Tài liệu Mechanica WF2- rất dễ học

  • Thread starter slab
  • Ngày mở chủ đề
S

slab

Author
Tài liệu 1: link trực tiếp
http://www2.cemr.wvu.edu/~feng/MAE244.ProE.Tutorial/Tutorial01_Basic.Modeling.pdf
http://www2.cemr.wvu.edu/~feng/MAE244.ProE.Tutorial/Tutorial02_Beam.Model.FEA.pdf
http://www2.cemr.wvu.edu/~feng/MAE244.ProE.Tutorial/Tutorial03_L.Rod.ModeL.FEA.pdf
Tài liệu 2:
http://www.me.cmu.edu/academics/courses/NSF_Edu_Proj/Wildfire_short_course/tutorials.htm
Chú ý: muốn học được thì phải bẻ khóa pro/mechanica nhé; hoặc mua bản quyền nó :4: Chứ không vô đặt lực được mà mô phỏng không được
Tớ làm theo cũng phan tích được cái dầm bị uốn cong; cũng hay ra phết:

________________________
 
Last edited by a moderator:
D

duckiem_tnut

Author
Có ai biết bẻ khóa phần mechanica trong Pro không chỉ em với. em muốn học phần phân tích này mà không học dc.
 
việc bẻ khóa thằng michanical thì rất dễ bạn chỉ việc chép file ***** pro michanical path vào trong file cai đặt sau khi chạy nó sẽ báo các file cần tìm rồi bạn vào folder cài đặt search file sau đó chỉ việc past file path vào trong cho đó rồi chạy còn không có thì thôi, khi nao thấy trong phần michanical co thể cho bạn đặt lực và các công cụ sáng lên là ok.
 
Slab tham gia tích cực nhỉ .Slab ơi mình đồng ý với bạn là Pro_mechanica rất mạnh trong đó còn có cả thiết kế theo độ nhạy cảm(Design Sensitive) Và tối ưu hóa thiết kế (Design Optimization) rất hay. Nhưng học về CAE không phải cứ làm theo sách hương dẫn là gán vật liệu , định nghĩa các ràng buộc liên kết , đặt tải , chia lưới ròi giải ra mấy cái đường đồng mức màu sắc về ứng suất , biến dạng ... là xong đâu. Để bài phân tích của cậu(mình đang nói đến phân tích ứng suất-biến dạng) sát với thực tế thì cậu phải lắm vững kiến thức về phương pháp phần tử hữu hạn , cơ học ứng dụng và thuộc tính cơ học của vật liệu.
 
S

slab

Author
Slab tham gia tích cực nhỉ .Slab ơi mình đồng ý với bạn là Pro_mechanica rất mạnh trong đó còn có cả thiết kế theo độ nhạy cảm(Design Sensitive) Và tối ưu hóa thiết kế (Design Optimization) rất hay. Nhưng học về CAE không phải cứ làm theo sách hương dẫn là gán vật liệu , định nghĩa các ràng buộc liên kết , đặt tải , chia lưới ròi giải ra mấy cái đường đồng mức màu sắc về ứng suất , biến dạng ... là xong đâu. Để bài phân tích của cậu(mình đang nói đến phân tích ứng suất-biến dạng) sát với thực tế thì cậu phải lắm vững kiến thức về phương pháp phần tử hữu hạn , cơ học ứng dụng và thuộc tính cơ học của vật liệu.
Bạn có vẻ am hiểu về phần này ghê! Các tín đồ của PRO-E thường chỉ giỏi về phần modelling; Rất hiếm người biết về CAE. Tôi thấy việc thiết kế ra các mô hình 3D mà ứng dụng được CAE để phân tích thì sẽ rất hay vì tối ưu hoá được thiết kế của mình. Tôi cũng thử đang tìm hiểu về phần này thôi; tất nhiên là phải nắm vững các môn học như Phần tử hữu hạn; Sức bền vật liệu; cơ học như bạn đã nói. Hi vong khi bạn tham gia diễn đàn này, trong tương lai tôi và các bạn cùng diễn dàn này có thể học hỏi nhiều từ bạn!
 
