Re: Khuôn đúc cao su.

H

hoang8081

Ðề: Re: Khuôn đúc cao su.

E Chào các a các chú! Công ty e moi chuyển từ một xưởng cơ khí nhỏ. Hiện nay bọn em đang thử nghiệm ép một số loại gioăng phớt cao su. Vì mới làm nên rất thiếu kinh nghiệm rất mong đc sự giúp đỡ của a các anh các chú trong 4rum. cam on các chú các anh!
 
Ðề: Re: Khuôn đúc cao su.

Nói chung là không thể áp dụng các công thức tính toán khuôn nhựa để dùng cho cao su.

Bởi vì với nhựa, người ta gia nhiệt cho tới khi vật liệu nóng chảy, rồi ép nhựa vào điền đầy lòng khuôn. Khuôn có nhiệt độ thấp hơn nên sau đó, vật liệu đông đặc lại, ta lấy sản phẩm ra. Trong khi đó, ngược lại với quy trình trên, người ta tạo ra các sản phẩm cao su đặc bằng cách đưa cao su "sống" vào khuôn với một lượng hơi dư, đóng chặt khuôn lại để cao su tự điền đầy (và phòi ra chút ít ba via qua các lỗ thoát khí) rồi làm nóng khuôn tới nhiệt độ lưu hóa cao su. Sau khi cao su trong khuôn đã được lưu hóa xong, người ta mở khuôn để lấy sản phẩm. Như vậy, người thiết kế khuôn lưu hóa các sản phẩm cao su dạng đặc không quan tâm tới "dòng chảy" của vật liệu nhưng lại rất quan tâm tới lực đóng khuôn, vị trí cũng như số lượng các lỗ thoát khí, và đặc biệt là điều kiện truyền nhiệt đồng đều, ổn định cho toàn bộ khuôn.

Sự khác biệt nữa là do có tính đàn hồi rất cao nên cao su có khả năng phục hồi lại hình dạng sau khi bị biến dạng dù là với mức độ rất lớn dưới tác dụng ngoại lực. Do vậy, khuôn lưu hóa không cần quan tâm tới độ dốc thoát khuôn, kể cả các hốc hầm ếch cũng không lo. Kiểu gì thì ta cũng tháo được sản phẩm ra khỏi khuôn một cách an toàn dù khi tháo, nó có bị biến dạng ghê gớm.

Do đặc tính kín khí và đàn hồi nên cao su rất thường được dùng để chế tạo ra các sản phẩm dạng vỏ rỗng, như các loại săm, lốp, ống. Các loại khuôn dạng này lại càng khác xa xo với khuôn nhựa. Để làm ra những sản phẩm dạng vỏ rỗng, người ta tạo hình sơ bộ cho bán thành phẩm sao cho gần giống sản phẩm, rồi cho vào khuôn và đóng chặt lại. Sau đó, bơm vào trong lòng bán thành phẩm một lượng khí hoặc hơi nóng hay nước nóng có áp suất khá cao đồng thời với việc tăng nhiệt độ cho khuôn. Khi kết thúc quá trình lưu hóa, người ta xả áp suất trong lòng sản phẩm ra rồi mở khuôn để lấy sản phẩm.

Thiết kế và chế tạo khuôn cao su là bí quyết của nhà sản xuất nên dĩ nhiên bạn chẳng thể tìm được tài liệu liên quan ngoài thị trường. Ngoài việc tính toán đến hệ số co ngót do dãn nở nhiệt khá giống khuôn nhựa, khuôn cao su còn tính tới sự biến dạng có lợi cho tính năng sản phẩm khi sử dụng sau này. Ví dụ, để một chiếc lốp có được các kích thước mong muốn khi sử dụng thì các kích thước của sản phẩm trong khuôn thường được làm rất khác, thế nhưng khi bơm lốp lên, nó vẫn sẽ có kích thước mong muốn và hơn nữa, có độ ổn định và bám đường tốt, ít mòn hơn so với việc làm i chang.
Bài của bác quá hay và ý nghĩa.Bác đúng là nhiệt tình với cộng đồng,thx bác

Không post bài như vầy nữa bác nhé, nên tham khảo lại Nội Quy :)
 
Last edited by a moderator:
N

niem77

Ðề: Re: Khuôn đúc cao su.

