Sự khác biệt giữa lệnh G92 và nhóm lệnh G54

  • Thread starter mousenotail2208
  • Ngày mở chủ đề
Nếu vậy là chúng giống nhau sao? Em nghĩ phải có một sự khác biệt đặc trưng nào đó chứ? Dù sao cũng cảm ơn Bác!
Có sự khác biệt nhiều giữa G92 với G54. Về cơ bản thì G92 là sự thiết lập ngược gốc tọa độ gia công, tức là thay vì thông báo tọa độ điểm cắt theo gốc UCS hiện hành thì G92 làm chức năng ngược lại: Thông báo vị trí gốc UCS dựa vào vị trí điểm cắt hiện tại của điểm cắt so với gốc đó
Ví dụ : G92 X100. Y100. Z50. tức là điểm cắt đang ở vị trí (100, 100, 50) so với gốc UCS định thiết lập (UCS này sẽ được thiết lập khi gọi lệnh G92 như trên)
Không như G54 là gốc UCS tuyệt đối (vì được thiết lập theo gốc Home của máy), G92 chỉ lưu tạm thời, sẽ mất đi khi khởi động lại máy.
Có thể tớ nghĩ sai, nhưng ... bạn thử test lại xem. Chúc thành công
 

lddung

Chuyên gia cao cấp
Bổ sung chút về ứng dụng của G92 : Khi máy bị lỗi G54 hoặc không cài đặt được G54 thì dùng G92 X0. Y0. Z0. để xác định điểm gốc của chi tiết (thay đổi trực tiếp vào file .nc trước khi xuất ra máy ).Mình từng buộc phải làm thế với 1 con Fanuc 6M cổ lỗ sĩ...
 
B

bill2201

Author
Giữa G92 và G54, G55 ... có khác nhau chứ làm sao giống nhau được. G92 là khi chúng ta di chuyển hệ toạ độ đến điểm nào thì nó sẽ xác nhận tại đó có toạ độ của giá trị đó. Ví dụ: G92G90X5.0Y5.0 thì tại đó toạ độ của nó sẽ là X5, Y5. Thế nhé, chúc các bạn thành công
 
B

bill2201

Author
Có cần hay không dấu chấm

Các bạn à, dấu chấm cần có trong lập trình là thể hiện kích thước của toạ độ thôi. Nếu ta không xác nhận có dấu chấm máy vẫn chạy tuy nhiên kích thước sẽ không đúng tuỳ theo ta cài đặt hệ toạ độ của may. Ví dụ: bạn lập trình G01x50 máy sẽ hiểu là 50micromet, nếu bạn có thêm dấu chấm máy sẽ hiểu là 50mm. Đó là nguyên nhân dẫn đến máy của bạn chay chậm như rùa đấy. nhưng phải nho là tuỳ từng máy đấy nhé, có máy người ta cài đặt sẵn là mm thì có chấm hay không cũng thểs thôi bạn à.
 

lddung

Chuyên gia cao cấp
Giữa G92 và G54, G55 ... có khác nhau chứ làm sao giống nhau được. G92 là khi chúng ta di chuyển hệ toạ độ đến điểm nào thì nó sẽ xác nhận tại đó có toạ độ của giá trị đó. Ví dụ: G92G90X5.0Y5.0 thì tại đó toạ độ của nó sẽ là X5, Y5. Thế nhé, chúc các bạn thành công
Lâu lắm mới thấy anh Bill xuất hiện:3:. Em chưa hiểu ý anh "di chuyển hệ tọa độ" nghĩa là thế nào? Nếu là "di chuyển hệ tọa độ " thì hệ tọa độ gốc để nó tham chiếu là của máy , của phôi (G28 G54 ....) hay là hệ tọa độ gì
khác?! ( Anh di chuyển thì cũng phải xác định được là anh di chuyển tương đối so với cái gì không di chuyển , giống như G54 xác định được là căn cứ vào G28 của máy .):4:
 
