Author
Xin chào các bạn,
Mình là kĩ sư làm việc ở một công ty thiết kế và phát triển sản phẩm. Một trong số các đầu việc bên mình làm là dựng 3D sản phẩm có sẵn. Vì đặc thù các sản phẩm của bên mình làm có số lượng chi tiết khá lớn nên điều bắt buộc là phải tổ chức một đội ngũ các anh em đo dựng và sau đó assembly. Thời gian đầu làm việc, gặp một vài sự khó khăn khởi đầu do anh em mới, chưa có kinh nghiệm. Các lỗi thường gặp nhất là sai kích thước, biên dạng khiến việc assembly trở nên bất khả thi. Tuy nhiên sau khi đúc rút kinh nghiệm, anh em đã tiến bộ và làm ra các sản phẩm rất ok. Sau đây mình muốn chia sẻ một vài kinh nghiệm nho nhỏ để mọi người tránh được các lỗi team mình đã mắc phải theo từng role của các thành viên trong team.
1. Team leader
Team leader là một role quan trọng nhất trong một dự án đo dựng, bóc tách sản phẩm. Một team leader sáng suốt sẽ giảm được thời gian đo dựng 3D xuống mức tối thiểu. Thời gian thi công giảm đồng nghĩa với việc chi phí nhân công cũng giảm, gián tiếp góp phần làm tăng doanh thu, hạ giá thành bản vẽ. Thường teamleader sẽ là người assembly cuối cùng, vì họ là người bao quát toàn bộ sản phẩm cần đo dựng. Sau đây là một vài việc mà team leader cần làm để khắc phục các sai số của bản vẽ 3D.
Việc đầu tiên cần làm là thống nhất và truyền đạt về sai số cho phép của mỗi kích thước của chi tiết đang dựng, có thể là 90%, 95% hoặc cao hơn tuỳ vào yêu cầu chất lượng của khách hàng. Việc này sẽ giúp anh em có chuẩn để dựa vào và dựng 3D.
Điều thứ hai team leader cần làm là nhận định và phân loại vật cần dựng thành các cụm chi tiết, từ đó phân việc cho anh em ở dưới phù hợp với năng lực. Trong một đội ngũ đo dựng 3D, sẽ có người giỏi thiết kế kim loại tấm, có người giỏi surface, có người giỏi assembly,...team leader phải là người nắm được thế mạnh của từng "đồng chí" và phân việc cho phù hợp. Đối với các công ty nhỏ, chưa có đủ kinh phí để sắm cho nhân viên các máy chuyên về đồ hoạ, vẽ kĩ thuật, team leader cũng cần phải dựa vào cấu hình máy cá nhân của các thành viên để phân việc.
Thứ ba, team leader cần nhận định phần lắp ghép giữa các cụm chi tiết, từ đó truyền đạt xuống bộ phận để họ có thể giao tiếp và thống nhất kích thước với nhau. Khi team mình chưa có kinh nghiệm, việc hai cụm chi tiết không thể lắp lại với nhau xảy ra rất thường xuyên. Đương nhiên sau đó phải sửa lại, tăng thời gian thi công, tăng chi phí. Có thể lập các nhóm trưởng của từng cụm chi tiết khi mà chúng có sự tham gia của nhiều người. Nhóm trưởng này cũng có nhiệm vụ tương tự team leader - thống nhất kích thước lắp ghép giữa các part. Trong một sản phẩm hoặc một cụm chi tiết, luôn luôn có một chi tiết làm nền móng để xây dựng các chi tiết khác lên. Ở công ty mình, mình gọi chi tiết đó là "base". Team leader là người xác định các chi tiết này và chi tiết này sẽ được vẽ chính xác nhất để có cơ sở xây dựng các chi tiết khác.
Thứ tư, team leader cần tổ chức các buổi họp hàng ngày để tổng hợp thông tin và tăng cường tương tác trao đổi giữa các thành viên trong team. Từ đó giải quyết ngay các lỗi phát sinh trong quá trình đo dựng. Tạo tâm lý thoải mái và kết nối giữa các thành viên sẽ giúp công việc tiến triển trơn tru hơn.
