Tăng hành trình cần đẩy trong cơ cấu cam

Author
Khi thiết kế cơ cấu cam cần đẩy thường gặp yêu cầu tăng hành trình cần nhưng không được tăng hành trình cam. Lúc đó buộc phải tăng tối đa góc áp lực α (góc giữa phương chuyển động của cần và phương pháp tuyến tại điểm tiếp xúc của cần với mặt cam) (xem hình). Tuy nhiên α quá lớn sẽ gây kẹt cần đẩy. Theo giáo trình nguyên lý máy thì α không được quá 40 độ.



Có một cách giữ nguyên hành trình cam và góc áp lực α mà làm hành trình cần đẩy tăng gấp đôi: thêm biên dạng ở mặt đối diện của cam, thêm vào cơ cấu một cần đẩy phụ cố định làm cam di động theo phương chuyển động của cần chính.
Sau đây là các ví dụ áp dụng cho từng loại cam.

1. Cam tịnh tiến

Con trượt 1 trượt trên rãnh trượt ngang của thân cố định 2. Cam 3 (có biên dạng làm việc trên và dưới) trượt trên rãnh trượt đứng của con trượt 1. Cần 4 lắp cố định trên thân 2. Cần 5 trượt trong rãnh trượt đứng của thân 2. Khi con trượt 1 mang cam 3 di chuyển ngang, do tác động của cần cố định 4, cam 3 có thêm di chuyển theo phương thẳng đứng làm hành trình của cần 5 bằng 2h so với hình 1a.



Xem mô phỏng:
http://meslab.tv/2012/11/tang-hanh-trinh-can-day-trong-co-cau-cam/

2. Cam đĩa

Mâm cam 10 lắp trên trục 1 và quay cùng trục 1. Mâm này có rãnh cho con trượt 8. Con trượt có xẻ rãnh để trục 1 chui qua. Đầu con trượt có hai biên dạng cam tam giác nằm trong hai mặt phẳng khác nhau nên một trong chúng chỉ có thể tiếp xúc với con lăn 12 và biên dạng kia chỉ với con lăn 3. Con trượt 8 được giữ ở vị trí trên hình nhờ lò xo 9.
Trục con lăn 12 lắp trên thân cố định 11. Con lăn 3 cùng chi tiết 6 lắp vào cần 4 trượt trong rãnh trượt của thân 2.
Hành trình của cần 5 bằng chiều cao của biên dạng nhô hình tam giác của con trượt tiếp xúc với con lăn 3 và dịch chuyển của con trượt 8 trong rãnh trượt của mâm 10 sinh ra do tiếp xúc của con lăn 12 với phần nhô tam giác của con trượt nằm ở mặt phẳng khác (bằng 2h so với hình 1b).
Với cơ cấu cam thường muốn đạt hành trình như vậy của cần (để đạt vị trí trên cùng của con lăn là vòng tròn 5) thì phần nhô của biên dạng cam phải nhọn lên (đường chấm gạch 7), tức góc áp lực phải tăng lên.



3. Cam mặt đầu

Trục 1 quay liên tục. Cam mặt đầu 2 (có biên dạng làm việc cả ở mặt trên và mặt dưới) quay cùng trục 1 và di chuyển dọc trục 1 nhờ then trượt 3. Cần cố định 4 tiếp xúc mặt dưới của cam 2. Cần 5 (di trượt trong thân 6) tiếp xúc mặt trên của cam 2.
Khi cam 2 quay, do tác động của cần cố định 4, cam 2 có thêm di chuyển theo phương thẳng đứng làm hành trình của cần 5 bằng 2h so với hình 1c.




Xem mô phỏng:
[video=youtube_share;hSWResm3Iw0]http://youtu.be/hSWResm3Iw0[/video]

► Có thể vận dụng cách này đối với các cơ cấu cam cần quay.
 
Last edited by a moderator:
Author
Ðề: Tăng hành trình cần đẩy trong cơ cấu cam

Tôi có một số sách nói về cơ cấu cơ khí của Nga bằng tiếng Nga, tiếng Anh và tiếng Pháp xuất bản đã lâu rồi. Chúng khá dày nên khó số hóa. Nếu bạn cần một vấn đề cụ thể, ví dụ một loại cơ cấu nào đó, thì cứ cho biết, tôi sẽ tìm và nếu thấy thì sẽ scan gửi cho bạn.
 
H

huuloc1320

Ðề: Tăng hành trình cần đẩy trong cơ cấu cam

Tôi có một số sách nói về cơ cấu cơ khí của Nga bằng tiếng Nga, tiếng Anh và tiếng Pháp xuất bản đã lâu rồi. Chúng khá dày nên khó số hóa. Nếu bạn cần một vấn đề cụ thể, ví dụ một loại cơ cấu nào đó, thì cứ cho biết, tôi sẽ tìm và nếu thấy thì sẽ scan gửi cho bạn.

