Thấm xianua (thấm đồng thời cacbon và nitơ)

  • Thread starter kiban
  • Ngày mở chủ đề
S

saxonyvn

Author
Hiện tại thấm CN hầu như đã bị cấm trên toàn thế giới.
Anh này mang tiếng là thanh viên lão luyện mà nói không ổn. Căn căn cứ nào nói là cấm thấm CN trên toàn thế giới. Không những không cấm mà công nghệ này chưa thể thay thế được cho nhiều sản phẩm thấm.
Thực ra không nên dùng là thấm Cyanua vì đấy là tên gọi cổ điển, nên dùng thấm muốn, lỏng (salt bath nitriding, liquid nitriding) vì nó không thấm trong muối -CN mà trong một hỗn hợp mà đa phần là các muối Na2CO3, K2CO3, NaCL, NaCNO, KCNO và một chút KCN. Cái thành phần cuối là chất độc nhưng chỉ sinh ra trong khi thấm (nhiệt độ cao và có tác dụng của bề mặt thép). Chất này sẽ bám vào sản phẩm thấm chút ít và sẽ được trong hòa trong bể làm nguội / bể oxi hóa. Sau đó được rửa trong nhiều bể nước khác và khi sản phẩm ra ngoài sẽ không có chất độc.
Tôi nghĩ các bạn chưa thực sụ biết về công nghệ này mà chỉ qua sách vở nên chưa đánh giá đúng mức về nó. Trước đây muối thấm dùng chủ yếu là Cyanua (gốc -CN) và chưa dùng bể trung hòa cộng với việc xử lý chất cặn thải chưa tốt nên đúng là độc. Còn hiện nay người ta dùng gốc -CNO (không độc) và cho thêm chất Regenerator để tạo ra hàm lượng -CN cần thiết (<4% trong chất lỏng khi nhiệt độ lên cao) cho quá trình thấm. Chất cặn được cho vào thùng và nhà cung cấp sẽ lượm lại rồi cho xuống hầm lò (như lò khai thác than, quặng sau khi đã khai thác xong) và ở đó được xây kín lại (ở Việt Nam hay Trung Quốc thì chỉ dùng muối thấm, sau đó mang sản phẩm ra rửa và đổ nước vào cống thoát thì sao lại không độc!!!), hơn nữa mua muối về có biết là muối gì đâu, lại mua của TQ thì càng tệ.
Nói tóm lại, phân tích hết mọi khía cạnh thì cần viết nhiều, tôi chỉ lưu ý về cách thông tin sao cho chính xác để những bạn trẻ đang chập chững vào nghề sẽ không bị sai lệch. Còn nói về chất độc thì cũng cần biết thêm: NH3 là loại khí rất độc, giới hạn nguy hiểm của nó là MAK=14mg/m3), tuy nhiên vì có mùi và thường làm cay mắt nên trước khi thở giới hạn này người ta đã không chịu được rồi.
Anh bạn trẻ làm đề tài nên trao đổi với giáo cụ thể và nếu phân tích đuợc nhiều khía cạnh độc và không độc thì đề tài của em sẽ tốt. Em nên biết có những chi tiết của ôtô như một số bạc trượt (nhất là chịu mài mòn và ăn mòn hóa học, nghĩa là chỉ chú trọng nhiều đến lớp compound layer hay white layer) không dùng công nghệ nào khác ngoài salt bath nitriding đâu (nhanh, rẻ và đặc biệt tốt).
Em cần tham khảo thì tra từ khóa: liquid nitriding, salt bath nitriding, Tenifer, Tuffride, QPQ hay vào nhà cung cấp muối số 1 để hỏi www.durferrit.de hay tra từ khóa Durferrit nhé).
 