Cuối cùng, cần tổ chức lưu trữ, quản lý bản vẽ hợp lý. Đặt tên file đo dựng theo tiêu chuẩn. Ví dụ như bên mình sẽ đặt tên theo sản phẩm và cụm chi tiết. Mọi người có thể tạo ra chuẩn riêng của team mình. Ngoài ra có thể tạo ra một cloud riêng để các thành viên có thể tương tác và kết nối với nhau hiệu quả nhất. Bên mình dùng nền tảng Google Sync. Có rất nhiều các nền tảng đám mây để sử dụng như Microsoft Outlook, Next Cloud,... Bên mình đã gặp trường hợp không biết ai đang giữ file đo dựng cuối cùng. Mỗi người nắm giữ một phần thông tin. Việc sử dụng cloud sẽ giảm thiểu tối đa rủi ro khi tương tác giữa các thành viên.
2. Thành viên
Team leader có nhiệm vụ và trách nhiệm vô cùng lớn, tuy nhiên họ không thể hoàn thành nhiệm vụ nếu những thành viên không thể thực hiện những yêu cầu mà họ đưa ra. Do vậy các thành viên cũng cần có một vài kĩ năng để giúp công việc được trôi chảy.
Điều đầu tiên các thành viên cần làm là phải thông suốt các yêu cầu của team leader đưa ra. Nếu có thắc mắc hoặc góp ý về cách chia bố cục, cần chia sẻ cho team leader và các thành viên khác để có hướng giải quyết và điều chỉnh phù hợp.
Thứ hai, sau khi nhận được các yêu cầu của team leader, các thành viên xác định những phần có khả năng cao phải sửa lại, sắp xếp câu lệnh, ràng buộc cho phù hợp. Nếu có phải sửa lại thì cũng sửa dễ dàng. Rất nhiều trường hợp sai ngay từ những lệnh đầu tiên khiến cho tất cả các lệnh phía sau lỗi, và bản vẽ chi tiết đó không thể sửa được nữa. Việc xử lý các lỗi phát sinh cũng cần linh hoạt, và điều này cần kinh nghiệm làm việc lâu dài. Các bạn hãy kiên nhẫn.
Thứ ba, các thành viên cũng cần phải cải thiện kĩ năng đo dựng của mình. Học tập thêm các tool, cài phím tắt vào bàn phím, chuột cũng giúp tăng tốc độ vẽ lên rất nhiều. Trong Solidworks có các công cụ vẽ nhanh rất hữu ích, mình sẽ chia sẻ trong các bài viết tiếp theo.
Thứ tư, giao tiếp. Giao tiếp giữa các thành viên trong team là điều vô cùng cần thiết. Mỗi người trong team sẽ giữ một phần thông tin nhất định. Và việc của các thành viên là tìm được phần thông tin mình cần ở đúng nơi. Kĩ năng giao tiếp, thông suốt thông tin giữa các nhóm, giữa các thành viên trong nhóm là kĩ năng cần thiết. Hãy chủ động đề xuất tổ chức các buổi họp nội bộ ngắn để bổ sung các phần thông tin mình thiếu.
Cuối cùng, các thành viên phải chuẩn bị cho mình tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt huyết trong công việc. Khi chưa có kinh nghiệm, việc phải sửa đi sửa lại một chi tiết khiến chúng ta cảm thấy vô cùng áp lực. Và việc dẹp bỏ cái tôi cá nhân và thay bằng "chúng tôi" sẽ giúp các thành viên tiến bộ lên rất nhiều.
Trên đây là các kinh nghiệm của mình sau một thời gian làm việc ở công ty mà mình muốn chia sẻ cho mọi người. Mình cũng mong muốn nhận được góp ý từ các bậc tiền bối, các đồng nghiệp để cải thiện bản thân đồng thời giúp team mình tiến bộ. Mong mọi người góp ý.
Cuối cùng bên mình nhận làm outsource phân tích sản phẩm, lên danh mục vật tư và đánh giá kết cấu, thiết kế - copy máy, gia công bóc tách bản vẽ. Nếu các bạn có nhu cầu, có thể liên hệ với bên mình qua email: dtanh.079@gmail.com hoặc hotline: 0825474020.