Cho mình hỏi về cơ cấu đẩy trong cơ khí đi bạn
 
Author
Ðề: Tăng hành trình cần đẩy trong cơ cấu cam

Bổ sung:

Hình 1: Cơ cấu gần giống cơ cấu số 2 trong bài viết trên. Ổ trục mang cam kép di chuyển được theo phương thẳng đứng trong khi vẫn nhận truyền động từ bánh răng có ổ trục cố định. Một cam tì vào chốt cố định ở dưới, một cam đẩy cần trên. Hành trình của cần trên tăng gấp đôi so với trường hợp chỉ dùng 1 cam.
Xem mô phỏng:
http://meslab.tv/2012/11/radial-cam/

[video=youtube;UlTxt0RGG84]http://www.youtube.com/watch?v=UlTxt0RGG84[/video]

Hình 2: Con trượt màu vàng có rãnh nghiêng 45 độ. Sống trượt màu xanh có rãnh nghiêng 45 độ theo chiều ngược lại. Thanh truyền màu cam có chốt ăn với cả hai rãnh. Di chuyển của con trượt màu xanh ngọc làm con trượt màu vàng di chuyển với hành trình dài gấp đôi so với khi không có rãnh nghiêng trên sống trượt màu xanh.
Xem mô phỏng:

http://meslab.tv/2012/11/s
-mechanism/



Hình 3: Cơ cấu này tuy không trực tiếp tăng hành trình của cần nhưng cũng làm được việc cùng bản chất là giảm góc áp lực trên biên dạng cam.
Cam chính màu hồng phải điều khiển cần lên xuống nhanh trong phạm vi góc quay 90 độ của cam. Việc đó khiến góc áp lực tại biên dạng cam điều khiển cần lên xuống quá lớn. Để khắc phục điều này có thêm cam phụ (màu xanh ngọc) quay nhanh gấp 4 lần cam chính (nhờ hai cặp bánh răng tỷ số truyền ½). Cắt bỏ phần biên dạng của cam chính ứng với góc 90 độ điều khiển cần lên xuống. Chốt của cần lắc màu cam có thể tì lên cả hai cam. Biên dạng cam phụ bảo đảm trong 1 vòng quay của nó cần lắc lên xuống đúng theo yêu cầu đã đặt ra đối với cam chính. Như vậy việc cần lên xuống nhanh được trải ra trên góc quay 360 độ của cam phụ, ứng với 90 độ của cam chính (360:4=90), với góc áp lực nhỏ hơn nhiều.
Xem mô phỏng:
http://meslab.tv/2012/11/cut-out-cam/


 
Last edited by a moderator:
Ðề: Tăng hành trình cần đẩy trong cơ cấu cam

Hi anh Thắng!
em muốn hỏi anh tí ạ. Em đang thiết kế một cơ cấu cam cần đẩy đáy con lăn, nhưng đang bị vướng ở phần thiết kế biên dạng. Em không tìm thấy tài liệu nói về lý thuyết đường bao để tìm ra được phương trình biên dạng cam, Sách của thầy Lạc thì chỉ thấy nói về phương pháp vẽ. anh có thể giúp em được không ạ. thanks!
 
Author
Ðề: Tăng hành trình cần đẩy trong cơ cấu cam

1. Một video mô phỏng cơ cấu tương tự cơ cấu số 3 (cam đĩa) ở bài đầu tiên.
Chú ý rằng cam đĩa màu hồng có lỗ dài (không tròn) nhờ đó khi quay, cam còn tịnh tiến, tăng hành trình đầu kẹp mà góc áp lực không bị tăng.

http://youtu.be/xGQjTeLqTq0

[video=youtube_share;xGQjTeLqTq0]http://youtu.be/xGQjTeLqTq0[/video]

2. Một cơ cấu rất hay:
Xem mô phỏng:
http://youtu.be/Y5mNeE00O58

[video=youtube_share;Y5mNeE00O58]http://youtu.be/Y5mNeE00O58[/video]

Với dạng rãnh cam đặc biệt (có phần khoét rộng rãnh) và hai con lăn trên cần, cơ cấu đạt 2 ưu điểm:
- Đóng kín hình học
- Hành trình cần lớn hơn cơ cấu một con lăn có cùng kích thước cam.
 
Last edited:
V

vanchikf

Ðề: Tăng hành trình cần đẩy trong cơ cấu cam

2. Một cơ cấu rất hay:
Xem mô phỏng:
http://youtu.be/Y5mNeE00O58

[video=youtube_share;Y5mNeE00O58]http://youtu.be/Y5mNeE00O58[/video]

Với dạng rãnh cam đặc biệt (có phần khoét rộng rãnh) và hai con lăn trên cần, cơ cấu đạt 2 ưu điểm:
- Đóng kín hình học
- Hành trình cần lớn hơn cơ cấu một con lăn có cùng kích thước cam.[/QUOTE]

cơ cấu rất hay nhưng khó chế tạo phần chuyển động quá. Cơ cấu này ngoài thực tế ứng dụng vào máy nào vậy nhỉ??
 
Top