Thắc mắc về thiết kế metal trong solid

manha3

New Member
Author
[/URL][/IMG]
bây giờ e đang muốn gập lên một cái hộp có kích thước là 100x100x70(mm) (kích thước phủ bì).vật liệu gấp là inox 201 dầy 1ly
e vẽ trong solid và xuất ra 2d như ảnh trên.
1)e thắc mắc là trên bản vẽ khi e lấy dấu để làm : với chiều dài là 100 thì e sẽ lấy dấu kích thước là 96. hay là lấy kích thước 98.36 như hình
2) đường xấn của lưỡi dao sẽ là đường nét đậm kích thước là 96. hay là đường nét đứt kích thước 98.36.
3) phủ bì của e là 100. nhưng theo bản vẽ như trên thì tại sao solid lại đưa ra cho e phủ bì là 100.7124 và với tấm tôn dầy 1ly thì r khi gập là 1 đúng ko các bác.
tthansk mọi người đã đọc bài của e
 

manha3

New Member
Author
Ðề: Thắc mắc về thiết kế metal trong solid

ai trả lời giúp e với ;(
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Ðề: Thắc mắc về thiết kế metal trong solid


bây giờ e đang muốn gập lên một cái hộp có kích thước là 100x100x70(mm) (kích thước phủ bì).vật liệu gấp là inox 201 dầy 1ly
e vẽ trong solid và xuất ra 2d như ảnh trên.
1)e thắc mắc là trên bản vẽ khi e lấy dấu để làm : với chiều dài là 100 thì e sẽ lấy dấu kích thước là 96. hay là lấy kích thước 98.36 như hình
2) đường xấn của lưỡi dao sẽ là đường nét đậm kích thước là 96. hay là đường nét đứt kích thước 98.36.
3) phủ bì của e là 100. nhưng theo bản vẽ như trên thì tại sao solid lại đưa ra cho e phủ bì là 100.7124 và với tấm tôn dầy 1ly thì r khi gập là 1 đúng ko các bác.
tthansk mọi người đã đọc bài của e
Khi ta uốn gập thép tấm có một chiều dày nhất định để tạo ra hình dạng mong muốn thì tại các đường uốn gập phải có một bán kính uốn thích hợp. Góc uốn có bán kính quá nhỏ có thể không thực hiện được, do kim loại bị bẻ gẫy hoặc cắt đứt trong quá trình gia công; bán kính quá lớn thì kết cấu bị yếu hoặc không thích hợp cho công năng sử dụng và còn ảnh hưởng cả tới tính thẩm mỹ nữa.

Cậu cũng cần lưu ý rằng khi tấm có chiều dày bị uốn thì phần lồi sẽ bị kéo dãn ra và phần lõm sẽ bị dồn ngắn lại, vì thế mà kích thước phôi và vị trí chấn sẽ không chẵn như sản phẩm.

Tùy thuộc vào tính chịu uốn (tính dẻo) của vật liệu mà ta có thể chọn bán kính uốn bằng 2~10 lần chiều dày. Ở trường hợp của cậu, với tấm inox dày 1 mm thì R = 2~5 là OK.

Tuy nhiên, do cậu chọn R=1 thì SW sẽ đưa ra kết quả như cậu đã thấy. Ở đây:

+ 96 là khoảng cách giữa 2 đường mà tấm tôn bắt đầu bị uốn (tức là chiều rộng của phần mặt phẳng giữa 2 mép uốn).

+ 98.36 là khoảng cách 2 đường lấy dấu để chấn,

+ 100.71 là khoảng cách giữa 2 đường kết thúc uốn, sau khi uốn thì cậu đo trên sản phẩm sẽ thấy nó đúng bằng 100.

Đảm bảo là kích thước sản phẩm vẫn đúng như cậu mong muốn, tức là 100x100x70.

Cậu có thể nạp các giá trị R khác và sẽ thấy các thông số nêu trên sẽ ít nhiều thay đổi, nhưng kết quả vẫn có cái hộp với kích thước phủ bì như cũ.
 
Last edited:
Top