Giữa G92 và G54, G55 ... có khác nhau chứ làm sao giống nhau được. G92 là khi chúng ta di chuyển hệ toạ độ đến điểm nào thì nó sẽ xác nhận tại đó có toạ độ của giá trị đó. Ví dụ: G92G90X5.0Y5.0 thì tại đó toạ độ của nó sẽ là X5, Y5. Thế nhé, chúc các bạn thành công
Em xin phép có í kiến thế này: G92 là chỉ ra tọa độ của điểm cắt hiện hành , để từ đó gốc tọa độ tạm thời được thiết lập, chứ không phụ thuộc vào bất kì hệ tọa độ nào trước đó, kể cả gốc Home. Do đó, tọa độ của nó là tương đối nên G90 ko có tác dụng gì cả Thêm nữa, G92 ko phải là một lệnh di chuyển, nó chỉ là lệnh thiết lập thôi Ví dụ thế này:(tiện & phay tương tự, ko tính đến G92 là chu trình) + Sau khi tiện đi một lớp vỏ thô bên ngoài phôi, dao cắt dừng lại (chỉ đc phép di chuyển theo phương Z), đo được kích thước phôi là 32.097 + Thực hiện trong MDI, G92 X32.097, bấm Cycle Start thì máy sẽ nhận ngay một gốc tọa độ là đường tâm của trục vừa tiện (trục Z), và điểm cắt của dao đang nằm tại vị trí X32.097 Những í kiến trên chỉ áp dụng cho dòng máy hệ Fanuc, ko phải cho tất cả các hệ đk khác Có gì ko phải, xin các bác bỏ quá cho
 

lddung

Chuyên gia cao cấp
Thực tế cho thấy bác Horton nói đúng! Với 1 số máy đời cũ không set được G54 thì buộc phải làm như vậy! Có điều G92 này chỉ tồn tại với 1 chương trình chứ không cố định cho dù khởi động lại máy như nhóm G54.
 
H

hvsinh

Author
Ðề: Sự khác biệt giữa lệnh G92 và nhóm lệnh G54

Hi all,

1. khác nhau giữa G92 và G54:
Dùng G92 X0 Y0 Z0: sẽ dịch gốc "0" của máy về tọa độ hiện thời của dao. Lúc này đây chính là điểm zero của máy. Các bạn có thể lập trình bình thường sau G92 với tọa độ máy là mới
Nếu trị số X Y Z khác 0 thì gốc "0" sẽ được dịch về 1 điểm nào đó mà tọa độ hiện thời của dao có giá trị theo bạn đặt ở X Y Z
Như vậy có thể coi G92 giống như 1 trị số offset gốc "0" cho toàn máy
Dùng G54: sẽ lấy giá trị X Y Z trong bảng làm giá trị offset so với gốc "0" của máy
Nếu dùng G92 trước rồi dùng G54 thì giá trị offset do G54 quy định là so với gốc "0" sau khi dịch chuyển bởi G92

Công thức: tọa độ lập trình + offset G54 + offset G92 = tọa độ tuyệt đối của dao

Có thể lấy 1 ví dụ:
N01 G0 X-1 Y-2 Z-3 ===> (-1,-2,-3)+(0,0,0)+(0,0,0)=(-1,-2,-3)
N02 G92 X0 Y0 Z0 ===> (0,0,0)+(0,0,0)+(-1,-2,-3)=(-1,-2,-3)
N03 G0 X10 Y20 Z-30 ===> (10,10,-30)+(0,0,0)+(-1,-2,-3)=(9,8,-33)
N04 G54 (giả sử bảng offset của G54 có X là 125, Y-100, Z-180)
==> (-115,110,150)+(125,-100,-180)+(-1,-2,-3)=(9,8,-33)
N05 G0 X10 Y20 Z30 ==> (10,20,30)+(125,-100,-180)+(-1,-2,-3)=(134,-82,-153)

Bạn chú ý sự biến đổi offset khi sử dụng G92 và G54 nhé

Lời khuyên: không nên sử dụng G92 vì nó làm thay đổi gốc "0" của máy. Hãy dùng G54 để thay thế

Trường hợp với các máy có hệ điều khiển cũ, không có G54 thì mới dùng G92

Một số bộ điều khiển (Fanuc, Mítu) thế hệ mới có thể không nhập vào G54 được là do các option của phần mềm điều khiển chưa bật, bạn có thể yêu cầu hãng sản xuất hỗ trợ - nếu không được có thể contact với tôi để bật lên.