Chào cả nhà! tình cờ mình thấy có nhiều bạn quan tâm đến lĩnh vục này cũng hay lắm đó, vì nó có liên quan đến công việc hiện tại mình đang làm, mà thú thật thì mình nhát viết bài lắm. Mình có chút ít kinh nghệm trong lĩnh vực này, nếu bạn nào cần thì mình sẵn sàng chia sẽ. Mình có vài góp ý với bạn chổ này nhé!
Bạn không thể dùng các tính toán của khuôn ép nhựa cho nghành cao su được, bạn muốn làm khuôn cao su thì bạn phải hiểu biết về công nghệ cao su, thực ra thiết kế và gia công khuôn nghành cao su thì không khó mà nếu không hiểu công nghệ cao su thì bạn phải trả giá rất nhiều đấy! Nói chung là khuôn cao su thì đòi hỏi phải có nhiều kinh nghiệm làm nhiều và am hiểu tường tận công nghệ cao su thì bạn thực thi không khó.
Nếu bạn nào cần tư vấn hoặc giúp đỡ thì các bạn cứ liên lạc qua email: niem77@gmail.com
Mình sẵn sàng giúp đỡ các bạn hết khả năng.
 
H

huangfu

Ðề: Re: Khuôn đúc cao su.

Cho mình hỏi thêm vấn đề này với, :35:hiện tại công ty mình đang sử dụng các loại khuôn đúc săm lốp oto, xe máy, xe đạp:40:. Tuy nhiên có một điều bất tiện là sau một chu kỳ làm việc liên tục (10 ngày), thì anh em công nhân viên trong phân xưởng phải tháo các khuôn đúc xuống và vệ sinh bằng cách ngâm xút rồi dùng bàn chải đánh sạch các cặn bẩn bám trên khuôn. Việc làm này vừa tốn thời gian lại tốn công sức:102:. Thương anh em công nhân quá.
Các mem, ai có phương án giải quyêt tối ưu vấn đề này thì tư vấn cho mình với. Mình sẽ hậu tạ:57:.
Đây là thông tin của mình. email::5: huangfu301@gmail.com;:100: hp: 0905301177:67:
 
C

caocuong89

Ðề: Re: Khuôn đúc cao su.

Cho mình hỏi thêm vấn đề này với, :35:hiện tại công ty mình đang sử dụng các loại khuôn đúc săm lốp oto, xe máy, xe đạp:40:. Tuy nhiên có một điều bất tiện là sau một chu kỳ làm việc liên tục (10 ngày), thì anh em công nhân viên trong phân xưởng phải tháo các khuôn đúc xuống và vệ sinh bằng cách ngâm xút rồi dùng bàn chải đánh sạch các cặn bẩn bám trên khuôn. Việc làm này vừa tốn thời gian lại tốn công sức:102:. Thương anh em công nhân quá.
Các mem, ai có phương án giải quyêt tối ưu vấn đề này thì tư vấn cho mình với. Mình sẽ hậu tạ:57:.
Đây là thông tin của mình. email::5: huangfu301@gmail.com;:100: hp: 0905301177:67:
Hi anh..vấn đề này không khó lắm đâu.
cty của anh ở đâu? nếu có ở sài gòn thì mình có thể giải quyết được.
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Ðề: Re: Khuôn đúc cao su.

Cho mình hỏi thêm vấn đề này với, :35:hiện tại công ty mình đang sử dụng các loại khuôn đúc săm lốp oto, xe máy, xe đạp:40:. Tuy nhiên có một điều bất tiện là sau một chu kỳ làm việc liên tục (10 ngày), thì anh em công nhân viên trong phân xưởng phải tháo các khuôn đúc xuống và vệ sinh bằng cách ngâm xút rồi dùng bàn chải đánh sạch các cặn bẩn bám trên khuôn. Việc làm này vừa tốn thời gian lại tốn công sức:102:. Thương anh em công nhân quá.
Các mem, ai có phương án giải quyêt tối ưu vấn đề này thì tư vấn cho mình với. Mình sẽ hậu tạ:57:.
Đây là thông tin của mình. email::5: huangfu301@gmail.com;:100: hp: 0905301177:67:
Có một số cách làm sạch khuôn lưu hoá cao su, nhưng đều có chi phí cao, trong khi đó phần lớn điều này chỉ có tác dụng về thẩm mỹ ngoại quan sản phẩm nên ít nhà sản xuất các sản phẩm cao su thông thường dám áp dụng, trừ phi họ cần làm ra những sản phẩm có yêu cầu đặc biệt về độ bóng bề mặt và chính xác cao về hình dạng hình học.

Đầu tiên, hãy nghĩ đến việc dùng các đơn pha chế cao su ít bám bẩn và các dung dịch bôi lên khuôn để chống bám dính khuôn và tăng độ bóng cho cao su.

Cách làm sạch định kỳ như cậu mô tả, dùng dung dịch sút hoặc phun cát hiện nay là rẻ nhất. Tuy nhiên, cách này khá vất vả và cũng làm mất năng suất do phải tháo lắp và căn chỉnh khuôn khá tốn thời gian. Đó là chưa kể đến thời gian chờ nguội khuôn để tháo, thời gian và năng lượng gia nhiệt khuôn để chuẩn bị sản xuất trở lại. Thêm vào đó, sau một số lần đánh bóng và làm sạch thì khuôn cũng bị mòn và tạo ra pa-via trên sản phẩm nên có thể phải loại bỏ những bộ khuôn đã quá mòn, gây lãng phí không nhỏ.

