Thấm và nhiệt luyên thép CT3

W4118

New Member
Author
Chào các bạn . Cho mình hỏi thấm C đối với thép CT3 ở nhiệt độ bao nhiêu là tốt nhất .
Nhiêt luyện thép CT3 ở nhiệt độ bao nhiêu thì đạt độ cứng cao nhất.:103:
Xin cám ơn .
 
Ðề: Thấm và nhiệt luyên thép CT3

Chào các bạn . Cho mình hỏi thấm C đối với thép CT3 ở nhiệt độ bao nhiêu là tốt nhất .
Nhiêt luyện thép CT3 ở nhiệt độ bao nhiêu thì đạt độ cứng cao nhất.:103:
Xin cám ơn .
Câu trả lời cho bạn w4118 cũng là kiến thức của MES FORUM được tôi lưu giữ và trân trọng từ 3 năm nay. Qua đây tôi cũng xin gửi đến các thành viên của diễn đàn, đặc biệt là các mod và ban cố vấn, đặc biệt của đặc biệt là NOVA, xem như món quà kỷ niệm và lòng biết ơn chân thành.
Trích dẫn:
(ngotau)

Thấm các-bon là quá trình làm bão hòa các lớp bề mặt của thép bằng các-bon. Tức là ta sẽ làm cho tăng hàm lượng các-bon tại bề mặt của chi tiết bằng thép.Mục đích cuối cùng là tăng độ cứng bên ngoài và giữ độ dai ở lõi.
Thông thường người ta thấm các-bon phổ biến cho thép các-bon thấp để làm việc dưới điều kiện mài mòn và tải trọng thay đổi, ví dụ ổ trục, thanh pít-tông, nắm tay cầm, cột...
Để thấm các-bon thì có nhiều kỹ thuật và công đoạn cụ thể nghiên cứu cho từng ứng dụng và chi tiết riêng biệt. Ở đây tôi nêu phương án sơ nhất.
Tiến hành thấm các-bon ở nhiệt độ trên 900-950 độ C. Càng ít các-bon trong thép thì càng cần nung nóng ở nhiệt độ cao. Dưới nhiệt độ này nguyên tử C bị hấp thụ lên bề mặt của thép và khuyêch tán vào các lớp bên trong. Kết quả của việc thấm các-bon cho ra đời các lớp bề mặt có 0,8-10% C, (tương đối cao). Mật độ các-bon cao cũng làm cho lớp thấm bị giòn đi.
Lưu ý là lớp thấm các-bon có mật độ các-bon không đều mà thay đổi theo độ dầy của nó. Càng sâu thì mật độ các-bon càng giảm so với các lớp bên ngoài. Liên quan đến vấn đề này, có thể đứng trên cách nhìn về cấu trúc, khi làm nguội chậm thì lớp thấm có thể chia làm 3 vùng:
-sau cùng tích, có cấu trúc từ peclit và xêmntit-2.
-cùng tích có cấu trúc từ peclit.
-trước cùng tích: peclit và ferit.


Tùy theo sách, người ta chia ra một vài phương pháp thấm các-bon. Theo tài liệu của tôi thì:
-Thấm trong môi trường rắn
-Thấm bằng bột
-Thấm khí
Ngoài ra để kiểm tra chất lượng thấm người ta còn nghiên cứu khuyết tật của sản phẩm thấm các-bon. Các vấn đề này khá dài và cần có thời gian để nghiên cứu.



(volga)

Tớ tìm thấy công thức như sau (dành cho các chi tiết nhỏ từ thép nghèo các bon):
1.Làm sạch chi tiết cần thấm các bon (Dùng giấy nhám đánh sạch
bề mặt và lau sạch bằng vải thấm xăng hoặc cồn)

2. Chuẩn bị hỗn hợp

Gồm 55% bột than củi (hay bồ hóng), 30% bột sô đa (Na2C03) hay BaC03,
15% bột natri oxalat ( Na2C204) cùng với nước vừa đủ tạo thành hỗn hợp bột sánh

3.Phết hỗn hợp này nên bề mặt chi tiết cần thấm các bon và để khô
(độ dày bao nhiêu không được đề cập đến ).

4. Cho vào lò nung ở nhiệt độ 900 -920 oC trong 2 - 2,5h

Độ dày lớp thấm đạt 0,7 - 0,8 mm.
Tất nhiên là tớ chưa từng làm bao giờ nhưng nêu có đk thì sẽ thử


(ngotau)
Theo phương pháp của volga đưa ra thì:Độ dày nó sẽ bằng 6-8 lần độ sâu cần thấm các-bon. Nhiệt độ nung thì mỗi sách có khác nhau chút trong khoảng trên dưới 1000 độ C, nhưng càng cao thì càng giảm bớt được thời gian, tức là tăng tốc độ thấm.

Volga: Ngoài ra còn một vài phương án khác :
Chuẩn bị hỗn hợp ( PP của ngotau)

1. Than củi + (20 - 25%) BaC03 hoặc Na2C03 + 3,5 - 5% CaC03
hoặc
2. Than đá( đã qua xử lí hoá cốc (nó gọi là nửa hoá cốc)) + (10-15%)BaC03 hoặc Na2C03 + 3,5 - 5% CaC03

Cho chi tiết vào thùng kim loại, thể tích của chi tiết chiếm khoảng 15 - 30% thể
tích của thùng, thể tích còn lại là hỗn hợp đã chuẩn bị trên. Đậy kín thùng cho vào lò đã có nhiệt độ ban đầu từ 600 - 700 oC, sau đó nung đến 930 - 950 oC
thời gian từ 4 - 15h ( tốc độ thấm khoảng 0,1mm /h).
Khi kết thúc quá trình nung, lấy thùng ra để nguội trong không khí cùng với
chi tiết bên trong.


NgoTau
Về thép Ct3 thì tôi đoán bạn nói là mác thép của Nga. Nếu đúng thép này thì ở chỗ tôi hiện đang nghiên cứu bimetall của nó, và người ta vẫn nung bimetall có chứa loại thép này (ở nhiệt độ 880 độ C) và làm nguội nhanh trong nước. Ngoài ra hiện giờ mình cũng đang ram (300, 500 và 700 độ C). Dĩ nhiên không tiến hành xử lý nhiệt riêng một cục sắt Ct3 nhưng khi nó ở trong bimetall vẫn có thể xem xét được cấu trúc của nó và xây dựng được đồ thị phân bố độ vi cứng. Độ vi cứng của thép này sau khi xử lý nhiệt như trên đạt khoảng trên 2,7 GPa (chỉ xem xét độ cứng của Ct3).

Kết thúc trích dẫn.
 
Top