Ghi chú: tôi dùng khái niệm "tọa độ của dao" ở đây thực ra là chưa chính xác vì còn bù dao theo chiều dài. Đúng ra là gốc "0" gá dao (chính là tâm lỗ côn trục chính). Tuy nhiên để đơn giản thì tạm chấp nhận như vậy

2. Dấu chấm thập phân: tất cả các hệ điều khiển đều cho phép thiết lập có hay không có dấu chấm thập phân (trừ 1 số hệ quá cũ). Mặc định đơn vị đo là micromet nên phải có dấu chấm thập phân mới có được đơn vị là mm nhằm tránh trường hợp lập trình sai
Bạn có thể thiết lập lại

Rgs,
 
Last edited by a moderator:
Ðề: Sự khác biệt giữa lệnh G92 và nhóm lệnh G54

Tôi vẫn thường dùng rất hiệu quả ,và gần như dùng hàng ngày,lệnh G92 cho các sãn phẩm có nhiều chi tiết giống nhau hay khi sãn xuất các sãn phẩm nhỏ mà ta có thể làm vài chục hay vài trăm cái trên một miếng vật liệu ở cùng một lần gá đặt. Với G92 chương trình sẽ rất ngắn gọn .Điển hình như cái này:



G92 chỉ đơn giản lấy tọa độ đang đi cùng dòng lệnh để lập gốc tọa độ mới.Đọc qua các bài trong topic này tôi thấy đã có ngô nhận vì cách dẫn giải hơi tối nghĩa của các quyển manual về gốc tọa độ mới này.

Các bạn theo dõi cẩn thận ví dụ nảy thì sẽ hiểu ngay về G92.

Chúng ta có sãn phẩm đơn giản như sau:



Sau khi dùng cam lập trình ,ta lại lấy mã NC để làm lại bãn vẽ,từ đây ta sẽ nghiên cứu bãn chất của G92.



Và chương trình thì như thế này:(tôi dùng post cho máy Fadal của Mỹ,vì Fadal dùng R thay vì I,J khi nội suy vòng tròn,như vậy dể hiểu hơn cho các bạn mới vào nghề.E1,E2,E3,E4 là G54,55,56,57)

N.001O1
(Fadal dùng Subroutine L thay vì Subprogram O của Fanuc)

Xem hình phóng đại bên trên để so sánh subroutine dưới đây


N1****** SUBS ******

N2L1100
N3X0Y0 ( vị trí số 1)
N4Z.1
N5G1Z0F20.
N6G41X.1768Y.4268F50. (đường số 2)
N7G3X0Y.5R0.25 ( cung dẫn vào số 3)
N8G3Y.5J-.5 (vòng tròn số 4)
N9G3X-.1768Y.4268R0.25 (cung dẫn ra số 5)
N10G0Z.1
N11G40
N12M17
N13M30


N14****** MAIN ******
N15G90T1M6
N16M1
N17G8
N18G0E1X1.Y-1.S7000M3 (đến tâm cùa vòng tròn thứ nhất theo tương quan E1 hay G54)
N19G0S7000M3
N20H1Z.1M8
N21G92X0Y0 (lệnh cho máy biết đây là tọa độ gốc mới )
N22L1101 (cắt vòng tròn này bằng sub 1100 và làm 1 lần )
N23G92X.8232Y-.5732 (Lại lập gốc mới,nhưng ở tại điểm này thì cách gốc tọa độ X.8232 Y -.5732)
N24X3.Y-1.(Từ gốc mới này di chuyển X3.,Y-1.)
N25G92X0Y0 (ở đây là gốc tọa độ mới )
N26L1101 (cứ vậy mà làm)
N27G92X2.8232Y-.5732
N28X5.Y-1.
N29G92X0Y0
N30L1101
N31G92X4.8232Y-.5732
N32X2.Y-3.
N33G92X0Y0
N34L1101
N35G92X1.8232Y-2.5732
.......
N52M9M5
N53G0G49H0Z0

