ren trong , ren ngoài

  • Thread starter thienbao_tkqn
  • Ngày mở chủ đề
T

thienbao_tkqn

Author
cho minh hỏi khi nào mình sủ dụng ren trong , khi nào sử dụng ren ngoài
Cảm ơn mọi người nhiều
 
B

BKM

Author
Không hiểu ý bạn định hỏi là gì nhỉ?
Nếu đơn giản chỉ là khái niệm thì có trong sách rồi mà. Ren ngoài là ren được hình thành ở mặt ngoài của chi tiết (ren của bulong chẳng hạn ấy), còn ren trong là ren được hình thành ở mặt trong của lỗ (như ren của đai ốc ấy) :).
 
Last edited by a moderator:

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Ờ, tớ cũng chưa hiểu cậu hỏi như vậy nghĩa là gì? Mỗi ghép ren bao giờ cũng có một chi tiết ren ngoài mà ta thường gọi là bu-lông hay vít, được lắp vào một chi tiết khác có ren trong mà ta gọi là ê-cu hoặc lỗ ren. Vậy thì luôn luôn phải dùng đồng thời cả hai loại này trong mọi mối ghép ren.
 
T

thienbao_tkqn

Author
ý minh là cùng một chi tiết khi mình tạo ren trong và khi ren ngoài thì tác dụng của mỗi loại như thế nào, độ chịu lưc của chi tiết trong mỗi trường hợp như thế nào
Mình cảm ơn các bạn nhiều
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Tôi hơi hiểu ý bạn, xin giải thích như sau:

Trong mối ghép ren, phải có bu-lông hoặc vít, chúng dứt khoát là phải có ren ngoài, chi tiết lắp với chúng phải có ren trong; chi tiết ren trong có thể là ê-cu hoặc làm lỗ ren trên một trong các chi tiết được bắt chặt. Không thể có lựa chọn rằng trên chi tiết đó cần làm ren ngoài hay ren trong, mà bắt buộc phải làm ren trong cho chúng.

Khi làm việc, các chi tiết ren ngoài là bu-lông hoặc vít chịu lực kéo nên cần tính bền kéo đứt cho thân của chúng, tính theo đường kính chân ren hoặc đường kính nhỏ nhất trên thân. Ngoài ra, khi xiết chặt hoặc tháo, chúng còn chịu lực xoắn, cũng phải tính bền xoắn theo đường kính chân ren hoặc đường kính nhỏ nhất trên thân.

Các đường ren chịu lực cắt, lực này có hướng dọc trục bu-lông. Do vật liệu biến dạng đàn hồi và sai số chế tạo nên dù chiều dài phần ren trong có lớn bao nhiêu thì phần làm việc chỉ bằng 0.5~0.8 đường kính ren. Bạn thấy ngay rằng nếu có làm ê-cu dày bao nhiêu cũng bằng thừa, vì chúng chỉ làm việc một đoạn ngắn mà thôi; vì thế, ê-cu hiếm khi dày hơn đường lính bu-lông. Để tính bền chân ren khi chịu cắt thì dùng diện tích tính bằng đường kính chân ren nhân Pi và nhân với 0,5~0,8 đường kính đỉnh ren bu-lông. Rõ ràng là cùng vật liệu thì ren của ê-cu khó hỏng hơn ren bu-lông trong một mối ghép vì đường kính chân ren trên ê-cu lớn hơn trên bu-lông 2 lần chiều cao ren.

Nếu bình tĩnh suy nghĩ, bạn sẽ thấy vấn đề này rất đơn giản và dễ hiểu.
 
Top