Mình là kĩ sư làm việc ở một công ty thiết kế và phát triển sản phẩm. Một trong số các đầu việc bên mình làm là dựng 3D sản phẩm có sẵn. Vì đặc thù các sản phẩm của bên mình làm có số lượng chi tiết khá lớn nên điều bắt buộc là phải tổ chức một đội ngũ các anh em đo dựng và sau đó assembly. Thời gian đầu làm việc, gặp một vài sự khó khăn khởi đầu do anh em mới, chưa có kinh nghiệm. Các lỗi thường gặp nhất là sai kích thước, biên dạng khiến việc assembly trở nên bất khả thi. Tuy nhiên sau khi đúc rút kinh nghiệm, anh em đã tiến bộ và làm ra các sản phẩm rất ok. Sau đây mình muốn chia sẻ một vài kinh nghiệm nho nhỏ để mọi người tránh được các lỗi team mình đã mắc phải theo từng role của các thành viên trong team.
1. Team leader
Team leader là một role quan trọng nhất trong một dự án đo dựng, bóc tách sản phẩm. Một team leader sáng suốt sẽ giảm được thời gian đo dựng 3D xuống mức tối thiểu. Thời gian thi công giảm đồng nghĩa với việc chi phí nhân công cũng giảm, gián tiếp góp phần làm tăng doanh thu, hạ giá thành bản vẽ. Thường teamleader sẽ là người assembly cuối cùng, vì họ là người bao quát toàn bộ sản phẩm cần đo dựng. Sau đây là một vài việc mà team leader cần làm để khắc phục các sai số của bản vẽ 3D.
Việc đầu tiên cần làm là thống nhất và truyền đạt về sai số cho phép của mỗi kích thước của chi tiết đang dựng, có thể là 90%, 95% hoặc cao hơn tuỳ vào yêu cầu chất lượng của khách hàng. Việc này sẽ giúp anh em có chuẩn để dựa vào và dựng 3D.
Điều thứ hai team leader cần làm là nhận định và phân loại vật cần dựng thành các cụm chi tiết, từ đó phân việc cho anh em ở dưới phù hợp với năng lực. Trong một đội ngũ đo dựng 3D, sẽ có người giỏi thiết kế kim loại tấm, có người giỏi surface, có người giỏi assembly,...team leader phải là người nắm được thế mạnh của từng "đồng chí" và phân việc cho phù hợp. Đối với các công ty nhỏ, chưa có đủ kinh phí để sắm cho nhân viên các máy chuyên về đồ hoạ, vẽ kĩ thuật, team leader cũng cần phải dựa vào cấu hình máy cá nhân của các thành viên để phân việc.
Thứ ba, team leader cần nhận định phần lắp ghép giữa các cụm chi tiết, từ đó truyền đạt xuống bộ phận để họ có thể giao tiếp và thống nhất kích thước với nhau. Khi team mình chưa có kinh nghiệm, việc hai cụm chi tiết không thể lắp lại với nhau xảy ra rất thường xuyên. Đương nhiên sau đó phải sửa lại, tăng thời gian thi công, tăng chi phí. Có thể lập các nhóm trưởng của từng cụm chi tiết khi mà chúng có sự tham gia của nhiều người. Nhóm trưởng này cũng có nhiệm vụ tương tự team leader - thống nhất kích thước lắp ghép giữa các part. Trong một sản phẩm hoặc một cụm chi tiết, luôn luôn có một chi tiết làm nền móng để xây dựng các chi tiết khác lên. Ở công ty mình, mình gọi chi tiết đó là "base". Team leader là người xác định các chi tiết này và chi tiết này sẽ được vẽ chính xác nhất để có cơ sở xây dựng các chi tiết khác.
Thứ tư, team leader cần tổ chức các buổi họp hàng ngày để tổng hợp thông tin và tăng cường tương tác trao đổi giữa các thành viên trong team. Từ đó giải quyết ngay các lỗi phát sinh trong quá trình đo dựng. Tạo tâm lý thoải mái và kết nối giữa các thành viên sẽ giúp công việc tiến triển trơn tru hơn.