N54E0X0Y0
N55T1M6
N56M2
%

Phóng đại hình vẽ lại từ G code thì sẽ thấy tọa độ ở hàng 23 được bôi đỏ chính là tọa độ của điểm cuối X.8232Y-.5732 của cung dẫn ra số 5 nếu tính theo tọa độ gốc của sãn phẩm (hay E1, hay G54 ).Câu lệnh này không có nghĩa là ở tại điểm đó hãy thiết lập tọa độ gốc mới,mà có nghĩa hãy thiết lập tọa độ gốc mới sao cho ở đây X.8232Y-.5732 Hay nói cách khác là hãy trở về tọa độ gốc của sãn phẩm.
Câu lệnh 24 sẽ di chuyển đến X3.Y-1. của gốc tọa độ mới ở câu lệnh 23 cũng chính là X3.Y-1. của Sãn phẩm (hay E1,hay G54) vậy.Câu lệnh 25 lại lập tọa độ mới ở đây rồi cứ vậy mà làm.

Khi lập trình bằng tay ,để tránh phải tính toán các điểm cuối của cung dẫn ra mà làm cho thêm phức tạp tình hình,hãy cho dao trở về vị trí khời đầu thì chương trình sẽ đơn giản rất nhiều.Lưu ý là vị trí khởi đầu này không nhất thiết phải là ở tâm vòng tròn mà có thể ở gần vòng tròn hay bất cứ chổ nào bạn muốn,miễn sao khi lập trình subprogram điểm đó phải được xác định.

Ví dụ trên lại được sửa như sau



Và chương trình trở thành :(bây giờ post cho G54 )

%
O0001(N)
G0G17G40G49G90G80
G91G28Z0
T1M6()
M1
G0G90G54X1.Y-1.S7000M3
G43H1Z.1M8
M98P6501
G92X1.Y-1.
G0X3.Y-1.
M98P6501
G92X3.Y-1.
.....
M9
M5
G0G49G80G90
G91G28Z0
G90G52X0
G91G28Y0
M1
T1M6
M30

O6501
G92X0Y0
G0X0Y0
Z.1
G1Z0F20.
G41X.1768Y.4268F50.D1
G3X0Y.5I-.1768J-.1768
X-.5Y0I0J-.5
X.5I.5J0
X0Y.5I-.5J0
X-.1768Y.4268I0J-.25
G1G40X-.1344Y.3844
X0Y0
G0Z.1
M99
%
Một số hệ control sẽ tự động đổi các giá trị của G52 trong bãn work offset theo lệnh G92 cuối cùng của chương trình,và như đã giải thích thì đây cũng là giá trị của G54. Như vậy tọa độ gốc của sãn phẩm (G54) sẽ không hề thay đổi,có chăng là G52 ,tức là vị trí cuối cùng của chương trình.Đôi khi vị trí này lại bất tiện cho thao tác nên cần thay đổi giá trị X trong câu lệnh được bôi đỏ ở cuối chương trình theo vị trí thuận tiện là không còn vấn đề.
(đang viết tiếp)
 

lddung

Chuyên gia cao cấp
Ðề: Sự khác biệt giữa lệnh G92 và nhóm lệnh G54

Chú SV ạ theo cháu thấy với các máy CNC đời mới và lập trình bằng CAM thì G92 gần như chả có ý nghĩa gì nữa .Khi đã dùng CAM rồi thì chỉ cần 1 gốc tọa độ duy nhất! Nếu các nhiều chi tiết giống hệt nhau trên 1 miếng vật liệu thì có thể vẽ dễ dàng trên CAD rồi dùng CAM với 1 G54 duy nhất , việc dùng G92 như vậy quả thực tự làm rắc rối vấn đề !
 