worm

Well-Known Member
Moderator
Anh này mang tiếng là thanh viên lão luyện mà nói không ổn. Căn căn cứ nào nói là cấm thấm CN trên toàn thế giới. Không những không cấm mà công nghệ này chưa thể thay thế được cho nhiều sản phẩm thấm.
Thực ra không nên dùng là thấm Cyanua vì đấy là tên gọi cổ điển, nên dùng thấm muốn, lỏng (salt bath nitriding, liquid nitriding) vì nó không thấm trong muối -CN mà trong một hỗn hợp mà đa phần là các muối Na2CO3, K2CO3, NaCL, NaCNO, KCNO và một chút KCN. Cái thành phần cuối là chất độc nhưng chỉ sinh ra trong khi thấm (nhiệt độ cao và có tác dụng của bề mặt thép). Chất này sẽ bám vào sản phẩm thấm chút ít và sẽ được trong hòa trong bể làm nguội / bể oxi hóa. Sau đó được rửa trong nhiều bể nước khác và khi sản phẩm ra ngoài sẽ không có chất độc.
Tôi nghĩ các bạn chưa thực sụ biết về công nghệ này mà chỉ qua sách vở nên chưa đánh giá đúng mức về nó. Trước đây muối thấm dùng chủ yếu là Cyanua (gốc -CN) và chưa dùng bể trung hòa cộng với việc xử lý chất cặn thải chưa tốt nên đúng là độc. Còn hiện nay người ta dùng gốc -CNO (không độc) và cho thêm chất Regenerator để tạo ra hàm lượng -CN cần thiết (<4% trong chất lỏng khi nhiệt độ lên cao) cho quá trình thấm. Chất cặn được cho vào thùng và nhà cung cấp sẽ lượm lại rồi cho xuống hầm lò (như lò khai thác than, quặng sau khi đã khai thác xong) và ở đó được xây kín lại (ở Việt Nam hay Trung Quốc thì chỉ dùng muối thấm, sau đó mang sản phẩm ra rửa và đổ nước vào cống thoát thì sao lại không độc!!!), hơn nữa mua muối về có biết là muối gì đâu, lại mua của TQ thì càng tệ.
Nói tóm lại, phân tích hết mọi khía cạnh thì cần viết nhiều, tôi chỉ lưu ý về cách thông tin sao cho chính xác để những bạn trẻ đang chập chững vào nghề sẽ không bị sai lệch. Còn nói về chất độc thì cũng cần biết thêm: NH3 là loại khí rất độc, giới hạn nguy hiểm của nó là MAK=14mg/m3), tuy nhiên vì có mùi và thường làm cay mắt nên trước khi thở giới hạn này người ta đã không chịu được rồi.
Anh bạn trẻ làm đề tài nên trao đổi với giáo cụ thể và nếu phân tích đuợc nhiều khía cạnh độc và không độc thì đề tài của em sẽ tốt. Em nên biết có những chi tiết của ôtô như một số bạc trượt (nhất là chịu mài mòn và ăn mòn hóa học, nghĩa là chỉ chú trọng nhiều đến lớp compound layer hay white layer) không dùng công nghệ nào khác ngoài salt bath nitriding đâu (nhanh, rẻ và đặc biệt tốt).
Em cần tham khảo thì tra từ khóa: liquid nitriding, salt bath nitriding, Tenifer, Tuffride, QPQ hay vào nhà cung cấp muối số 1 để hỏi www.durferrit.de hay tra từ khóa Durferrit nhé).
Muốn phản đối thì cũng nên phân biệt rõ ràng các khái niệm. Tuy cùng nhằm mục đích tăng cường N vào bề mặt thép để tạo lớp nitrid có khả năng chịu mài mòn, chống ăn mòn bề mặt cao nhưng khi sử dụng các hỗn hợp muối khác nhau thì mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường cũng khác nhau.
Khi sử dụng muối gốc CN (xyanua) để thấm thì mới gọi là thấm xyanua, do mức độ độc hại là rất lớn nên đã bị hạn chế sử dụng, thậm chí là cấm sử dụng ở nhiều nơi.
Nhưng khi dùng các hỗn hợp muối khác (không có gốc CN) thì đâu còn gọi là thấm xyanua nữa, và tất nhiên là có thể không bị cấm.
 
Top