Ừ đúng rồi Slab à. Thực ra đàu tiên mình cũng nghĩ Pro_mechanica cũng bình thường thôi , như kiểu Cosmos trên Solidworks,hay các trương trình CAE tích hợp trên Catia ..v..v..Tuy nhiên khi mình đọc tài liệu đánh giá các phần mềm thiết kế cao cấp mình thấy họ nói Pro_mechanica vượt trội hơn hẳn . Thì khi đó mình mới tìm hiểu về Pro_mecchanica
và thấy nó quá tuyệt vời . CAE Pro/engineer simulation còn bán được nhiều link hơn cả Ansys/multiphysic cơ đấy.

Thiết kế theo độ nhạy cảm(Design sensitive) khá hay .Thuật toán như sau Trước hết cậu tiến hành một phân tích làm cơ sở sau đó cậu muốn khảo sát một thông số thiết kế (tức là biến thiết kế đó sẽ biến đổi a<=x<=b tức biến thiết kế x chạy từ a tới b với bước cộng thêm do cậu chọn ) thì ứng với mỗi bước thì Pro_mechanica sẽ phân tích dựa trên phân tích cơ sở cậu làm ban đầu. Kết quả Pro_mechanica sẽ đưa ra đồ thị của ứng suất max theo biến thiết kế (x) hay chuyển vị max theo biến thiết kế (x) dựa vào đó cậu chọn thông số thiết kế hợp lý nhất.

Còn thiết kế tối ưu hóa (Design optimization) thuật toán trong Pro_mechanica là: Trước hết cậu phải vào môi trường thiết kế định nghĩa các ràng buộc (hay còn gọi Parametric Design) Rồi cậu vào môi trường Pro_mechanica tiến hành một phân tích làm cơ sở tiếp đó cậu vào Design Optimization ở đây cậu cần khai báo 3 lọa biến để tối ưu . Biến thứ nhất là biến thiết kế Design Variables tức là biến thiết kế mà cậu vừa ràng buộc ở môi trường thiết kế , các biến này sẽ chạy theo bước lặp nó có vai trò rất quan trọng trong phân tích . Biến thứ 2 biến trạng thái Stated Variables mà nó là sự thay đổi tất yếu khi biến thiết kế thay đổi ở đây biến trang thái là ứng suất lớn nhất , và chuyển vị lớn nhất,nó có ý nghĩa để rang buộc thiết kế. Biến thứ 3 là hàm mục đích Objective Function nói lên mục đích thiết kế của cậu là gi ở đây hàm mục đích của cậu là giá thành sản phẩm nhỏ nhất tức là kích thước nhỏ nhất hay tương đương khối lượng sản phẩm là nhỏ nhất .

sau khi khai báo xong cau tiến hanh chạy phân tích cuối cùng kết quả sẽ cho bạn dữ liệu thiết kế núc này cậu chuyến sang thiết kế hoàn thiện sản phẩm.

Mình đã trình bày cho cậu hai thuật toán kha hay trong Pro_mechanica cậu cứ nghiên cứu đi có gì cùng các anh em khac cùng thảo luận chia sẻ kinh nghiệm cho nhau.OK
 
S

slab

Author
Hai khái niệm này mình được thầy Nguyễn Hữu Lộc giảng hồi năm 3 đại học (thầy có viết một quyển sách nói về cái này); hồi đó không hiểu gì cả; bây giờ đi làm mới hiểu hết! bạn viết hay lắm; tiếp tục nhé!
 
Ok Slab. Thực ra mình cứ nghĩ là học trên lớp thầy cũng nói sau này minh làm phân tích mới thấy rằng những lý thuyết các thầy dạy cũng là nguyên lý của các phần mềm CAE . Mà nghe có vẻ anh em ít tham gia vào topic nay nhỉ Slab sao một chủ đề hay như vậy mà ít người tham gia nhỉ. Bài toán minh viết còn đơn giản đó . Đi xa hơn những bài khó như bài toán biến dạng lớn SPD/ECAP có độ phi tuyến cao . Hay bài toán đa trường vật lý . Rồi bài toán đa pha ví dụ như cánh bơm ly tâm quay trong môi trường dầu . Hay phân tích khí động học mà cái đó phải làm trên Ansys dữ liệu thiết kế trên Pro/E ... Mình đang tìm hiểu thuật toán tối ưu hóa Cánh bơm ly tâm quay trong môi trường dầu mình mà khó quá . Lại phải đọc lại kiến thức về thủy khí đại cương...Mệt.
 