Ðề: Sự khác biệt giữa lệnh G92 và nhóm lệnh G54

Hi Dũng.
Chú không biết CAM của cháu ra sao,còn CAM chú dùng đều dịch ra G92 khi mình Multiply part.Với cách lập trình dùng G92 cháu chì cần chọn contour cho 1 cái đầu tiên,sau đó grid một phát là xong,cực kỳ nhanh.Mình không cần phải ngồi chọn hàng trăm cái contour.Ví dụ chú cho chỉ là cái đơn giản,nhiều cái rất phức tạp thì càng dể lầm lẩn khi phài chọn từng contour một.Kỹ thuật cao lại càng không nên làm từng cái một.
Chú giải thích kỹ nên thấy phức tạp như vậy.
Còn vài ứng dụng khác của G92,để chú sẽ viết tiếp sau.Bây giờ buồn ngũ quá rồi.
 

lddung

Chuyên gia cao cấp
Ðề: Sự khác biệt giữa lệnh G92 và nhóm lệnh G54

CAM của cháu dùng là Machinning Strategist (thuộc bộ VISI series ) cực kì năng suất và nhanh chóng trong việc gia công khuôn mẫu...Đặc biệt với chi tiết như của chú ,nếu muốn gia công tinh theo kiểu Contour thì chỉ duy nhất 1 lần chọn.Thời gian thực hiện lệnh chỉ chưa đầy 1 phút, nếu máy cấu hình mạnh thì chỉ mất thêm 1 2 phút để nó xuất ra đường dao và Gcode mà thôi! Không hề có G92 , chỉ có 1 G54 duy nhất . Nếu chú chưa tin thì có thể gửi bản vẽ chi tiết dạng .igs hoặc .stl cháu sẽ lập trình gia công và quay Video khi làm cho chú xem .:3: Nếu có thêm 1 vài chi tiết mà chú cho là khó để cháu mở rộng tầm mắt thì càng tốt nhé!
 
Last edited:

iPumpkin

<center><b>CAM Programmer</b></center>
Ðề: Sự khác biệt giữa lệnh G92 và nhóm lệnh G54

Ở xưởng mà cũng phải lập trình bằng tay hả bạn?!Trên thực tế mình thấy nếu khoan lỗ thì lập trình bằng tay năng suất hơn bằng máy tính, còn thì đại đa số không bao giờ lập trình bằng tay cả?Mình chỉ lập trình bằng phần mềm CAM (Machining trategist ) rồi truyền chương trình vào máy là ok.Chỉ cần chọn hệ điều hành (siemens , fanuc, ......) phần mềm sẽ tự xuất ra chương trình và chương trình thì chẳng bao giờ phải lo đên lỗi cú pháp như dấu chấm..cả!!:4:
hi lddung2010: lập trình bằng máy nhanh hơn cực nhiều đấy bạn. Nếu bạn gia công tấm khuôn dập hay khuôn nhựa bạn sẽ thấy cần khoan hằng trăm lổ. tuỳ phần mềm tuy nhiên nếu dùng Cimatron bạn có Automatic Drill, chỉ cần một cú nhấp chuột phần mềm sẽ tự động group các lổ cùng đường kính, cùng chiều sâu...do khi khoan lổ, các lổ này đều có kích thước tiêu chuẩn, trong các phần mềm đã có sẳn các chu trình khoan lập trình sẵn cho dãy lổ chuẩn, ví dụ lổ 20 dùng con M2 lấy tâm, con M18 khoan thô, con 20 khoan tinh. Chỉ cần attach các chu trình này vào các nhóm lổ - phần mềm tự động xuất ra G-code, năng xuất nhanh gấp hàng trăm lần lập trình tay.

G92 là offset hệ trục toạ độ, trước khi chạy phải đưa dao đến đây. G53-G59 là set hệ trục toạ độ. Thường dùng ví dụ khi gia công 2 hay nhiều chi tiết gá trên cùng một bàn gá. Cách dùng tương tự nhau.
 

lddung

Chuyên gia cao cấp
Ðề: Sự khác biệt giữa lệnh G92 và nhóm lệnh G54

Hồi trước tại công ty mình làm thì đều là các khuôn chính xác, giá thành và chất lượng rất cao, vì vậy để gia công lỗ sâu (VD lỗ D5 sâu 200..) không thể dùng phương pháp khoan mà là Cắt dây.Lỗ để xâu dây do các máy EDM chuyên dùng làm.Máy CNC chỉ gia công nhân khuôn mà thôi, việc khoan lỗ là vô cùng ít .Vì vậy khi làm 1 vài cái lỗ chỉ cần lập trình tay mà thôi. Đương nhiên hoàn toàn có thể khoan lỗ hàng loạt với hỗ trợ CAM và với các loại lỗ không yêu cầu độ chính xác cao..
 

