Phương pháp TÁN KHÔNG ĐINH

Author
Trong một thống kê em vừa đọc thì trong các năm gần đây khả năng ứng dụng của hàn robot ngày càng thấp do người ta nghĩ ra phương pháp "tán không đinh" làm giảm hẳn khối lượng chi tiết so với hàn.Vậy các bác nào bít về phương pháp này có thể nói rõ cho em bít với a!:100::100:
 
T

tuanpv

Ðề: Phương pháp TÁN KHÔNG ĐINH

Để tiến hành ghép nối các tấm kim loại với nhau trong thực tế có rất nhiều phương pháp ví dụ như: hàn, ghép bằng đinh tán… nhưng những phương pháp trên có nhược điểm là sau khi hàn ta phải mài nhẵn và những tấm mỏng quá thì không thể hàn được...Vì thế phương pháp tán không đinh hay còn gọi là phương pháp ghép nối bằng biến dạng dẻo đã khắc phục được những hạn chế nói trên.Ghép nối bằng phương pháp biến dạng dẻo còn có thể ghép được những tấm không cùng vật liệu như: Al, Cu, thép…và nó được ứng dụng rất nhiều trong các ngành chế tạo ô tô, xe máy, máy bay…
Việc thực hiện phương pháp ghép nối bằng biến dạng dẻo có thể thực hiện bằng khuôn. Thực tế việc nghiên cứu phương pháp ghép nối không đinh tán khá phức tạp, có nhiều thông số ảnh hưởng đến quá trình này như: kích thước hình học của chày, cối; lực ghép nối; lực chặn; vật liệu tấm.Có hai dạng khuôn có thể thực hiện được phương pháp ghép nối biến dạng dẻo đó là: ghép nối trên khuôn đế bằng và ghép nối trên khuôn đế lồi.
Ghép nối trên khuôn đế lồi:


Ghép nối trên khuôn đế bằng:


Hình ảnh về mô phỏng quá trình ghép nối trên khuôn đế lồi:








Hy vọng với nhưng hình ảnh trên có thể giúp bạn hiểu thêm về phương pháp ghép nối bằng biến dạng dẻo.
 
Author
Ðề: Phương pháp TÁN KHÔNG ĐINH

Cám ơn bác Tuấnpv!Em đã hiểu hơn về phương pháp này,nhưng như vậy thì em thắc mắc không biết kích thước của chày thế nào vì như hinh vẽ trên thi bề mặt chỗ nghép nối sẽ rất ghồ ghề.Vậy thì khi tán người ta xử lý bề mặt thế nào ạ :45::58::58::58::58:
 
Top