Cuối cùng, cần tổ chức lưu trữ, quản lý bản vẽ hợp lý. Đặt tên file đo dựng theo tiêu chuẩn. Ví dụ như bên mình sẽ đặt tên theo sản phẩm và cụm chi tiết. Mọi người có thể tạo ra chuẩn riêng của team mình. Ngoài ra có thể tạo ra một cloud riêng để các thành viên có thể tương tác và kết nối với nhau hiệu quả nhất. Bên mình dùng nền tảng Google Sync. Có rất nhiều các nền tảng đám mây để sử dụng như Microsoft Outlook, Next Cloud,... Bên mình đã gặp trường hợp không biết ai đang giữ file đo dựng cuối cùng. Mỗi người nắm giữ một phần thông tin. Việc sử dụng cloud sẽ giảm thiểu tối đa rủi ro khi tương tác giữa các thành viên.
2. Thành viên
Team leader có nhiệm vụ và trách nhiệm vô cùng lớn, tuy nhiên họ không thể hoàn thành nhiệm vụ nếu những thành viên không thể thực hiện những yêu cầu mà họ đưa ra. Do vậy các thành viên cũng cần có một vài kĩ năng để giúp công việc được trôi chảy.
Điều đầu tiên các thành viên cần làm là phải thông suốt các yêu cầu của team leader đưa ra. Nếu có thắc mắc hoặc góp ý về cách chia bố cục, cần chia sẻ cho team leader và các thành viên khác để có hướng giải quyết và điều chỉnh phù hợp.
Thứ hai, sau khi nhận được các yêu cầu của team leader, các thành viên xác định những phần có khả năng cao phải sửa lại, sắp xếp câu lệnh, ràng buộc cho phù hợp. Nếu có phải sửa lại thì cũng sửa dễ dàng. Rất nhiều trường hợp sai ngay từ những lệnh đầu tiên khiến cho tất cả các lệnh phía sau lỗi, và bản vẽ chi tiết đó không thể sửa được nữa. Việc xử lý các lỗi phát sinh cũng cần linh hoạt, và điều này cần kinh nghiệm làm việc lâu dài. Các bạn hãy kiên nhẫn.
Thứ ba, các thành viên cũng cần phải cải thiện kĩ năng đo dựng của mình. Học tập thêm các tool, cài phím tắt vào bàn phím, chuột cũng giúp tăng tốc độ vẽ lên rất nhiều. Trong Solidworks có các công cụ vẽ nhanh rất hữu ích, mình sẽ chia sẻ trong các bài viết tiếp theo.
Thứ tư, giao tiếp. Giao tiếp giữa các thành viên trong team là điều vô cùng cần thiết. Mỗi người trong team sẽ giữ một phần thông tin nhất định. Và việc của các thành viên là tìm được phần thông tin mình cần ở đúng nơi. Kĩ năng giao tiếp, thông suốt thông tin giữa các nhóm, giữa các thành viên trong nhóm là kĩ năng cần thiết. Hãy chủ động đề xuất tổ chức các buổi họp nội bộ ngắn để bổ sung các phần thông tin mình thiếu.
Cuối cùng, các thành viên phải chuẩn bị cho mình tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt huyết trong công việc. Khi chưa có kinh nghiệm, việc phải sửa đi sửa lại một chi tiết khiến chúng ta cảm thấy vô cùng áp lực. Và việc dẹp bỏ cái tôi cá nhân và thay bằng "chúng tôi" sẽ giúp các thành viên tiến bộ lên rất nhiều.
Trên đây là các kinh nghiệm của mình sau một thời gian làm việc ở công ty mà mình muốn chia sẻ cho mọi người. Mình cũng mong muốn nhận được góp ý từ các bậc tiền bối, các đồng nghiệp để cải thiện bản thân đồng thời giúp team mình tiến bộ. Mong mọi người góp ý.
Cuối cùng bên mình nhận làm outsource phân tích sản phẩm, lên danh mục vật tư và đánh giá kết cấu, thiết kế - copy máy, gia công bóc tách bản vẽ. Nếu các bạn có nhu cầu, có thể liên hệ với bên mình qua email: dtanh.079@gmail.com hoặc hotline: 0825474020.