iPumpkin

<center><b>CAM Programmer</b></center>
Ðề: Sự khác biệt giữa lệnh G92 và nhóm lệnh G54

Trong cơ khí quy định chiều sâu của một lổ tối đa = 5&6 lần đường kính, nếu lổ d5 thì sâu tối da là 30mm, vì dài hơn thì tâm mũi khoan không còn chính xác nửa. Khi đó phải chọn PP khoan và dụng cụ đặc biệt, khoan nòng súng là ví dụ kinh điển. Cái mà D5 sâu 200mm không thể gọi là ..'lổ' được bác ạ. Mình nghỉ chắc bác làm khuôn nhựa. khuôn dập trung bình một khuôn có ít nhất 30-50 lổ.
 
Ðề: Sự khác biệt giữa lệnh G92 và nhóm lệnh G54

CAM của cháu dùng là Machinning Strategist (thuộc bộ VISI series ) cực kì năng suất và nhanh chóng trong việc gia công khuôn mẫu...Đặc biệt với chi tiết như của chú ,nếu muốn gia công tinh theo kiểu Contour thì chỉ duy nhất 1 lần chọn.Thời gian thực hiện lệnh chỉ chưa đầy 1 phút, nếu máy cấu hình mạnh thì chỉ mất thêm 1 2 phút để nó xuất ra đường dao và Gcode mà thôi! Không hề có G92 , chỉ có 1 G54 duy nhất . Nếu chú chưa tin thì có thể gửi bản vẽ chi tiết dạng .igs hoặc .stl cháu sẽ lập trình gia công và quay Video khi làm cho chú xem .:3: Nếu có thêm 1 vài chi tiết mà chú cho là khó để cháu mở rộng tầm mắt thì càng tốt nhé!
Hào khí ngất trời !
Cháu thật là người đầy tự tin.

Machinning Strategist là thứ gì chú cũng chưa từng thấy qua,hic hic.Mấy cái này đắt tiền quá,mua không nổi.CAM của chú chắc thuộc loại rẽ tiền nên vẫn còn thích dịch ra G92.

Chú bỏ công viết về G92,mục đích chính là để nói rõ G92 đã tự cancel mình như thế nào.Dẩu sao đi nữa,khi đã đi làm ,người thợ sẽ giao phó mọi chuyện cho CAM.Nhưng khi còn đi học thì vẫn buộc phải trả bài rõ ràng cho ý nghĩa của từng câu lệnh.Cái này gọi là căn bãn.

Thêm vào đó ta giả sử có một sãn phẩm có 100 chi tiết giống nhau,mỗi chi tiết có biên dạng là 50 dòng lệnh,nếu không dùng G92 ắt phải có hơn 5000 dòng lệnh liên quan đến G54.Nhân thêm vài lần cắt thô rồi cắt tinh,rồi lại khoan,ta rô trên mỗi chi tiết con ây thì chương trình lên đến vài trăm ngàn dòng lệnh.Có lẽ cháu lai nói sẽ dùng DNC,nhưng không phải ai cũng có nhiều điều kiện vĩ đại như công ty của cháu.
Nếu dùng G92 sẽ có cơ hội dùng subprogram ,như vậy mỗi công đoạn chỉ cần 50 dòng lệnh cho biên dạng và 400 dòng lệnh gọi G92 ,tổng cộng 450 dòng.So sánh giửa 5000 dòng và 450 dòng ,người có máy với ít memory sẽ chọn cái nào vậy cháu ?

Chú định viết thêm vài kinh nghiệm trong lúc lập trình có liên quan đến G92 nhưng chắc không viết nữa vì thật sự là cụt hứng.

Về việc để cháu tự chứng minh bản thân,khỏi cần đi đâu xa.Sãn phẩm trong hình chụp của chú là một phần trong máy làm Wafer.Cái này bằng Polycarbonate.Đây là sãn phẩm làm với số lượng cao.