Ðề: Tài liệu Mechanica WF2- rất dễ học

Vừa rồi bận quá không lên mes được bây giờ mới có thời gian hôm nay mình viết baaaif tối ưu hóa thiết kế sử dụng Pro/Mechanica.
Đề bài dống của thầy DCL đã làm trên COSMOS tích hợp trên Solidworks đề bài như sau:Ta phải thiết kế dầm đỡ Palang 50000N dạng một chiếc e-ke dày 80mm.
BÀI LÀM
Bước 1: ta có bản vẽ Sketch :

Mô hinh 3D :


Bước 2: Ta tiến hành ràng buộc thiết kế đây là bước rất quan trọng trong tối ưu hóa các kích thước ràng buộc luôn liên quan tới nhau trong suốt quá trình tối ưu:


Bước 3: ta vào môi trường Mechanica để tiến hành phân tích:


Bước 4: Khai báo vật liệu. Properties-->materials:


Tiếp đó ta gán vật liệu:properties-->Material Asignment:


Bước 5: hạn chế 6 bậc tự do của mặt đã cho đây chính là mặt gắn chặt với tường
Insert --> Displacement constraint:



Tiếp theo ta gán tải trọng lên mặt đã cho có giá trị 50000N đây chính là mặt chịu tải của dầm. chú ý chiều của lực.
Insert --> Force/Moment Load:



Bước 6: như lý thuyết ở bài trước ta phải tiến hành một phân tích cơ sở cho quá trình tối ưu:
Analysis--> Mechanica Analyses/Studies--> F
->New Static



Sau khi hoàn tất phân tích cơ sở:


VIew kết quá phân tích cơ sở:Analysis-->Result:



Bước 7: Vào môi trường phân tích tối ưu hóa thiết kế:
Analysis--> Mechanica Analyses/Studies--> F
->New Optimization Design Study:


Bước 8 : Khai báo thủ tục tối ưu hóa:
Biến trạng thái MAX STRESS<90N/mm^2
Biến thiết kế : bề dộng 50<d0<100
bế dày 50<d4<150
Biến mục đích: min mass(khối lượng nhỏ nhất)


Sau khi khai báo xong ta tiến hành phân tích tối ưu Pro/Mechanica sẽ tiến hành phân tích lặp sau khi tối ưu hóa kết thúc ta nhận được kết quả tối ưu

Ta tiến hành VIEW kết quả tối ưu

Analysis-->Result



View kết quả chuyển vị:



View kết quả khối lượng tổng qua các bước lặp:




Một điều đáng chú ý là Pro/Mechanica Sử dụng phần tử P-Pass hỗ trợ đa thức sấp xỉ từ bậc 2 đến bậc 7 để điều khiển sự hội tụ của lời giải do vậy ta không quá quan tâm đến cách chia lưới trong Pro/Mechanica.


OK
 
Last edited:
Ðề: Tài liệu Mechanica WF2- rất dễ học

vỗ tay 3 lần tặng bạn phancuongbk2005
nói thật mình cũng đã từng viết bài post này nọ. phải nói rằng rất mất công và tâm huyết !
hy vọng thời gian sắp tới sẽ học hỏi ở bạn được nhiều hơn.
meslab rất cần những người tâm huyết như bạn.

bài sau, bạn có thể post bài phân tích lực ở các trục ở trong hộp giảm tốc nhé !
hộp giảm tốc gì bạn tùy chọn, 1-2 cấp cũng được. mình đang có ý định học pro E. đọc xong bài này mê rồi đấy !
 
Ðề: Tài liệu Mechanica WF2- rất dễ học

phân tích động lực học thì từ Pro Wildfire 3.0 đã có dạo này mình hơi bận cậu thầy Pro/E hay thì cố tìm hiểu , nhưng mà mình khuyến cáo Pro rất khó học ban đầu cậu không được nản nhé. Pro quá tuyệt đó. ok
 
Ðề: Tài liệu Mechanica WF2- rất dễ học

ừ mình đang có ý định học . dạo này bài vở cũng nhiều nên chưa tìm hiểu sâu.
trong diễn đàn có bài phân tích động lực học pro w3.0 rồi à. mấy hôm nay trên mình mất mạng hôm nay mới coi mail.
có gì thắc mắc mình sẽ hỏi bạn nhé. bạn cho mình biết email nhe. email của mình nè binh.kenken@gmail.com
chúc bạn làm tốt mọi việc.
 
Top