế mạnh riêng. Ở Việt Nam, để sản xuất hàng loạt với giá thành không cao thì có Mạ điện hóa và Phun phủ Hồ quang điện. Phương pháp Mạ ứng dụng cho các chi tiết nhỏ, có hình dạng phức tạp còn Phun phủ hồ quang điện ứng dụng cho các chi tiết kích thước lớn, có thể thực hiện trực tiếp tại xưởng, tùy theo vật liệu phủ và việc xử lý sau khi phủ, độ cứng có thể lên tới 55-60HRC.
 
Top