Nó dầy 3/8 inch và có vài trăm lổ 1/8 xuyên thủng.Khi khoan nhựa này thường hay bị phoi quấn ở đầu mũi khoan,sau đó phoi nóng chảy rồi đông cứng lại ở mũi khoan ,tiếp đó cục nhựa cứng này chà xát làm hư bề mặt vốn được yêu cầu không có một vết xướt nào.Đôi khi máy chạy xong chương trình ,mở máy ra thì thấy đã te tua.
Chỉ cần cháu giải thích rõ ràng về hiện tượng,nguyên nhân rồi đưa ra giải pháp khắc phục bao gồm cách lập trình .Sao cho khi chú bỏ tấm nhựa vào máy ,bấm nút xong bỏ đi chơi,lúc trở về mở máy lấy ra thành phẩm không hề khuyết tật.

Nếu cháu làm được như vậy thì chú tin cháu là thợ xịn mà không cần thử gì nữa.Nhớ đừng trả lời bâng quơ là dùng tốc độ cắt cho hợp lý nhé.
 
Last edited:

lddung

Chuyên gia cao cấp
Ðề: Sự khác biệt giữa lệnh G92 và nhóm lệnh G54

Ấy chết!:4: Cháu không có ý chứng minh năng lực hay gì cả đâu.Cháu mải "chứng minh" là không cần chọn nhiều biên dạng để chạy contour...không ngờ làm chú hiểu lầm. Về phần chế độ cắt khi gia công chất liệu nhựa PC thì quả thực chưa làm bao giờ, cháu sẽ tiếp tục suy nghĩ và học hỏi thêm trong thời gian tới.Mong chú tiếp tục trình bày và chia sẻ kinh nghiệm thực tế để mọi người cùng học hỏi và thao luận!
 

mrgiang99

Active Member
Ðề: Sự khác biệt giữa lệnh G92 và nhóm lệnh G54

Để em thử sức, mặc dù em không vận hành máy CNC.

Trước đây em có làm với POM và mi-ca (cast acrylic)

Chắc có nhiều cách, có thể phay từng lớp, mỗi lớp thì nhấc Z lên 1 lần, nhưng nếu không cần chính xác cao thì em dùng PECKING DRILL và dùng dung dịch tưới nguội xịt mạnh vaò !

Bác SV có nhiều kinh nghiệm, xin chỉ giáo để đàn em học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm.

Đây là post của em, là dân tay ngang, xin các bác đừng cười!:8::8::8:

 
Last edited:

iPumpkin

<center><b>CAM Programmer</b></center>
Ðề: Sự khác biệt giữa lệnh G92 và nhóm lệnh G54

Hào khí ngất trời !
Cháu thật là người đầy tự tin.

Machinning Strategist là thứ gì chú cũng chưa từng thấy qua,hic hic.Mấy cái này đắt tiền quá,mua không nổi.CAM của chú chắc thuộc loại rẽ tiền nên vẫn còn thích dịch ra G92.

Chú bỏ công viết về G92,mục đích chính là để nói rõ G92 đã tự cancel mình như thế nào.Dẩu sao đi nữa,khi đã đi làm ,người thợ sẽ giao phó mọi chuyện cho CAM.Nhưng khi còn đi học thì vẫn buộc phải trả bài rõ ràng cho ý nghĩa của từng câu lệnh.Cái này gọi là căn bãn.

Thêm vào đó ta giả sử có một sãn phẩm có 100 chi tiết giống nhau,mỗi chi tiết có biên dạng là 50 dòng lệnh,nếu không dùng G92 ắt phải có hơn 5000 dòng lệnh liên quan đến G54.Nhân thêm vài lần cắt thô rồi cắt tinh,rồi lại khoan,ta rô trên mỗi chi tiết con ây thì chương trình lên đến vài trăm ngàn dòng lệnh.Có lẽ cháu lai nói sẽ dùng DNC,nhưng không phải ai cũng có nhiều điều kiện vĩ đại như công ty của cháu.
Nếu dùng G92 sẽ có cơ hội dùng subprogram ,như vậy mỗi công đoạn chỉ cần 50 dòng lệnh cho biên dạng và 400 dòng lệnh gọi G92 ,tổng cộng 450 dòng.So sánh giửa 5000 dòng và 450 dòng ,người có máy với ít memory sẽ chọn cái nào vậy cháu ?

