Quy trình công nghệ gia công chi tiết dạng hộp

  • Thread starter quyenchampi
  • Ngày mở chủ đề
Q

quyenchampi

Author
Bác nào giúp em thiết kế thứ tự các nguyên công gia công chi tiết hộp, lỗ ba bậc thì bậc 1 và 3 lắp ổ lăn. bậc 2 không gia công. Mặt trước lắp ghép với phần vỏ khác, hai mặt đầu lắp nắp vỏ, 3 mặt còn lại không liên quan tới yêu cầu làm việc (nhưng vần gia công để đảm bảo thẩm mỹ).

Rất mong nhậnđược sự giúp đỡ của các pro.
 
Last edited by a moderator:
Ðề: Quy trình công nghệ gia công chi tiết dạng hộp

Bạn nên cho bản vẽ chế tạo có đầy đủ thông số kích thước, độ nhám, độ chính xác mới cho ra phương án gia công chứ. Mỗi hình 3D này làm được gì? Bạn định làm quy mô như thế nào? phôi ban đầu là gì?
 
Ðề: Quy trình công nghệ gia công chi tiết dạng hộp

Bác Khát nói đúng, lần sau nếu mà bạn muốn hỏi về quy trình công nghệ thì nên cung cấp thêm các thông số trên. Tuy nhiên có thể nói sơ qua để bạn dễ hình dung thế này: Chi tiết dạng này thường đúc trong khuôn kim loại, Lỗ bậc dùng lắp ổ lăn (có 5 CCX P0, P6, P5, P4, P2) trong chế tạo máy thưởng dùng CCX 0 và 6. Do vậy với cái lỗ này lắp ổ lăn (suy đoán D>80) bạn dùng tiện dọc với 3 bước: Tiện thô, bán tinh, tinh -> sẽ đạt được CCX tương ứng (Ra= 1,6-3,2 micromet). (Không cần phải doa). Còn các mặt đầu, yêu cầu bề mặt lắp ghép như thế nào (độ đảo, độ nhám..)mà có thể tiện mặt đầu (mâm cặp 4 chấu) hoặc phay cũng được, sao cho đạt được yêu cầu.
 
Q

quyenchampi

Author
Ðề: Quy trình công nghệ gia công chi tiết dạng hộp

Cho em hỏi một câu lan sang chủ đề khác vậy.
Trong sác công nghệ chế tạo máy viết là trong quá trình tiện một chi tiết, tiện hết một đầu rồi dừng máy, đảo đầu để tiện đầu kia, như vậy vẫn là một nguyên công. Vậy trong quá trình tiện, em vẫn giữ nguyên phôi, nhưng thay dao khác thì đó có phải là một nguyên công không? Hay là chuyển sang nguyên công khác rồi.
Trường hợp tiện trên máy doa ngang, nếu em dừng máy để chỉnh dao hoặc thay dao khác (có thể là dao tiện hoặc dao doa) thì vẫn là một nguyên công hay mỗi lần điều chỉnh hoặc thay dao là chuyển sang một nguyên công khác?
Rất mong nhận được sự giúp đỡ của các tiền bối!!!:18:
 
Ðề: Quy trình công nghệ gia công chi tiết dạng hộp

Cho em hỏi một câu lan sang chủ đề khác vậy.
Trong sác công nghệ chế tạo máy viết là trong quá trình tiện một chi tiết, tiện hết một đầu rồi dừng máy, đảo đầu để tiện đầu kia, như vậy vẫn là một nguyên công. Vậy trong quá trình tiện, em vẫn giữ nguyên phôi, nhưng thay dao khác thì đó có phải là một nguyên công không? Hay là chuyển sang nguyên công khác rồi.
Trường hợp tiện trên máy doa ngang, nếu em dừng máy để chỉnh dao hoặc thay dao khác (có thể là dao tiện hoặc dao doa) thì vẫn là một nguyên công hay mỗi lần điều chỉnh hoặc thay dao là chuyển sang một nguyên công khác?
Rất mong nhận được sự giúp đỡ của các tiền bối!!!:18:
Vẫn là một nguyên công thôi (nếu như việc thay dao cũng để gia công chỗ đó, chẳng hạn đang tiện lỗ, bạn dừng máy thay dao khác để tiếp tục gia công lỗ đó thì vẫn thuộc 1 nguyên công). Còn trường hợp khác như thay dao để gia công bề mặt khác thì xét đến nguyên công tiếp theo.
 

TAMAC

Active Member
Ðề: Quy trình công nghệ gia công chi tiết dạng hộp

Thường những hộp như thế này vật liệu bằng gang xám, đúc khuôn cát - đất sét hoặc Furran (căn cứ 2 lỗ định vị ở mặt trước dự đoán chi tiết khoảng <20kg), mặt phân khuôn sẽ đi qua đường tâm 3 lỗ do vậy các thành bên có độ côn thoát mẫu nên dùng phay để gia công. Lỗ 3 bậc thì bậc 1 & 3 lắp ổ bi chịu lực đường kính sẽ nhỏ hơn bậc 2, nên thiết kế bậc 2 đường kính lớn hơn để tiết kiệm vật tư, nhẹ hộp. Có thể thiết kế vai trục, bạc chặn, vòng hãm...để chặn bi khi đó lỗ bậc 1 & 3 sẽ thủng suốt dễ dàng khi gia công trên cùng 1 nguyên công.
 
Ðề: Quy trình công nghệ gia công chi tiết dạng hộp

tôi luôn sẵn sàng giúp đỡ các bạn. có quá nhiều người trong diễn đàn đòi hỏi này nọ và phụ thuộc sách vở quá nhiều, nào là bản vẽ phải như thế này thế nọ, viết phải có dấu. đối với tôi, điều đó k quan trọng, tôi biết được những gì tôi sẽ giúp. đừng đòi hỏi người ta quá nhiều khi thực sự người ta cần mình. nhưng đừng ai ỷ lại mà nên suy nghĩ
1. tôi sẽ trả lời về câu hỏi của bạn quyenchampi trước:
- bạn muốn trình tự gia công: ok
tôi nói sơ bộ qua, còn bạn sẽ tự chọn dao, tự làm các bước nhé. có gì khó chỗ nào ta lại bàn tiếp.
thứ nhất, bạn tạo phôi vuông: phay các mặt để ra khối vuông đó.
thứ hai: bạn có thể mài toàn bộ các mặt để lấy chuẩn và để đảm bảo độ không song song , vuông góc giữa các mặt
thứ 3 : bạn sẽ tiến hành tiện các lỗ 1,2,3 và lỗ mặt đầu. chú ý lỗ bậc 1,3 để lắp vòng bi thì bạn lên tiện để dư nhé
thứ 4 : bạn chuyển sang mài các lỗ bậc 1,3 đúng kích thước để lắp vòng bi
thứ 5 : làm các lỗ
xong
 
Top