thiết kế bánh răng trụ răng thẳng

Author
thưa các anh cho em hỏi là :hiện nay em đang làm bài tập về thiết kế bánh răng trụ răng thẳng . các anh cho em hỏi có khi nào khi chúng ta thiết kế mà "hệ số dịch tâm lại bằng 0 không ạ?" em cũng mới học nhưng mà thấy cái này em cũng chưa được hiểu sâu xa lắm. Đối với trường hợp này em phải làm gì ạ. em tính được Z1=27 và Z2=86 .yêu cầu bài là thiết kế với bánh răng 1 cấp .
học chưa hiểu nhiều mong các anh có thể giúp em chút
 
V

votinh

Có chứ bạn . Khi mà bạn lấy khoảng cách trục đừng bằng mô đun nhân với tổng số răng chia 2 thì bánh răng của bạn không cần dịch chỉnh.
 
Author
Có chứ bạn . Khi mà bạn lấy khoảng cách trục đừng bằng mô đun nhân với tổng số răng chia 2 thì bánh răng của bạn không cần dịch chỉnh.
bạn nói rõ hơn được không mình vẩn chưa hiểu đoạn này lắm! bạn nói là khoảng cách trục aw không bằng môdul nhân với tổng số răng chia 2 là sao? đấy chả phải là công thức tính lại khoảng cách trục sơ bộ mà mình cần tính sao?
khoảng cách trục lần 1 khi chưa tính là aw=115 mm
khi xác định thông số ăn khớp với Z1,Z2 tính được lại aw =113mm
. nhưng lúc đó em tính hệ số dịch tâm lại= 0 . Đây là điều em băn khoăn .vậy mong nhưng người có kinh nghiệm có thể giúp em được không ạ?
cảm ơn nhiều:57:
 

TYA

Well-Known Member
bạn nói rõ hơn được không mình vẩn chưa hiểu đoạn này lắm! bạn nói là khoảng cách trục aw không bằng môdul nhân với tổng số răng chia 2 là sao? đấy chả phải là công thức tính lại khoảng cách trục sơ bộ mà mình cần tính sao?
khoảng cách trục lần 1 khi chưa tính là aw=115 mm
khi xác định thông số ăn khớp với Z1,Z2 tính được lại aw =113mm
. nhưng lúc đó em tính hệ số dịch tâm lại= 0 . Đây là điều em băn khoăn .vậy mong nhưng người có kinh nghiệm có thể giúp em được không ạ?
cảm ơn nhiều:57:
thế thì người ta không theo được k/c trục thiết kế khi nào ?

đó là vd : aba'b' là các cặp ăn khớp aa' bb' mà lắp trên 2 trục. k/c trục tính ra bởi cặp aa'.

thông thường cặp bb' cũng cùng modul , thì cứ bb' có tổng sóo răng = cặp aa' là ok

>>vaans đề là cặp bb' có thể modul khác cặp aa' (miễn hỏi) ==> như thế k/c trục tính ra bởi aa' khác tính bởi bb' => phải dịch chỉnh ít nhất 1 cặp . ok??
 
bạn nói rõ hơn được không mình vẩn chưa hiểu đoạn này lắm! bạn nói là khoảng cách trục aw không bằng môdul nhân với tổng số răng chia 2 là sao? đấy chả phải là công thức tính lại khoảng cách trục sơ bộ mà mình cần tính sao?
khoảng cách trục lần 1 khi chưa tính là aw=115 mm
khi xác định thông số ăn khớp với Z1,Z2 tính được lại aw =113mm
. nhưng lúc đó em tính hệ số dịch tâm lại= 0 . Đây là điều em băn khoăn .vậy mong nhưng người có kinh nghiệm có thể giúp em được không ạ?
cảm ơn nhiều:57:
Việc đảm bảo khoảng cách trục cho trước thường dẫn đến việc phải dịch chỉnh bánh răng.Tuy nhiên với các đồ án chi tiết hệ dẫn động thì khoảng cách trục không nhất thiết phải dịch chỉnh để đảm bảo khoảng cách trục nếu sản xuất là đơn chiếc, dịch chỉnh để lấy khoảng cách trục tiêu chuẩn khi sản xuất loạt lớn hàng khối.
 
H

Hieu_ktcn

Thường thì với ĐA mà không yêu cầu khoảng cách trục cho trước, không yêu cầu dịch chỉnh để cải thiện điều kiện ăn khớp thì không cẩn để ý làm gì.
Với hộp giảm tốc 2 cấp đồng trục mới cần lưu ý khoảng cách trục của 2 bộ truyền là như nhau. Còn của bạn là HGT 1 cấp, ko có yêu cầu gì đặc biệt thì không cần quan tâm đến dịch chỉnh.
 
thế thì phải dịch tâm rồi,muốn không có dịch tâm thì khi chọn khoảng cách trục sơ bộ thế nào,khi tính được Z1 & Z2 nhân lại khoảng cách trục đúng bằng cái sơ bộ đã chọn thì mới không phải dịch chỉnh,với lại nên chọn cái Z1>30 răng mới nên chọn bộ truyền không dịch chỉnh . chúc thành công !
 
thế thì phải dịch tâm rồi,muốn không có dịch tâm thì khi chọn khoảng cách trục sơ bộ thế nào,khi tính được Z1 & Z2 nhân lại khoảng cách trục đúng bằng cái sơ bộ đã chọn thì mới không phải dịch chỉnh,với lại nên chọn cái Z1>30 răng mới nên chọn bộ truyền không dịch chỉnh . chúc thành công !
Trong bước tính chính xác mà bạn tính được khoảng cách trục đúng bằng khoảng cách trục sơ bộ thì mình phục bạn đây.Nếu bạn không lấy khoảng cách trục theo tiêu chuẩn mà lấy luôn kết quả trong bước tính chính xác thì bạn không cần dịch chỉnh. Tuy nhiên ngoài vấn đề đảm bảo khoảng cách trục thì dịch chỉnh còn các tác dụng tốt như sau:
Tăng được độ bền uốn khi dịch chỉnh dương
Tăng độ bền tiếp xúc ( bán kính cong tại tâm ăn khớp tăng)
Khắc phục được hiện tượng cắt chân răng khi số răng nhỏ.
Giảm được vận tốc trượt biên dạng do đó giảm mòn trong truyền động.

Các bác tính toán cứ quan tâm đến khoảng cách trục không mà không quan tâm đến ưu điểm của dịch chỉnh. :77:
 
Top