Chú định viết thêm vài kinh nghiệm trong lúc lập trình có liên quan đến G92 nhưng chắc không viết nữa vì thật sự là cụt hứng.

Về việc để cháu tự chứng minh bản thân,khỏi cần đi đâu xa.Sãn phẩm trong hình chụp của chú là một phần trong máy làm Wafer.Cái này bằng Polycarbonate.Đây là sãn phẩm làm với số lượng cao.

Nó dầy 3/8 inch và có vài trăm lổ 1/8 xuyên thủng.Khi khoan nhựa này thường hay bị phoi quấn ở đầu mũi khoan,sau đó phoi nóng chảy rồi đông cứng lại ở mũi khoan ,tiếp đó cục nhựa cứng này chà xát làm hư bề mặt vốn được yêu cầu không có một vết xướt nào.Đôi khi máy chạy xong chương trình ,mở máy ra thì thấy đã te tua.
Chỉ cần cháu giải thích rõ ràng về hiện tượng,nguyên nhân rồi đưa ra giải pháp khắc phục bao gồm cách lập trình .Sao cho khi chú bỏ tấm nhựa vào máy ,bấm nút xong bỏ đi chơi,lúc trở về mở máy lấy ra thành phẩm không hề khuyết tật.

Nếu cháu làm được như vậy thì chú tin cháu là thợ xịn mà không cần thử gì nữa.Nhớ đừng trả lời bâng quơ là dùng tốc độ cắt cho hợp lý nhé.


Nói G92 hay và chê G53-59 dở e là cần xem lại. Điểm cốt yếu của G92 là dao bắt đầu từ vị trí trước đó X,Y,Z của nó, như vậy khi gảy dao, hay cúp điện vị trí đó sure là bị mất. Không hiểu nói dùng G54 cớ gì lên đến 5000 dòng lệnh? có thể post lên mọi người mở rộng tầm mắt. Vì máy củ thường chỉ có G92 mà không có G54..59..Dùng G54-G59 thì chẳng ảnh hưởng gì đến dùng chương trình con cả.



Nếu dùng CAD/CAM tạo ra file NC-Code, phần lớn Post - Processor không dùng G92 mà chỉ dùng G54-G59. G92 là kiểu cổ điển, thích hợp cho trường phái bảo thủ với ..cái củ. DNC có gì là ghê ghớm đâu nhỉ ? Thậm chí từ băng đục lổ đến DNC giá thành chỉ 2-3tr đồng, thời buổi này mà còn dùng tay để lập trình máy CNC..e là quá lạc hậu. Chắc còn trong các trường và viện...Trong các bài viết về G92 và G53-59 bài của anh hvsinh là chuẩn nhất...các bạn cứ tham khảo là ok.
 
Last edited:

iPumpkin

<center><b>CAM Programmer</b></center>
Ðề: Sự khác biệt giữa lệnh G92 và nhóm lệnh G54

Hi Dũng.
Chú không biết CAM của cháu ra sao,còn CAM chú dùng đều dịch ra G92 khi mình Multiply part.Với cách lập trình dùng G92 cháu chì cần chọn contour cho 1 cái đầu tiên,sau đó grid một phát là xong,cực kỳ nhanh.Mình không cần phải ngồi chọn hàng trăm cái contour.Ví dụ chú cho chỉ là cái đơn giản,nhiều cái rất phức tạp thì càng dể lầm lẩn khi phài chọn từng contour một.Kỹ thuật cao lại càng không nên làm từng cái một.
Chú giải thích kỹ nên thấy phức tạp như vậy.
Còn vài ứng dụng khác của G92,để chú sẽ viết tiếp sau.Bây giờ buồn ngũ quá rồi.
Cái này dùng CAD/CAM cực kỳ đơn giản, chỉ program cho một cái, sau đó dùng transform copy hay Array toolpath của nó ra bao nhiêu cái dùng được. Đoán là chú lập trình bằng tay.
 
Last edited:
Top