Một cách tiên tiến hơn, là thay vì phun cát, ta dùng "súng" phun băng khô (CO2) nghiền mịn; băng khô khá cứng nhưng không đến mức như cát, nên khuôn ít mòn. Cách này không cần tháo khuôn ra khỏi máy lưu hoá vì băng khô tự bay hơi sau khi làm sạch khuôn. Cách này thường áp dụng đối với các loại máy và khuôn đắt tiền, tương đối nhỏ gọn nhưng khó căn chỉnh khuôn sau mỗi lần tháo lắp. Chi phí công nghệ này cũng khá cao, bao gồm tiền mua súng rất khủng khiếp và giá mua băng khô cũng không hề rẻ! Đã thế, cách này cũng có hạn chế vì khuôn cao su thường có các lỗ khoan thoát khí rất nhỏ, chúng hay bị tắc nên cũng vẫn thường phải tháo khuôn ra để khoan lại, chứ phun băng khô không giải quyết được.

Cách cơ bản hơn nữa là chế tạo khuôn bằng thép ít gỉ hoặc thép không gỉ. Những bộ khuôn làm bằng thép không gỉ và đánh bóng sẽ giữ được bề mặt sạch rất lâu, ngay cả khi cần làm sạch lại cũng rất dễ dàng và nhanh chóng. Với loại này, có thể chỉ cần dùng rẻ lau chấm một chút dầu diesel rồi lau nhẹ là khuôn lại bóng loáng.

Cách tiên tiến nhất là phủ lớp chống dính lên khuôn, kiểu như một số nồi nấu chống dính. Có một số công nghệ và vật liệu chống dính bền nhiệt và bền cơ mới được đưa vào áp dụng và hiệu quả khá kinh ngạc. Những bộ khuôn này hầu như không bao giờ phải lo làm sạch và chống gỉ, vì chúng không bao giờ bám bẩn. Nếu cậu muốn làm như vậy thì tớ sẽ giới thiệu đối tác cho, cậu làm chuột bạch xem sao!

***

Một Viện sĩ Nga có kể cho tớ nghe câu chuyện có thật như sau: Bạn ông ta, là một nhà vật lý bên quốc phòng, nghiên cứu được công nghệ phủ 1 lớp hợp kim rất mỏng và cực kỳ cứng lên đầu đạn súng bộ binh, khiến nó có thể bắn xuyên qua những tấm thép rất dày mà đầu đạn bình thường không thể xuyên qua được. Một ông bạn khác là giám đốc một nhà máy lốp ô tô đang đau đầu vì những bộ khuôn rất đắt của ông cứ mau chóng bị hư hỏng do mòn, vì thường xuyên phải phun cát làm sạch; ông ta muốn có cách gì đó để khắc phục vấn đề này. Thế là qua ông viện sĩ, nhà vật lý gặp ông giám đốc và họ ký với nhau một hợp đồng phủ lòng khuôn bằng thứ hợp kim chai cứng kia để chống mòn cho khuôn. Nhà vật lý hào phóng tuyên bố rằng ông ta sẽ phủ khuôn và cho nhà máy dùng thử 1 năm, cứ dùng và phun cát thoải mái, nếu hài lòng về khả năng chống mòn của lớp phủ thì mới thanh toán (thời bao cấp người ta chẳng thiết gì tiền nong!).

Bẵng đi mấy năm sau, ông viện sĩ mới gặp lại nhà vật lý và hỏi đã thanh toán tiền hợp đồng kia chưa, nhà vật lý đãng trí bấy giờ mới sực nhớ tới bản hợp đồng và lúc đó mới gọi điện cho ông giám đốc để hỏi han tình hình thế nào. Ông giám đốc thảng thốt xin lỗi vì đã quên bẵng câu chuyện nọ, ông gọi cho bộ phận quản lý khuôn để hỏi xem các bộ khuôn trước đây được phủ hợp kim bị mòn sau mấy lần phun cát. Họ trả lời rằng kỳ lạ làm sao, sau khi phủ hợp kim với ý đồ chống mòn thì chúng bỗng không hề bám bẩn nên từ đó đến nay không phải phung cát lần nào, tình trạng các bộ khuôn hoàn toàn tuyệt hảo.

Cậu chuyện khá thú vị, tiếc là các nhà khoa học Nga rất bàng quan tới tiền bạc, họ về hưu rồi là chẳng ai nghiên cứu và áp dụng tiếp nữa nên có lẽ công nghệ này đã bốc hơi mất rồi! Đây chỉ là một ví dụ nhỏ về tài năng của người Nga cũng như về sự lãng phí chất xám của họ.
 
Last edited:
Top